Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Sự thành công của một doanh nghiệp đến từ nhiều yếu tố khác nhau không chỉ có nguồn vốn hay công nghệ hiện đại mà còn được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong tổ chức. Con người đi lên từ tay không chứ không có việc từ tay không về văn hóa. Xuất phát điểm của một doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào việc nó được xây dựng trên nền tảng của văn hóa doanh nghiệp, phải có niềm tin triệt để và nhận thức sâu sắc đối với bản sắc văn hóa của tổ chức.

a) Đối với hoạt động quản lý

Văn hóa doanh nghiệp là công cụ, phương tiện qua đó nhà quản trị thực hiện công việc quản lý của mình. Văn hóa doanh nghiệp tham gia vào quy trình cải biến cơ chế quản lý, tạo sự uy tín và sức ảnh hưởng, giúp doanh nghiệp tự biểu hiện và khẳng định mình. Văn hóa doanh nghiệp không phải là một cái gì đó quá khắt khe như các quy chế, quy tắc hay kỷ luật mà đơn giản nó chính là bản sắc văn hóa của một tổ chức.

Dưới góc nhìn của quản trị kinh doanh hiện đại, nếu quản lý doanh nghiệp, tổ chức bằng quyền lực, mệnh lệnh thì gọi là “cai trị”. Còn dùng quy chế và văn hóa

thì gọi là “quản trị”. Điều đó có nghĩa khi nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp và quản lý nhân viên bằng các quy chế, quy tắc và kỷ luật khắt khe hay đe dọa, gây sức ép, bắt buộc đối với nhân viên đều chỉ có giá trị nhất thời, gây ra tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng. Ngược lại nếu biết dùng quy chế và văn hóa trong cách thức quản lý sẽ tạo được niềm tin và sự khâm phục của nhân viên, từ đó nhân viên sẽ xem doanh nghiệp giống như ngôi nhà thứ 2 của mình. Từ đó mỗi nhân viên sẽ hiểu và cùng chia sẻ hoài bão, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp, chung sức chung lòng chiến đấu cho sự phát triển và trường tồn của doanh nghiệp.

Khi đã có được văn hóa doanh nghiệp thì sức ép về quản lý của ban lãnh đạo sẽ được giảm đi nhờ sự chia sẻ của cấp dưới. Các nhân viên lúc này sẽ tự biết điều hành và phát huy tính sáng tạo, nhạy bén trong những tình huống khó khăn. Trong một môi trường tổ chức mà mọi người đều tham gia chia sẻ, gắn kết với nhau thì các lãnh đạo không cần quản lý nữa. Đó chính là một phương diện quan trọng của quản lý theo văn hóa và quản lý bằng văn hóa.

b) Đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn.

Tạo động lực: Văn hoá doanh nghiệp có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên của doanh nghiệp: yếu tố quyết định đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt. Sự khích lệ này phát huy được tính sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức, là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển của tổ chức. Tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng, mong muốn làm việc của nhân viên còn chịu tác động của các động cơ khác như ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc, mục tiêu của họ với mục đích của doanh nghiệp, họ cảm thấy giá trị của công việc và sự cam kết an toàn trong công việc. Văn hóa doanh nghiệp lúc này rõ ràng có vị trí rất lớn ở đây. Xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, tích cực sẽ giúp gia tăng sự tương tác và tính

sáng tạo trong nội bộ nhân sự, tạo động lực cho các nhân viên thêm gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

Phối hợp và kiểm soát: Văn hóa doanh nghiệp giúp thu hút nhân tài, củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn bó của người lao động. Một doanh nghiệp có nền văn hóa tốt sẽ thu hút được nhân tài và củng cố được lòng trung thành của công chúng, tạo được sự ấn tượng và niềm tin trong lòng của khách hàng và nhân viên. Đây là một điều đặc biệt không thể đánh đổi bằng các giá trị vật chất. Làm sao để có được một nền văn hóa đi vào lòng công chúng, đó phải là cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực của tất cả thành viên trong doanh nghiệp đó.

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi của nhân viên bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét. Tiền lương không phải vấn đề duy nhất mà một nhân viên suy xét khi làm việc tại một tổ chức, nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng khẳng định bản thân thăng tiến trong tương lai. Một doanh nghiệp xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp các nhân viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong tổ chức, họ làm việc vì mục đích, mục tiêu chung.

