PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2345_011830 (Trang 41)

3.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong chuyên đề khóa luận này là phương pháp định tính. Theo Cooper và Schindler (2006), nghiên cứu định tính là phương pháp thực hiện một chuỗi kỹ thuật diễn giải nhằm mô tả, giải mã để đi đến bản chất của vấn đề chứ không phải tần suất về những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong xã hội. Nghiên cứu định tính được thiết kế để giúp nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi quy trình được diễn ra như thế nào và tại sao quy trình đó lại diễn ra như vậy. Trong phân tích dữ liệu, phương pháp này được sử dụng để phân tích nội dung của các tài liệu đã được ghi lại từ việc phỏng vấn và quan sát hành vi của đối tượng được nghiên cứu.

Tác giả đã chọn phương pháp nghiên cứu định tính cho luận văn này nhằm hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán TSCĐ tại THT bằng cách tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán liên quan khoản mục TSCĐ mà THT đã đề ra, sau đó, tác giả thực hiện khảo sát các nhân viên về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán này.

3.2 Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu tác giả sử dụng cho bài nghiên cứu này bao gồm nguồn dữ liệu sơ cấp

và dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập từ các quá trình thực hiện

kiểm toán tại THT gồm các hồ sơ kiểm toán của các doanh nghiệp THT kiểm toán trong năm hiện hành. Bên cạnh đó, một số dữ liệu sơ cấp được tác giả có được từ việc thực hiện phỏng vấn, quan sát và khảo sát. Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm các thông tư cũng như các văn bản chính thức của bộ tài chính, hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.

29

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.3.1 Phươngpháp quan sát

Theo Knupfer,N. (1996), phương pháp quan sát sẽ giúp các nhà nghiên cứu trả lời được câu hỏi về cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào cho từng vấn đề được đặt ra ở mỗi bài nghiên cứu.

Ở bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát có tham dự, tác giả đã thực hiện quan sát và ghi nhận lại bằng kiến thức thực tiễn của bản thân trong quá

trình thực tập tại công ty THT. Thông qua quan sát, tác giả có thể mô tả lại các giai đoạn

thực hiện kiểm toán tại THT, mô tả các dữ liệu mà tác giả đã sử dụng trong kiểm toán và các dữ liệu được đưa vào sử dụng để phục vụ bài nghiên cứu.

3.3.2 Phươngpháp bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi tác giả đã xây dựng trong bài nghiên cứu này dựa trên mục đích của

đề tài nghiên cứu, nhằm tìm ra lỗ hổng trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của các nhân viên tại THT bằng cách phân tích từng bước kiểm toán các doanh nghiệp, từ đó tìm hiểu những khó khăn cũng như rủi ro mà mọi người thường gặp phải trong quá trình này. Trước khi thực hiện khảo sát từng nhân viên tại công ty, tác giả sẽ thực hiện khảo sát các hồ sơ kiểm toán để có cái nhìn rõ hơn về quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ và có được cái nhìn khái quát về cách thức kiểm toán của từng nhân viên để lên bảng câu hỏi khảo sát cá nhân.

Như vậy bảng câu hỏi được chia thành 2 phần. Phần đầu tác giả sẽ tiến hành liệt kê các bước kiểm toán theo quy trình mà công ty đề ra nhằm khảo sát số phần trăm thực hiện đầy đủ các bước khi nhân viên THT kiểm toán khách hàng.

Phần hai của bảng câu hỏi, tác giả sẽ dựa trên các phần trăm thực hiện để khảo sát số lượng KTV thực hiện và sau đó tìm ra rủi ro và khó khăn KTV hay gặp phải. Kết

30

thúc bảng câu hỏi là câu hỏi mở nhằm đề xuất phương pháp để cải thiện quy trình kiểm toán TSCĐ của những đối tượng tham gia khảo sát

Địa chỉ

Công ty TNHH Kiểm toán và tư

vấn THT - Trụ sở văn phòng chính L11-L12 Đường số 1, Khu dân cư Miếu Nổi,Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT - Chi nhánh Đà Nang

Số 79 Đường Lê Đại, Phường Hoà Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nang, Việt Nam

VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT tại TP.HCM

Lầu 4, Tòa nhà GIC Việt Nam, Số 289 Đường

Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh,

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã tóm tắt phương pháp nghiên cứu chính được thực hiện trên đề tài. Qua đó, tác giả đã đưa ra các nguồn dữ liệu cũng như cách thức tiếp cận dữ liệu và cách xây dựng

bảng câu hỏi để tiến hành thực hiện bài nghiên cứu này. 32

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỚ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ

VẤN THT

4.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT4.1.1 Sơ lược về công ty 4.1.1 Sơ lược về công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn THT - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VND

- Điện thoại: (+84) 28 3517 8796 - Email: tht@thtaudit.com.vn

- Website: http://www.thtaudit.com.vn

- Được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0313954861 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 09 tháng 08 năm 2016.

