❖ Dự phòng cụ thể
Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, “Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợBảng 2.1. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ
4 Nợ nghi ngờ 50%
18
Cách tính số tiền dự phòng cụ thể đối với từng KH:
n
R =∑i = 1Ri
(2.3) . Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể Trong đó:
R là tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích cho từng khách hàng
∑i=1Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i.
Ri= (Số dư nợ gốc i - Giá trị khấu trừ TSĐB i) * tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
❖ Dự phòng chung
Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, “Dự phòng chung là số tiền mà NHTM phải trích cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể”.
Dự phòng chung sẽ bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ thuộc nhóm 1 đến nhóm 4. Ngoại trừ: (1) tiền gửi tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại TCTD ở nước ngoài; (2) khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; (3)
khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước.
Khi số tiền dự phòng cụ thể, dự phòng chung của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể, dự phòng chung kỳ kế toán trích lập, cán bộ kế toán trích lập thêm phần còn thiếu. Ngược lại, khi số tiền dự phòng cụ thể, dự phòng chung của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể, dự phòng chung của kỳ kế toán trích
19