Nguồn: Phòng kế toán Vietinbank - Chi nhánh 4 ---> . Quy trình đối chiếu, kiểm tra chứng từ.
: Quy trình nhập liệu. k : In hồ sơ, chứng từ định kỳ.
Bảng liệt kê giao dịch: gồm bảng liệt kê giao dịch theo phân hệ nghiệp vụ và bảng liệt kê giao dịch của tất cả giao dịch viên, cán bộ kế toán. Ngoài những thông tin cơ bản thường có như thời gian lập bảng, Bảng liệt kê giao dịch phải ghi rõ mã số cán bộ kế toán hoặc mã phân hệ nghiệp vụ và mã số của bảng liệt kê. Nội dung cần có của Bảng liệt kê giao dịch gồm tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có hoặc số lượng giao dịch và tổng giá trị giao dịch của từng cán bộ kế toán hoặc phân hệ nghiệp vụ liên quan, cuối Bảng liệt kê sẽ có chữ ký của Trưởng phòng Kế toán.
44
3.1.3.7. Các chính sách kế toán được áp dụng trong quá trình cho vay
❖ Nguyên tắc ghi nhận khoản vay
Các khoản cho vay KH được công bố và trình bày theo số dư nợ gốc tại thời điểm kết thúc quý. Vào cuối năm tài chính, các khoản này sẽ được tổng hợp lại và trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
Số ngày tính lãi vay được bắt đầu từ ngày giải ngân khoản vay đến hết ngày liền
kề trước ngày KH thanh toán hết khoản cấp tín dụng. Thời điểm xác định số dư để tính lãi là vào cuối mỗi ngày.
Lãi dự thu cho khoản vay chỉ được tính cho nợ nhóm 1. Khoản nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5 sẽ có rủi ro trong việc thu hồi, nên không được tính dự thu. Vietinbank ngưng dự thu lãi khi khoản vay đó quá hạn 10 ngày hoặc cán bộ kế toán đã chuyển khoản nợ đó sang nhóm 2.
❖ Nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng
Theo Luật các TCTD có hiệu lực từ ngày 01/01/2011; Thông tư số 39/2016/TT-
NHNN và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Vietinbank thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
(1) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn, (2) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
(1) Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, (2) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
(1) Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, (2) Nợ gia hạn nợ lần đầu, (3) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo Hợp đồng tín dụng, (4) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: khoản nợ vi phạm quy định tại các
45
các tổ chức tín dụng (xem phụ lục 8), (5) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
(1) Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, (2) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, (3) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai, (4) Khoản nợ quy định tại điểm (4) của nợ nhóm 3 chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi,
(5) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
(1) Nợ quá hạn trên 360 ngày, (2) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, (3) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai và quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai, (4) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn, (5) Khoản nợ quy định tại điểm (4) của nợ nhóm 3 chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi, (6) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa
thu hồi được, (7) Nợ của KH là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
Nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5 được coi là nợ quá hạn. Nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5 được coi là nợ xấu. Các yếu tố định tính của khoản cho vay và kết quả phân loại nhóm nợ KH do CIC cung cấp.
Khi thực hiện phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng, Vietinbank sẽ dùng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với từng đối tượng KH, nhằm giám sát khoản
tín dụng đang còn dư nợ, ước lượng những khoản vay khó thu hồi vốn để trích lập DPRR. Cán bộ tín dụng sẽ chấm điểm tín dụng KH theo nhiều tiêu chí. Định kỳ
Chỉ tiêu Thực hiện Lãi suất VNĐ (%/năm)
- Ngắn hạn 6,0% - 6,7%
- Trung hạn 7,4% - 7,9%
- Dài hạn 8,1% - 9,0%
46
❖ Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi
Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, “Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể”.
Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ: (1) Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD trong nước, chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại TCTD nước ngoài; (2) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng KH được tính theo công thức:
R = max {0, (A - C)} * r
(3.1). Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ
C: Giá trị của tài sản bảo đảm r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (Khi C>A thì R được tính bằng 0)
Cơ sở xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi: dựa theo Thông
tư 02/2013/TT-NHNN, Vietinbank quyết định việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là những khoản vay KH không có khả năng chi trả, gồm: (1) KH là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích; (2) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5, Vietinbank thành lập Hội đồng xử lý rủi ro. Hoặc Vietinbank sẽ bán nợ xấu và nhận về trái phiếu đặc biệt do VAMC (Công ty Quản lý
47
3.1.4. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh 4 Cho vay tiêu dùng:
(1) Cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà ở và nhận quyền sử dụng đất ở, (2) cho
vay mua nhà dự án, (3) cho vay mua ô tô, (4) gói sản phẩm cho vay du học, (5) cho vay
tín chấp cán bộ nhân viên, (6) cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân, (7) cho vay cầm
cố Sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, (8) thẻ thấu chi.
