Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa doanh nghiệp

Quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Dựa trên tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng, nghiên cứu tập trung ba yếu tố sau: Nhà lãnh đạo; Nhận thức của nhân viên; Cơ chế, chính sách của tổ chức.

1.4.1 Lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp sinh ra và phát triển, khởi nguồn từ nhà lãnh đạo. Lãnh đạo là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa doanh nghiệp. Ngay từ khi sáng lập doanh nghiệp nhà lãnh đạo đã đề ra tầm nhìn cho doanh nghiệp, định hướng mục tiêu và hướng đi, xây dựng môi trường làm việc và các nguyên tắc cho tổ chức của mình. Qua đó mà lãnh đạo là người tạo ra những nét đặc trưng riêng cho nền văn hóa của doanh nghiệp thông qua việc truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, những tư tưởng giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, họ đã truyền đạt tới nhân viên những tư tưởng tình cảm tốt đẹp hướng con người ta tới những giá trị, mục tiêu đó. Vì vậy hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo ít nhiều sẽ được phản chiếu lên văn hóa của công ty. Những tham vọng, kì vọng và niềm tin của lãnh đạo dần được chia sẻ và thấm nhuần trong tổ chức và trở thành những giá trị chung cho nền văn hóa tổ chức.

Lãnh đạo gây dựng và nuôi dưỡng môi trường làm việc với những chuẩn mực văn hóa tiêu biểu, sẽ rất khó xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp của mình nếu như không bảo vệ được lợi ích mà nó đem lại. Khi triển khai ý tưởng kinh doanh, nhà lãnh đạo đã xác định và lựa chọn đường lối hoạt động, con đường phát triển, các nguyên tắc và những quy định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự chuẩn mực

trong hoạt động tổ chức được tạo nên từ sự lựa chọn, chấp thuận và đóng góp của nhân viên. Sự tương tác trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm sự tham gia của các chính sách quản trị, nhất là chính sách quản trị nhân lực, qua đó tạo nên một môi trường hoạt động mang phong cách riêng của doanh nghiệp. Đồng thời, những chuẩn mực được hình thành đó sẽ trở thành những tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn hành vi phù hợp trong doanh nghiệp.

“Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người quyết định các biểu tượng, ngôn ngữ ứng xử, nghi lễ... của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp” (Dương Thị Liễu, 2011, trang 273).

1.4.2 Nhận thức của nhân viên

Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá doanh nghiệp. Nhận thức của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự gắn bó và vun đắp cho doanh nghiệp.

Không phải tất cả văn hóa doanh nghiệp đều thuộc về văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền hay do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong tổ chức tạo dựng một cách vô thức hoặc có ý thức và được xem như là văn hóa tích lũy. Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị cơ bản nhất mà tất cả những thành viên trong doanh nghiệp cho là đúng và thống nhất thực hiện. Những giá trị này được các thành viên đem đến khi họ tham gia vào một hệ thống doanh nghiệp.

Theo thời gian các đặc điểm này được hình thành như những thói quen, thích nghi với môi trường của doanh nghiệp và không dễ dàng bị mất đi. Bởi vậy, hình thành nhận thức của nhân viên là một quá trình, rất khó để thay đổi nó và muốn thay đổi phải cần thời gian rất dài. Những nhân viên có nhận thức đúng đắn thì việc tuân theo những giá trị văn hóa đó, bảo tồn và duy trì nó cũng dễ dàng hơn. Từ đó, sẽ là tiền đề cho sự phát triển xây dựng văn hóa doanh nghiệp và sẽ trở thành động lực cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đó sẽ trở thành niềm tự hào của nhân viên khi

là một thành viên của tổ chức, vì họ được cống hiến và phát huy mọi năng lực của bản thân cho sự phát triển bền vững của tổ chức.

1.4.3 Cơ chế, chính sách của tổ chức

Cơ chế, chính sách của tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa doanh nghiệp của tổ chức đó. Cụ thể: cơ chế, chính sách quyết định nên môi trường làm việc thoải mái hay nghiêm ngặt, cách thức làm việc quy củ hay lộn xộn, đặc biệt nó có thể tạo động lực và cũng có thể áp lực trong công việc cho nhân viên. Phong cách làm việc của ban lãnh đạo đôi khi cũng bị phụ thuộc vào các cơ chế, chính sách của Ngân hàng. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo cũng cần chú trọng đến các quy định, quy tắc trong chính sách điều hành của hệ thống, làm sao để tạo được một môi trường làm việc thoải mái, tích cực, tạo động lực làm việc hiệu quả cho nhân viên nhưng vẫn tuân thủ các quy định của hệ thống tổ chức.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w