Nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu 2345_011830 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước

2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước

Popovici (2019) từng nghiên cứu về những rủi ro trong kiểm toán TSCĐ. Tác giả

đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro bằng cách phân tích các đặc điểm

của rủi ro có sai lệch đáng kể, rủi ro không phát hiện và một số các rủi ro khác do các chuyên gia trong ngành đề xuất như rủi ro có thể chấp nhận, rủi ro kinh doanh hoặc rủi ro đáng kể, sau đó đưa ra các thủ tục kiểm toán. Tác giả dựa trên Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn

23

vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 200 “Mục

tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo

chuẩn mực kiểm toán quốc tế”. Thông qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng rủi ro kiểm toán TSCĐ xuất phát từ điều kiện kinh tế không thuận lợi, những vấn đề tài chính của đơn vị kiểm toán hoặc sự thiếu hụt của môi trường kiểm soát nội bộ. Tác giả đưa ra một số đề xuất cho KTV hạn chế các rủi ro đó như xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng cách thức thực hiện đánh giá và khấu hao TSCĐ; xem xét các sai sót trong kiểm toán của những năm trước; đánh giá từng số dư tài khoản của bất kỳ TSCĐ ở mức cao đối với một số hoặc tất cả tài sản khi hệ thống kế toán và KSNB không hiệu quả hoặc việc đánh giá tính

hữu hiệu của chúng không hiệu quả bằng việc sử dụng các TNKS; thể hiện ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi nghi ngờ tính trung thực của kế toán viên cũng như kinh nghiệm của đơn vị được kiểm toán hoặc có nghi ngờ đối với các giao dịch bất thường đối với TSCĐ.

Nghiên cứu của Yao và cộng sự (2015) được đăng trong tạp chí kinh tế và kế toán

đương đại đã nghiên cứu về sự liên quan giữa kế toán giá trị hợp lý của TSCĐ và chi phí

kiểm toán tại Úc. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mẫu gồm 300 công ty được niêm yết từ năm 2003 - 2007. Đầu tiên, tác giả phác thảo nền tảng của việc đánh giá lại tài sản ở Úc, sau đó sẽ xem xét các tài liệu liên quan và phát triển các lý thuyết. Tiếp theo, tác giả sẽ đưa ra các mẫu và các mô hình hồi quy cũng như các biến được sử dụng trong mô hình. Để kiểm định các giả thiết đặt ra, tác giả đã sử dụng mô hình phí kiểm toán viên để kiểm định việc đánh giá lại đối với phí kiểm toán, mô hình tác động cố định

để xem xét tác động của từng biến đối với chi phí kiểm toán gồm 3 biến thử nghiệm: biến giám đốc thể hiện cho việc lựa chọn thẩm định viên định giá, biến đánh giá lại thể hiện cho việc thực hiện đánh giá lại và biến tần số thể hiện tần suất đánh giá lại. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa giá trị hợp lý và chi phí kiểm toán. Bên cạnh đó, tác giả còn nhận thấy những công ty sử dụng thẩm định viên độc lập để ước tính giá trị tài sản chịu phí kiểm toán thấp hơn đáng kể so với các công ty sử dụng

24

toán cho phép người quản lý đánh giá lại tài sản dài hạn của mình cao hơn với mức bình

thường. Và các công ty thực hiện đánh giá lại hằng năm tất nhiên sẽ phải trả phí kiểm toán cao hơn những công ty thực hiện đánh giá vài năm một lần. Nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế quản trị công ty có tác động đến phí kiểm toán trong quá trình đánh giá lại TSCĐ. Cụ thể, tính độc lập của ủy ban kiểm toán có thể làm giảm sự sai sót và làm tăng chất lượng cũng như độ tin cậy của BCTC. Ngoài ra, kiến thức liên quan đến kế toán của hội đồng quản trị có thể bổ sung những hạn chế trong việc định giá của những kiểm toán viên. Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với những người xây dựng chuẩn mực và dịch vụ kiểm toán. Mặc dù việc sử dụng kế toán giá trị hợp lý giúp tăng khả năng công bố thông tin 'trung thực và hợp lý' nhưng nó cũng có thể làm tăng chi phí soát xét về ước tính giá trị và chi phí kiện tụng cho kiểm toán viên. Ngoài ra, độ tin cậy của các ước tính giá trị hợp lý còn phụ thuộc một phần vào chất lượng quản trị công ty.

Ivana Mamic Sacer và cộng sự (2015) đã nghiên cứu tác động của các ước tính kế toán đến tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của TSCĐ hữu hình và

TSCĐ vô hình được công bố trong hội nghị toàn cầu về kinh doanh, kinh tế quản trị và du lịch tại Ý. Phương pháp luận được sử dụng trong phân tích thực nghiệm này bao gồm

việc thiết kế BCĐPS với thành phần quan trọng là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình cùng với bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các biến được lựa chọn (các tỷ số tài chính điển hình) để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của một công

ty đã cho thấy đối với tất cả các mô hình được tiến hành, tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh có thể phụ thuộc trọng yếu vào các ước tính đã lập. Mô hình nghiên cứu xác nhận sự biến động của tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của một đơn vị do kết quả của các ước tính kế toán khác nhau trong trường hợp tài sản vô hình và hữu hình đại

diện cho một phần quan trọng trong tài sản của đơn vị. Tuy nhiên, để giảm thiểu vấn đề này, các đơn vị nên công bố các ước tính kế toán trọng yếu trong thuyết minh báo cáo tài chính để làm cơ sở thông tin cho tất cả những người sử dụng. Trong trường hợp tỷ trọng của tài sản mà ước tính được thực hiện không phải là trọng yếu, thì sự biến động

25

của tình trạng tài chính và kết quả hoạt động sẽ không đáng kể. Ket luận lại, các ước tính

kế toán vẫn sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính bất chấp các tỷ trọng tài sản.

Một phần của tài liệu 2345_011830 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w