Vai trò của nhân viên công tác xã hội với trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn phường cẩm bình, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CAN THIỆP

1.1. Một số khái niệm công cụ

1.1.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội với trẻ tự kỷ

Vai trò công tác xã hội là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ với con người và để nâng cao an sinh xã hội. Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng gặp vấn đề khó khăn trong xã hội, đặc biệt trong nhóm đó có trẻ tự kỷ. Vậy công tác xã hội có vai trò gì đối với trẻ tự kỷ? để giải đáp cho câu hỏi này, trước hết phải bắt đầu từ công tác xã hội có những vai trò gì? Công tác xã hội có nhiều vai trò khác nhau chủ yếu thể hiện trong các vấn đề sau [6]:

- Củng cố an sinh xã hội thông qua việc cải thiện các vấn đề xã hội và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề cho cá nhân và cộng đồng.

- Trợ giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng, cũng như môi trường xã hội rộng hơn giải quyết và đối phó với khó khăn trong cuộc sống.

- Kết nối con người với các nguồn lực và hệ thống dịch vụ xã hội, cũng như việc thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính chất nhân văn.

- Thúc đẩy thực hiện và vận động chính sách hỗ trợ các nhóm yếu thế đẩy mạnh an sinh và công bằng xã hội.

- Tổ chức nghiên cứu các vấn đề xã hội nhằm cải thiện khung pháp lý và tăng cường dịch vụ đáp ứng phù hợp cho các nhóm đối tượng.

- Giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức và năng lực về giải quyết các vấn đề xã hội

Như vậy, công tác xã hội có rất nhiều vai trò khác nhau. Vận dụng những vai trò đó vào đối tượng cụ thể là trẻ tự kỷ và gia đình trẻ áp dụng vào luận văn này, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tiếp cận các nguồn lực, cụ thể như sau:

- Vai trò người xử lý dữ liệu: công tác xã hội tìm hiểu thông tin, dữ liệu về nhu cầu của các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ trên địa bàn phường Cẩm Bình xem hiện nay họ đang gặp khó khăn hay có nhu cầu gì từ đó lên kế hoạch trợ giúp để giúp họ giải quyết vấn đề.

- Vai trò tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ: công tác xã hội cung cấp các kỹ năng tập phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ; giúp các thành viên giải đáp những khúc mắc, vấn đề mà họ đang gặp phải ví dụ như những vấn đề xung quanh trẻ tự kỷ, áp lực khi con bị tự kỷ sau đó lên kế hoạch giúp họ có khả năng tự giải quyết khó khăn.

- Vai trò kết nối nguồn lực: công tác xã hội là trung gian tìm kiếm, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ tự kỷ và gia đình. Các nguồn lực này bao gồm cả nguồn lực bên trong và bên ngoài. Từ đó, có thể giúp cho trẻ và gia đình có cuộc sống tốt hơn.

- Vai trò biện hộ: nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người biện hộ hoặc vận động các nhà chuyên môn biện hộ, giúp đỡ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ về thủ tục hành chính, pháp lý để giải quyết các vấn đề của họ hoặc liên hệ vận động các cấp có thẩm quyền liên quan quan tâm giải quyết các vấn đề của trẻ tự kỷ và gia đình trẻ.

Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi đánh giá vai trò của nhân viên CTXH được thể hiện ở một số nội dung sau: đó là vai trò kết nối giữa các nguồn lực: về y tế, giáo dục, về tiếp cận chính sách, tư vấn tâm lý, qua đó nhằm hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ có thể giải quyết được những khó khăn đang mắc phải, được động viên, chia sẻ trong công tác hòa nhập cộng đồng cho trẻ.

1.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ trên địa bàn phường cẩm bình, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)