Cho vay sản xuất kinh doanh:
(1) Sản xuất, kinh doanh siêu nhỏ, (2) sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, (3) cho vay phát triển Nông nghiệp Nông thôn, (4) cho vay kinh doanh tại Chợ, (5) cho vay mua ô
tô, (6) cho vay nhà hàng, khách sạn, (7) cho vay cầm cố Sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, (8) cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
3.1.5. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh 4
Năm 2021, dư nợ tín dụng trong nước của Vietinbank đạt 1,08 triệu tỉ đồng, tăng trưởng 6,3% trong 7 tháng đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2020 Bảng 3.1. Lãi suất cho vay tại Vietinbank- Chi nhánh 4
Phân loại nợ Năm 2020 (tỷ đồng) Năm 2019 (tỷ đồng) Năm 2018 (tỷ đồng) Nợ đủ tiêu chuẩn 63,8 57,4 52,8 Nợ cần chú ý 1,7 3,5 3,2
Nợ dưới tiêu chuẩn 1,2 1,3 1,4
Nợ nghi ngờ 1,0 0,9 1,3
Nợ có khả năng mất vốn 3,7 4,5 59
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh 4 48
Nợ quá hạn hay nợ xấu là điểm xấu cho cả KH và Vietinbank - Chi nhánh 4. Khi cá nhân hoặc doanh nghiệp có lịch sử nợ xấu, điểm tín dụng của KH đó sẽ thấp và khả năng đi vay vốn thành công ở các ngân hàng không cao. Mặt khác, nợ quá hạn
cũng làm cho tình hình kinh doanh, chất lượng tín dụng của Vietinbank - Chi nhánh 4 giảm sút. Vì vậy, tình hình nợ quá hạn ở Vietinbank luôn được coi trọng. So với năm 2018, trong năm 2020, chất lượng nợ tại Vietinbank - Chi nhánh 4 đã cải thiện đáng kể, nợ nhóm 1 đã tăng 11 tỷ đồng. Tuy nợ nhóm 2 có giảm 1,5 tỷ đồng nhưng tình hình nợ nhóm 3 và 4 không có dấu hiệu tăng mà giảm dần qua 3 năm. Từ năm 2018 - 2020, nợ nhóm 5 giảm khá mạnh 2,2 tỷ đồng.
49
3.1.6. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh 4
Hinh 3.4. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh 4
Nguồn: Phòng tín dụng Vietinbank - Chi nhánh 4
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và tư vấn cho khách hàng
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của KH và tư vấn cho KH về gói sản phẩm phù hợp, quy định đi vay và những chứng từ cần thiết. Khi KH đồng ý,
cán bộ tín dụng hướng dẫn KH làm Hợp đồng tín dụng.
Bước 2: Thẩm định khoản vay và đề xuất cấp tín dụng
Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lý của hồ sơ KH. Sau đó, cán bộ tiến hành thẩm định về khả năng sử dụng vốn, khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay, phân tích những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình vay của KH và phương án dự phòng rủi ro.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ TSĐB và Hợp đồng tín dụng
Cán bộ thẩm định sẽ thẩm định lại tài sản mà KH mang đi thế chấp và hoàn thiện hồ sơ TSĐB. Hồ sơ sau khi được Giám đốc ký duyệt sẽ được cán bộ tín dụng dùng để hoàn thiện Hợp đồng tín dụng.
50
Bước 4: Ký Hợp đồng tín dụng
Sau khi nhận được quyết định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng thông báo cho KH và tổng hợp lại các nội dung liên quan đến khoản vay cho KH. Cuối cùng, KH tiến hành ký Hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Giải ngân
Cán bộ tín dụng lập hồ sơ giải ngân, trình Trưởng phòng ký duyệt và lấy giấy nhận nợ. Cán bộ tín dụng nhập thông tin giải ngân KH lên hệ thống chung và tiến hành quy trình giải ngân. Cán bộ kế toán giải ngân cho KH theo bộ chứng từ được chuyển đến từ cán bộ tín dụng và lưu trữ chứng từ sau khi đã hạch toán.
Bước 6: Theo dõi và thu nợ
Sau khi đã giải ngân, cán bộ tín dụng tiếp tục theo dõi khoản vay của KH nhằm phát hiện những rủi ro có thể xảy ra và xử lý kịp thời. Đồng thời, cán bộ tín dụng nhắc nhở KH thanh toán nợ gốc và lãi vay đúng hạn.
Bước 7: Thu hồi nợ hoặc gia hạn nợ
Căn cứ vào các giấy nhận nợ, cán bộ tín dụng lập giấy báo thu hồi nợ và trình cho Trưởng phòng và Giám đốc ký duyệt, sau đó gửi cho KH. Nếu KH có yêu cầu gia hạn nợ, cán bộ tín dụng kiểm tra lại khoản vay, lập tờ trình gia hạn nợ và trình cho Trưởng phòng xin ý kiến.
