Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.5 Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp

1.5.1 Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp được hình thành từ nhiều cá thể mang những nét giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng. Chính vì vậy văn hóa doanh nghiệp tất yếu mang những đặc điểm chung nhất của một quốc gia, dân tộc, thừa hưởng những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc, điều này giải thích sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây so với các doanh nghiệp châu Á. Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó. Về bản chất, văn hóa doanh nghiệp vốn đã được tạo lập từ khi hình thành doanh nghiệp và người sáng lập có khả năng làm việc này từ những giá trị tư tưởng yếu tố tác động đến sự kiểm soát hành vi của nhân viên thông qua các quy định của tổ chức.

Hoàn thiện và triển khai sâu rộng các giá trị văn hóa doanh nghiệp đã được xây dựng để các hoạt động của doanh nghiệp đều thể hiện đầy đủ và trọn vẹn các giá trị văn hóa doanh nghiệp đó, giúp các tổ chức định hướng được mục tiêu phát triển lâu dài và ổn định.

1.5.2 Tác dụng của việc hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp

* Đối với doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tác động lên mọi mặt của doanh nghiệp. VHDN là tài sản vô hình của doanh nghiệp đóng vai trò là nền tảng và mục tiêu cho sự thành công của doanh nghiệp. Văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp, tạo sự đoàn kết và giảm sự xung đột giữa các thành viên, cá nhân hay tập thể. Nó tạo ra sự thống nhất về hành vi, lời nói, cử chỉ và định hướng hành động. Sự xung đột trong tập thể là vấn đề hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc xây dựng được văn hóa doanh nghiệp chủ chốt giúp giải quyết tận gốc sự xung đột này là điều mà các doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, nếu văn hóa có thể hướng tất cả thành viên về mục tiêu chung thì cấp quản lý chẳng cần phải lo lắng đưa ra các giải pháp khuyến khích vật chất mà các thành viên sẽ tự nguyện nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung.

Văn hóa doanh nghiệp giúp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện truyền thuyết, các chuẩn mực, thủ tục quy trình và quy tắc. Phong cách lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức trở thành định hướng tốt cho doanh nghiệp khi tổ chức đó có nền văn hóa mạnh. Đối với những quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét, tạo nên sự ổn định cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp không phải là những quy định cứng nhắc cản trở sự sáng tạo của thành viên, ngược lại, những quan niệm chung về giá trị doanh nghiệp mang lại những mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, từ đó tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh thúc đẩy khả năng đổi mới và sáng tạo của nhân viên. Theo đó, giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, cảm thấy tự hào và hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm

việc trong một môi trường thân thiện, hòa đồng, có sự gắn kết yêu thương nhau. Yeu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất trong văn hóa doanh nghiệp, quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc văn hóa của doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác. Nó giúp củng cố các mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp cũng như yếu tố thu hút khách hàng, đối tác đến với doanh nghiệp làm họ an tâm, tự hào và trung thành với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng chính là xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, từ đó có những định hướng và mục tiêu cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Tóm lại, những vai trò trên của văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, kết tinh thành lợi nhuận của doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

* Đối với xã hội

Mục đích của kinh doanh là làm tăng thêm phúc lợi chung cho xã hội thông qua hoạt động dịch vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức. Do vậy, mục tiêu cao nhất của hoạt động kinh doanh là làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hàng hóa và các dịch vụ xã hội.

Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội. Văn hóa doanh nghiệp trước hết là tuân thủ pháp luật, bảo đảm lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu sống cho người lao động. Bên cạnh đó nó được coi là bộ phận quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hóa kinh doanh của quốc gia. Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo nên văn hóa xã hội mạnh.

Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường góp phần vào việc xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp. Nó còn là điều kiện để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu và phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam.

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn tồn tại yếu tố giá trị là những đóng góp của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan hay xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc giữ gìn và phát triển các giá trị đạo đức, nhân văn của con người. Giá trị được xác định trên cơ sở những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội và kinh doanh. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn cho mình trong số những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng làm giá trị và triết lý chủ đạo của mình, từ đó tạo ra sự cam kết của tất cả thành viên trong việc ý thức, tự giác phấn đấu vì những giá trị và kiên trì theo đuổi những triết lý đó.

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa được xây dựng và tích lũy trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài nhưng vẫn phải thể hiện được tính hệ thống, tính nhân văn và tính giá trị. Từ đó mới trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và vững mạnh.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương 1 đã khái quát lại những cơ sở lý luận chung về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, thông qua những lý luận đó để có thể hiểu hơn về mối quan hệ giữa các thành phần tạo dựng nên các cơ sở lý thuyết của mối quan hệ đó là văn hóa doanh nghiệp, con người trong doanh nghiệp và sự phát triển của nền văn hóa đó. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, là nguồn lực mạnh mẽ và đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong sự phát triển và định hình của mỗi doanh nghiệp.

Thông qua trình bày cơ sở lý luận, có thể tóm tắt một số điểm trọng tâm như sau:

Tiếp cận các khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

Phân tích các thành phần của văn hóa doanh nghiệp dựa trên mô hình của Edgar H.Schein.

Phân tích vai trò của văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa doanh nghiệp làm cơ sở để hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp và nêu tác dụng của việc hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức.

Các nội dung nghiên cứu về lý thuyết văn hóa doanh nghiệp ở chương 1 sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng của văn hóa doanh nghiệp ở chương 2, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của TPBank Đồng Nai ở chương 3.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong Chi nhánh Đồng Nai

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w