Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH 4 10598501-2352-011903.htm (Trang 26 - 27)

thương

mại

Đối với nền kinh tế

Mỗi cá nhân hoạt động kinh tế đều có nhu cầu về vốn rất cao để phục vụ cho mục đích kinh doanh, sản xuất và họ không thể trông cậy vào nguồn vốn tự có mà phải tìm đến nguồn vốn sẵn có xung quanh. NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa nơi có nguồn vốn nhàn rỗi và nơi thiếu hụt vốn, khi cung cấp tức thời khoản vốn để đáp ứng cho KH. Điều này giúp KH có cơ hội đầu tư vào mua sắm máy móc, nhà xưởng và hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi hơn dẫn đến nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

“Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế” (Võ Thị Hạnh, 2018). Theo số liệu về cung ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế của NHNN, tính đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế của các TCTD đã đạt hơn 8,79 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019; trong đó, tín dụng bằng VND tăng 7,76%, tín dụng ngoại tệ giảm 0,69% (Dương Văn Bôn và Châu Đình Linh, 2021).

Đối với ngân hàng thương mại

“Hoạt động cho vay KH cá nhân nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ nói chung sẽ góp phần làm tăng thị phần của các NHTM, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với đông đảo đối tượng khách hàng, cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng” (Nguyễn Thu Hằng, 2014). Không những cung cấp riêng dịch vụ cho vay, NHTM còn kết hợp giới thiệu những sản phẩm dich vụ khác cho người tiêu dùng nhằm tăng doanh thu, ví dụ như bảo hiểm. Thế nên, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và hoạt động cho vay nói chung mang lại rất nhiều lợi nhuận cho NHTM.

Đối với khách hàng

NHTM cung cấp những khoản vốn cần thiết cho các cá nhân, thứ nhất là để họ đầu tư vào công việc kinh doanh, sản xuất, thứ hai là hỗ trợ những cá nhân có thu

12

nhập thấp hay đang mắc nợ xấu. KH có thể lựa chọn giữa các gói sản phẩm vô cùng đa dạng mà NHTM cung cấp như vay ngắn hạn, vay dài hạn, cho vay tiêu dùng, v,v phù hợp với nhu cầu cá nhân.

“Mặt khác việc vay vốn NH giúp KH tập trung được vốn kinh doanh, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc và lãi theo hợp đồng. Trong trường

hợp KH không thể thanh toán được gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn vì nguyên nhân chủ quan và khách quan, những thỏa thuận khác giữa NH và KH khi hết hợp đồng cho vay như: trợ giúp vốn cho doanh nghiệp, gia hạn hợp đồng cho vay phần nào đã tạo điều kiện cho KH giải quyết được các khó khăn tạm thời về vốn trong kinh

doanh, tránh được nguy cơ phá sản và hoàn trả nợ cho NH” (Đinh Thị Thùy Nga, 2010).

2.1.3. Các phương thức cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

“Phương thức cho vay là tổng hợp các cách tính toán cho vay, thu nợ dựa vào tính chất và cách xác định đối tượng cho vay” (Trương Thị Hồng, 2006). Tùy vào đặc điểm kinh doanh và đối tượng KH mà mỗi NHTM sẽ áp dụng phương thức cho vay khác nhau. Hiện nay, các NHTM vận dụng rất nhiều phương thức cho vay khác nhau để phù hợp với nhiều đối tượng KH vì thế mà hoạt động kinh doanh tiến triển rất thuận lợi. Các phương thức cho vay ở Việt Nam đều dựa theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, có thể kể đến: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, v,v.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH 4 10598501-2352-011903.htm (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w