Bước 8: Thanh lý Hợp đồng tín dụng
Khi khoản vay của KH đã đến hạn thanh toán, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán
tiến hành đối chiếu những khoản nợ gốc và lãi vay đã thu, sau đó tất toán khoản vay và cán bộ lưu trữ hồ sơ theo quy định.
3.1.7. Quy định cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh 4
- Cá nhân đi vay trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi.
- Cá nhân đi vay có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật. - Cá nhân không có bất kì khoản nợ xấu nào tại thời điểm đi vay.
TK theo ban hành của NHNN
TK sử dụng tại Vietinbank - Chi nhánh 4 Nội dung tài khoản
TK 211 TK 005.2111.yy.zzzzzz Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt
Nam.
51
- TSĐB nợ vay đưa ra phải có giá trị và hợp pháp.
3.2. Thực trạng công tác kế toán cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 4 3.2.1.Chứng từ kế toán sử dụng
Giấy đề nghị vay vốn: chứng từ do KH lập với mục đích đi vay vốn.
Hợp đồng tín dụng: hợp đồng thỏa thuận cho vay giữa Vietinbank - Chi nhánh 4 và KH, trong đó cần ghi rõ phương thức cho vay, mục đích đi vay, số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, v,v.
Giấy nhận nợ: chứng từ phục vụ khi Vietinbank - Chi nhánh 4 tiến hành giải ngân và xác nhận khoản nợ giữa hai bên.
Một số chứng từ liên quan: Tờ trình đánh giá, thẩm định và quyết định cho vay; Biên bản định giá TSĐB.
Một số chứng từ khi KH nhận tiền hoặc nộp tiền: giấy lĩnh tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền, ủy nhiệm thu, phiếu xuất nhập TSĐB.
❖ Giấy tờ cá nhân KH cần nộp khi vay vốn:
- Giấy tờ cá nhân về năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận độc thân.
- Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ: hợp đồng lao động, sao kê bảng lương; báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối tài sản và thuyết minh báo cáo tài chính năm.
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán xe, sổ tiết kiệm, giấy phép đăng ký kinh doanh.
3.2.2.Tài khoản kế toán sử dụng
Kết cấu chung của tài khoản giao dịch với KH tại Vietinbank - Chi nhánh 4 là:
005.XXXX.YY.ZZZZZZ
Trong đó: 005 là mã số chi nhánh của Vietinbank - Chi nhánh 4. XXXX là tài khoản cấp III theo quy định của NHNN, có 4 chữ số.
YY là số tài khoản cấp V theo quy định của Tổng giám đốc Vietinbank, có 6 chữ số bao gồm luôn cả tài khoản cấp III theo quy định của NHNN.
TK 394 TK 005.3941.yy.zzzzzz Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam.
TK 702 TK 005.7020.yy.zzzzzz Thu lãi cho vay.
TK 8822 TK 005.8822.yy.zzzzzz Chi dự phòng Nợ phải thu khó đòi.
TK 94 TK 005.9410.yy.zzzzzz Lãi cho vay chưa thu được bằng
đồng Việt Nam.
TK 994 TK 005.9940.yy.zzzzzz Tài sản thế chấp, cầm cố của khách
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả
3.2.3. Trình tự hạch toán cho vay đối với khách hàng cá nhân
❖ Giai đoạn giải ngân
Giai đoạn bắt đầu với bước KH đã chọn được gói dịch vụ cho vay phù hợp và tiến hành làm thủ tục Hợp đồng tín dụng với cán bộ tín dụng bán lẻ. Sau khi hoàn thành, Hợp đồng sẽ được trình lên Trưởng phòng tín dụng bán lẻ và Phó Giám đốc ký duyệt, bộ hồ sơ được chuyển sang phòng kế toán để cán bộ kế toán thực hiện phát tiền vay.
Cán bộ kế toán khi nhận được hồ sơ tín dụng và giấy đề nghị vay vốn sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lý, kiểm tra con dấu, đối chiếu chữ ký mẫu KH đã đăng ký, số tiền vay và mức cho vay mà NH đã phê duyệt trên Core SunShine
Sau đó, cán bộ kế toán sẽ in chứng từ giải ngân, lập thành 2 liên, gửi cho Kế toán trưởng ký duyệt. Một liên giữ làm chứng từ gốc để lưu tại kế toán, một liên gửi cho KH.
Ví dụ 1: Ngày 05/01/2020, ông Cường xin vay vốn cho mục đích tiêu dùng tại Vietinbank - Chi nhánh 4 số tiền là 60.000.000 đồng, hình thức cho vay từng lần, thời hạn cho vay là 6 tháng. Ông có tài sản thế chấp là 10.000.000 đồng. Lãi suất là