- Hiện nay, công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT gồm 1 văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh tại Đà Nang và 3 văn phòng đại diện, địa chỉ liên lạc như sau:

VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT tại Kiên Giang

Số 165 Đường 30/4, Khu phố 1, Thị Trấn Dương Đông, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

VPĐD Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT tại Vũng Tàu

360/38/38 Bình Giã, Phường Nguyễn An Ninh, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

i k ế t o A n Klẻm tra CO bản tAi sán [Dl 00-D800] ? Kiếm tra CO bán nợ 2 PhAi trồ [ElOO-€600] 2 O ũ

S Kiẻm tra CO bân

i NVCSH VA TK ngoai

2 Mng IFIOO-F300J

Kiếm tra CO bản bao CỐO két quá hoột dộng knh doanh

(G100-G700J

Kiếm tra cAc nộ< dung khốc

(H100-H200J

33

4.2 Giới thiệu quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT4.2.1 Quy trình kiểm toán chung 4.2.1 Quy trình kiểm toán chung

Chu trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT được xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, theo mô tả cụ thể như hình sau:

CHU TRÌNH KIEM TOÁN

XAC ĐỊNH. DANH GlA VA QUÀN LÝ RÚ

Lộp hợp đóng kiếm toAn và Iưa chọn nhổm kiém toán

(A200J

PhAn tlch SC bộ bao CAo IAi Chlnh [A500J

t xét. phê duyệt VA ■> bào CAo (BllOJ

Tống hợp kê hopch kiém

∣OΛ∩ [A900]

Phân tích tông thé Mo CAo t∆< chính ∣Ancυ6

[B420J

Tlm hiếu khAch hang VA môi trường hoai động (A300]

Klém SoAt ChAl lượng kiém toán (B120J

Xem xét chAp nhận khAch hAng VA đAnh giA rũi ro hợp dóng (AlOOJ

OAnh giA la* mtk trọng y∂u VA phạm VI kiêm toAn (A700J • (A800J

OAnh giố chung vé hệ thống kiếm SOAt nộI bộ vA rủi ro gian l⅞n (A600J

Tlm hiếu Chinh SAch ké toán VA Chu Uinh kinh doanh quan trọng (A400J

Kiếm tra hệ thống kiếm SOAl nội bộ (C100∙CSO0]

Thơ giài trinh cùa Đan GiAm dôc VA Ban quản In [B440-B450J

XAc đinh mức trọng yóu

(A700J và phưorig PhAp chọc m⅛u -cởmỉu (A800J

BAo CAo IAi chính vA Mo C Ao kiém toến (B300J

Thơ quản lý và CAc tư ván khách hAng khác (B2OOJ

34

4.2.1.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán

Ở bước này, THT sẽ tiến hành tìm hiểu khách hàng nhằm xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng. Sau khi đánh giá khả năng phục vụ khách hàng, trên cơ sở đó, THT sẽ xem xét và phân bổ nhân lực và xác định giá phí kiểm

toán và lập kế hoạch kiểm toán phù hợp.

Trước khi tiến hành kiểm toán, đại diện công ty THT và khách hàng sẽ cùng thảo luận về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. Giám đốc công ty THT sẽ lập kế hoạch giao dịch và cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, kiểm tra các điều kiện phục vụ công

việc, các tài liệu được khách hàng cung cấp. Trong cuộc trao đổi với khách hàng, giám đốc sẽ thảo luận và thống nhất với khách hàng về các thông tin cơ bản liên quan đến cuộc kiểm toán như thời điểm thực hiện kiểm toán, thời hạn lập dự thảo BCKiT, thời điểm phát hành báo cáo chính thức, các thành viên của đoàn kiểm toán cũng như các tài liệu KTV yêu cầu khách hàng cung cấp. Các tài liệu này sẽ được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, là cơ sở để KTV và khách hàng tuân thủ trong quá trình thực hiện kiểm toán. Đối với khách hàng mới, THT sẽ thu thập các BCKiT năm trước của khách hàng,

tập trung đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với khách hàng cũ, KTV sẽ dựa vào các hồ sơ kiểm toán năm cũ và cập nhật những thay đổi trong năm hiện hành cũng như xem lại những vấn đề đã lưu ý từ năm trước.

Hai bên tiến hành kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán tại khách hàng sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng và phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm toán.

4.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Tìm hiểu chung về khách hàng:

Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, THT sẽ thu thập những thông tin chi tiết về khách hàng khi bắt đầu tiến hành kiểm toán. Những thông tin này, THT có được từ

Chỉ tiêu Tỷ lệ xác định mức trọng yếu

Lợi nhận trước thuế |5% - 10%| :

Doanh thu thuần |0,5% - 3%|

Tổng chi phí |0,5% - 3%|

35

trao đổi, phỏng vấn với ban giám đốc hoặc kế toán trưởng; khảo sát thực tế tại đơn vị được kiểm toán; thu thập các hồ sơ của khách hang...

