CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2 Những vấn đề về kiểm toán TSCĐ
2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1 Thu thập thông tin cơ sở
Theo VAS 300 - Lập kế hoạch kiểm toán BCTC, sau khi kí hợp đồng kiểm toán, KTV và công ty cần xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán cho
cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính. Khi lập kế hoạch kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần thu thập thông tin cơ sở và hoạt động kinh doanh của khách hàng, Thông thường, đối với khoản mục TSCĐ, KTV thực hiện các bước sau:
- Tìm hiểu các đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu các nghiệp vụ có ảnh hưởng đến khoản mục TSCĐ.
- Thu thập các giấy tờ, chứng từ pháp lý. Với khách hàng năm đầu, KTV cần thu thập biên bản thanh tra hay kiểm tra của các năm trước và năm hiện hành, biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc liên quan đến TSCĐ.
Với khách hàng lâu năm, thường xuyên của công ty kiểm toán thì các thông tin này được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng và KTV chỉ cần thu thập thông tin của năm hiện hành.
- Tìm hiểu thông tin về TSCĐ về chủng loại, đặc điểm của từng loại.
2.2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Theo VSA520 - Thủ tục phân tích, định nghĩa thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin
liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính. Đối với phần hành kiểm toán TSCĐ, KTV thực hiện phân tích một số chỉ tiêu sau:
16
- So sánh số dư từng khoản mục của TSCĐ của kỳ này so với kỳ trước hoặc giữa các tháng, quý với nhau, xem xét và phát hiện những biến động bất thường đối với giá trị của TS CĐ.
2.2.1.3Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với TSCĐ
Theo VSA315, KTV phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro thì chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán.
KTV cần phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. Các thành phần của kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị, Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm các quy trình kinh doanh có liên quan, và trao đổi thông tin, Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán, Giám sát các kiểm soát.
Khi tiến hành tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV chú ý doanh nghiệp đã thiết kế hệ thống này đối với khoản mục TSCĐ như thế nào và nó có được thực hiện đúng như đã thiết kế không? Để tìm hiểu về phương diện thiết kế, các công việc KTV cần làm như sau:
- Quan sát thực tế tại doanh nghiệp
- Phỏng vấn các nhân viên của doanh nghiệp
- Tìm hiểu các thủ tục KSNB cũng như các chứng từ liên quan đối với khoản
mục TSCĐ
Sau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở phương diện thiết kế, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát.. Để tìm hiểu hệ thống kiểm
Mục tiêu Đảm bảo TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được ghi
nhận trên sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
E/Tính hiện hữu 17
soát nội bộ đó có được vận hành tốt tại doanh nghiệp hay không, KTV cần quan tâm một
số vấn đề sau:
- Có sự phân tách trách nhiệm giữa người chuẩn y mua sắm, thanh lý TSCĐ
và ghi sổ
- Doanh nghiệp có đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái hay không
- Việc lập dự toán cho việc mua sắm TSCĐ có được doanh nghiệp thực hiện không
- Phương pháp ghi nhận TSCĐ và phương pháp tính khấu hao có phù hợp không
- ...
2.1.2.4 Xác định mức trọng yếu
Đây là bước cuối cùng trong việc lập kế hoạch kiểm toán, thông thường công việc
này do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện và thành viên ban giám đốc của cuộc kiểm toán
là người soát xét cuối cùng. Các tiêu chí để ước tính mức trọng yếu gồm lợi nhuận trước
thuế, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, tổng chi phí, tổng VCSH, giá trị tài sản ròng. Tùy tình chất cuộc kiểm toán và đối tượng sử dụng BCTC mà công ty lựa chọn tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu.
2.1.2.5 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
Theo VSA 200, mục đích của kiểm toán BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC, thông qua việc KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được
áp dụng hay không.
Dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, phần D - Kiểm tra chi tiết tài sản, mục D730, mục tiêu kiểm toán của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được
thể hiện như sau:
18
Đảm bảo TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình và BĐSĐT và/hoặc chi phí tại ngày kết thúc kỳ kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận
được ghi nhận chính xác trong sổ đăng ký TSCĐ và sổ cái. C/Tính đầy đủ Đảm bảo TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT tăng, giảm
bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá hối đoái phù hợp. V/Đánh giá Đảm bảo trích lập đầy đủ chi phí khấu hao của TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình và BĐSĐT. V/Đánh giá
Đảm bảo đơn vị sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được ghi nhận trên sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Tất cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT không bị hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả các hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong BCTC.
R&O/Quyền và nghĩa vụ
Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được lập chính xác và các thông