Giảm rủi ro trong công việc: Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, khích lệ tinh thần đổi mới và sáng tạo trong cách thức làm việc, các chiến lược cho hoạt động kinh doanh. Sự quan tâm lẫn nhau giúp xoá bỏ rào cản giao tiếp và tăng sự tương tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra cảm giác gắn bó và muốn giúp đỡ nhau hơn, hạn chế sai sót trong quá trình làm việc

cùng nhau. Khi nhà lãnh đạo thấu hiểu được nhân viên của mình, biết cảm thông và chia sẻ khó khăn với nhân viên sẽ giúp tăng năng suất trong hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng đạt được từ đây. Môi trường làm việc hướng tới sự an toàn giúp cải thiện kỹ năng quản trị rủi ro của cả nhà lãnh đạo và nhân viên, hạn chế được tối đa phát sinh ngoài ý muốn.

Xây dựng khối đoàn kết và giảm sự xung đột trong tổ chức: Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hoá nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hoá trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên của doanh nghiệp lại với nhau. Nhìn chung, yếu tố con người đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của tổ chức, do đó việc xây dựng được một môi trường làm việc tích cực mà ở đó các thành viên đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và thống nhất với nhau sẽ làm lớn mạnh doanh nghiệp đó. Việc tạo ra một văn hoá chung sẽ mang lại sự thống nhất trong quan điểm nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn và lợi ích chung cho hành động của các thành viên. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có mâu thuẫn và sự thiếu thống nhất về nội bộ.

Văn hóa doanh nghiệp điều phối hành vi của nhân viên trong công ty thông qua những quy tắc, chuẩn mực,... giúp nhân viên nhận thức được mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, giúp giảm thiểu xung đột trong doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên hiểu được vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi phải đối mặt với những xung đột thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Tăng lợi thế cạnh tranh: Các nhà nghiên cứu cho rằng, một văn hoá doanh nghiệp mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi vì văn hoá doanh nghiệp mạnh sẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp, từ đó tăng được sức cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Hay nói cách khác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau như chất lượng sản

phẩm, dịch vụ, chi phí đầu tư, sự thay đổi ứng phó với biến động của thị trường tài chính, nhân lực. Để có được những thứ này doanh nghiệp phải có sự đầu tư về máy móc, trang thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ...Những hình thức vật chất bên ngoài ấy, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước được nhưng sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp là thứ mà không đối thủ nào có thể sao y như bản chính được. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh. Đối thủ có thể sao chép mọi ưu thế của tổ chức, từ chiến lược, sản phẩm cho tới hệ thống. chỉ trừ một thứ duy nhất họ không thể sao chép được, chính là văn hóa của tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành mục tiêu chiến lược đồng thời cũng ảnh hưởng tới việc có hoàn thành thắng lợi mục tiêu đó hay không. Môi trường văn hóa cũng tác động tới tinh thần làm việc, thói quen và hành vi của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Môi trường văn hóa càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp liên doanh, bởi ở đó có sự gặp gỡ giữa những nền văn hóa khác nhau.

c) Đối với xã hội

Mục tiêu cao nhất của hoạt động kinh doanh là làm thoả mãn tối đa nhu cầu hàng hoá và các dịch vụ xã hội. Do vậy, quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái chân, thiện, mỹ, là xu hướng chung của doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần, không ngừng bồi dưỡng, khuyến khích tài năng sáng tạo của người lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có chất lượng, giữ chân người tiêu dùng. Văn hoá của doanh nghiệp không tách rời với văn hoá của xã hội, là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp. VHDN trước hết là tuân thủ pháp luật, bảo đảm có lãi, không những trả công được cho người lao động mà còn phát triển doanh nghiệp. Nó là một tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh mà còn là một cơ sở văn hoá và mỗi doanh nghiệp đều có nền văn hoá riêng biệt của mình.

Mặt khác, văn hóa là công cụ không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan, tổ chức. Nền văn hóa doanh nghiệp mạnh, yếu khác nhau sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực với sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung. Văn hóa doanh nghiệp không thể tách rời văn hóa của cộng đồng xã hội bởi các thành viên của doanh nghiệp cũng đồng thời là các thành viên của gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w