Phương pháp thu nợ gốc và tính lãi trong nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH 4 10598501-2352-011903.htm (Trang 29 - 30)

KH phải trả nợ gốc cho NHTM một lần vào ngày đáo hạn hoặc vào mỗi cuối kỳ

hạn nợ, kỳ hạn nợ sẽ được cán bộ tín dụng thỏa thuận với KH trong khi làm Hợp đồng

tín dụng. KH có thể trả nợ bằng tiền mặt tại phòng giao dịch, chi nhánh của NHTM hoặc trả bằng tài khoản thanh toán.

Lãi vay được thu cùng nợ gốc khi đáo hạn hoặc định kỳ hàng tháng. Đối với phương pháp tính lãi vay, tùy thuộc vào thỏa thuận của KH và NHTM trên Hợp đồng

tín dụng, sẽ có hai cách tính lãi sau:

Lãi vay theo phương pháp dư nợ giảm dần

15

Ví dụ: Khách hàng A vay NH số tiền là 600.000.000 đồng với thời hạn là 6 tháng, lãi suất vay là 12%/năm. Số tiền nợ gốc trả mỗi tháng như nhau. Lịch trả nợ của KH A như sau:

Tháng đầu tiên, lãi vay phải trả = 600.000.000 * 12% / 12 = 6.000.000 đồng. Tháng thứ hai, KH A đã trả nợ gốc là 100.000.000 đồng, số tiền gốc còn lại là 500.000.000 đồng.

Lãi phải trả tháng thứ hai = 500.000.000 * 12% / 12 = 5.000.000 đồng.

Tháng thứ ba, KH A tiếp tục trả nợ gốc là 100.000.000 đồng, số tiền gốc còn lại

là 400.000.000 đồng.

Lãi phải trả tháng thứ ba = 400.000.000 * 12% / 12 = 4.000.000 đồng.

Lãi vay theo phương pháp dư nợ gốc

Tính lãi trên dư nợ gốc nghĩa là mỗi tháng KH phải trả nợ gốc và lãi vay bằng nhau cho tới khi hết nợ. Tiền lãi mỗi tháng sẽ tính trên số nợ gốc ban đầu.

Lãi phải trả = Dư nợ vay * Lãi suất theo tháng

(2.2) . Công thức tính lãi vay theo phương pháp dư nợ gốc Ví dụ: Khách hàng B vay ngân hàng 500.000.000 đồng với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Lãi vay phải trả hằng tháng là:

Lãi phải trả = 500.000.000 * 12% / 12 = 5.000.000 đồng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH 4 10598501-2352-011903.htm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w