Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên Ngân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2.3 Đánh giá của cán bộ nhân viên về thực trạng văn hóa doanh nghiệp tạ

2.3.1 Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên Ngân

2.3.1 Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên Ngânhàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong Chi nhánh Đồng Nai hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong Chi nhánh Đồng Nai

Thông qua phiếu điều tra, 100% cán bộ nhân viên TPBank Đồng Nai đều nhận thấy văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết nên được hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó là gốc rễ của sự thành công, do đó bất kì một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể phát triển và tồn tại lâu dài được. Thực tế, văn hoá tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của riêng mình. Chỉ có điều văn hoá được thể hiện như thế nào và doanh nghiệp đó có phát hiện ra những giá trị tốt để phát huy và những giá trị chưa tốt để thay đổi hay không. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó cho thấy sự quan tâm và mong muốn đưa văn hóa doanh nghiệp của Chi nhánh ngày càng lớn mạnh và khẳng định đẳng cấp của một ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra cho doanh nghiệp những nét văn hóa đặc trưng, tạo bầu không khí làm việc tích cực, hợp tác và thống nhất, tạo tâm lý muốn gắn bó lâu dài của người lao động, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Bảng 2.6 Số liệu về mức độ nhận thức của nhân viên TPBank Đồng Nai về các biểu hiện của VHDN

Ản phẩm điển hình 23 575

Lý tưởng 15 375

Giá trị, niềm tin và thái độ 26 65.0

Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa 30 75.0

Là những người có kinh nghiệm và năng lực làm việc 33 825 Độc đoán hay chỉ trích nhân viên về những việc làm sai 0 0

Không tạo được niềm tin và sự khâm phục của nhân

viên 6 150

Ý kiến khác 2 5^0

Tổng 40 100

(Nguồn: kết quả khảo sát thực tế của tác giả)

Theo kết quả điều tra về văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Tiên Phong Đồng Nai như được trình bày trong bảng 2.6, chỉ có 10 trong số 40 cán bộ nhân viên (chiếm 25% tổng số phiếu điều tra) cho rằng biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp bao gồm tất cả các đặc trưng là kiến trúc ngoại thất và nội thất công sở; các nghi lễ, nghi thức; logo và slogan của ngân hàng; ngôn ngữ và đồng phục; những ấn phẩm điển hình; lý tưởng; giá trị, niềm tin và thái độ đối với sự phát triển của ngân hàng; lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá. Như vậy, có rất ít cán bộ nhân viên của chi nhánh nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp song lại chưa có những hiểu biết đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp, cho thấy đề tài này không được chú trọng và quan tâm đến tại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi rất nhiều người lựa chọn đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp là logo và khẩu hiệu (chiếm 90% tổng số phiếu điều tra), ngôn ngữ và đồng phục (chiếm 80% tổng số phiếu điều tra) thì kiến trúc ngoại thất, nội thất và lý tưởng lại không được chú trọng (chỉ chiếm 35% và 37,5% tổng số phiếu điều tra).

2.3.2 Nhận xét về môi trường làm việc tại Ngân hàng Thương Mại CổPhần Tiên Phong Chi nhánh Đồng Nai

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w