Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.2 Thành phần của văn hóa doanh nghiệp

1.2.3 Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung

Có thể thấy văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh hay văn hóa tổ chức,... luôn luôn gắn bó với nhau, chúng đều có các quan niệm chung, phong cách chung bắt nguồn từ sự hình thành và tồn tại sau quá trình hoạt động, xử lý và sàng lọc các tình

huống thực tiễn trong một thời gian dài, ăn sâu vào tiềm thức của hầu hết các thành viên trong tổ chức và trở thành những thói quen chi phối các hoạt động cũng như cách thức vận hành của tổ chức đó (Dương Thị Liễu, 2011).

Những quan niệm chung này khó nhận ra bởi chúng không thể nhìn thấy được cũng không được nêu ra nhưng mọi người đều có niềm tin, nhận thức sâu sắc về bản sắc văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành nhận thức của mỗi cá nhân trong tổ chức.

Ngoài ra, trong doanh nghiệp còn tồn tại một hệ thống giá trị chưa được coi là điều tất yếu và các giá trị mà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp mình. Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ vẫn tiếp tục duy trì theo thời gian và dần dần được coi là yếu tố chủ chốt trong hoạt động của doanh nghiệp. Sau một thời gian thì các giá trị này sẽ trở thành các quan niệm chung. Khi một doanh nghiệp đã hình thành cho mình được quan niệm chung, tức là các thành viên trong tổ chức cùng nhau chia sẻ và hành động theo quan niệm chung đó, họ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại với quan niệm chung đó.

Lý tưởng là những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâu sắc giúp con

người cảm thông chia sẻ và dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm nhận và xúc động trước sự vật, hiện tượng. Lý tưởng cho phép các thành viên trong doanh nghiệp thống nhất với nhau trong cách lý giải các sự vật, hiện tượng xung quanh họ, giúp họ xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai, định hình trong đầu họ rằng cái gì được cho là quan trọng, cái gì được khuyến khích cần phát huy, tạo ra một đích đến chung cho toàn doanh nghiệp.

Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế

nào là sai. Nó được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp và khác lý tưởng ở chỗ nó được định hình theo một cách thức rõ ràng và có ý thức hơn. Tạo dựng niềm tin trong văn hóa doanh nghiệp là nền tảng chính giúp các nhà lãnh đạo thành công trong việc quản lý doanh nghiệp, từ đó hình thành nên niềm tin đối với mọi người trong tổ chức.

Giá trị về bản chất là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết

con người họ cần phải làm gì. Giá trị luôn được mọi người trong tổ chức coi trọng, được xem như là thước đo chuẩn mực cho hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Đây là các yếu tố thuộc về văn hoá dân tộc, trong hành vi ứng xử, chúng được coi là điều đương nhiên trong các mối quan hệ của doanh nghiệp. Các cá nhân và tổ chức đánh giá cao tính trung thực, sự cởi mở cho rằng các hành động của mình cần phải thẳng thắn và kiên định, phù hợp với các chuẩn mực được đặt ra.

Thái độ là chất keo kết dính niềm tin và giá trị thông qua tình cảm. Thái độ

chính là thói quen tư duy theo kinh nghiệm, phản ứng theo một cách thức nhất quán, mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Như vậy thái độ luôn cần đến những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm và có ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK) CHINHÁNH ĐỒNG NAI 10598548-2383-012133.htm (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w