• Các hồ sơ cần thu thập của khách hàng: - Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư - Điều lệ công ty

- BCTC, BCKiT của các năm trước.

• Tìm hiểu môi trường kinh doanh của khách hàng:

- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các đặc thù riêng, hệ thống pháp luật cũng như quy định đặc thù đối với ngành nghề đó

- Kì kế toán, đơn vị tiền tệ, chuẩn mực và chế độ kế toán mà khách hàng áp dụng

Đánh giá hệ thống KSNB

Ở bước này, THT sẽ đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp nhằm xác định các sai sót có trọng yếu và từ đó giúp cho việc đánh giá mức trọng yếu cũng như lập kế hoạch kiểm toán và xác định phạm vi kiểm toán dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này, THT chủ yếu thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn khách hàng bằng một số câu hỏi liên quan đến các yếu tố môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, giám sát các kiểm soát. Khi thực hiện đánh giá hệ thống KSNB, KTV sử dụng bảng câu hỏi mẫu từ VACPA.

Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro

Việc xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro là công việc cần thiết để xác định khối lượng mẫu chọn cần thiết cho cả cuộc kiểm toán cũng như cho từng chu trình. Công

ty THT đã xây dựng sẵn một quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đầu tiên kiểm toán viên đi xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính. Đối với mỗi đơn vị khách hàng kiểm toán viên có thể chọn 1 trong các chi tiêu sau: Lợi nhuận trước thuế, Doanh thu thuần, Tổng chi phí, Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản để làm chỉ tiêu lựa

chọn xác định mức trọng yếu.

36

Và tỉ lệ xác định mức trọng yếu mà công ty thực hiện như sau:

Vốn chủ sở hữu |1% - 5%|

- Mức trọng yếu tổng thể (PM) = chỉ tiêu x tỷ lệ %

> Căn cứ vào ma trận rủi ro phát hiện, KTV xác định mức rủi ro phát hiện để lựa chọn tỷ lệ % thích hợp.

- Mức trọng yếu thực hiện (TE) = Mức trọng yếu tổng thể x (50% - 75%)

> Đây là mức sai sót tối đa cho phép của khoản mục được kiểm toán, nghĩa là KTV

tin tưởng rằng nếu giá trị của khoản mục đó sai phạm tối đa ở mức này vẫn không làm cho BCTC sai phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến nhận định người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, mức này vẫn có thể thay đổi vì có thể điều chỉnh theo diễn biến của cuộc kiểm toán.

- Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (SAD) = Mức trọng yếu tổng thể x 5%.

> Các sai sót dưới ngưỡng sai sót này sẽ không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn bị và quyết định ý kiến kiểm toán.

Kiểm tra — Xây dựng cỡ mẫu

Mục tiêu: Ghi chép việc sử dụng phương pháp lấy mẫu để cung cấp cơ sở hợp lý cho

việc kết luận về tổng thể từ mẫu đã chọn.

Sau khi xác định mức trọng yếu, phần mềm sẽ cho ra kết quả kết hợp với kinh nghiệm

37

nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần được kiểm toán để thu thập bằng chứng cho khoản mục đang cần kiểm toán.

4.2.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán

Sau khi thu thập đủ thông tin cũng như đánh giá được hệ thống KSNB, xác định được mức trọng yếu và lưu ý các rủi ro có thể xảy ra, THT sẽ thiết kế chương trình kiểm

toán cho các phần hành thực hiện. Nhờ đó, KTV có thể xác định được khối lượng công việc để tránh được những thủ tục không cần thiết.

4.2.2 Quy trình kiểm toán tài sản cố định

4.2.2.1Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình kế toán đối với

khoản mục TSCĐ

Để tìm hiểu hệ thống KSNB có được thiết kế và vận hành một cách hiệu quả hay không, THT thường xuyên sử dụng phương pháp chính là phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc hoặc kế toán trưởng của doanh nghiệp khách hàng.

Thông thường, KTV thực hiện phỏng vấn về việc phê duyệt mua mới TSCĐ, thanh lý TSCĐ, các chứng từ có đầy đủ chữ ký hay không, TSCĐ được theo dõi như thế

nào, lưu ý đến quy trình kế toán khoản mục TSCĐ, các nghiệp vụ tăng giảm và việc đối chiếu sổ sách của khách hàng.

4.2.2.2 TNKS

THT xác định được các loại rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽ đưa ra những thủ tục tương ứng. THT sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên với từng loại nghiệp vụ và đề nghị khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ.

4.2.2.3 TNCB

Thủ tục phân tích

Dựa trên BCĐPS năm hiện hành mà khách hàng đã cung cấp, KTV sẽ thực hiện đối chiếu số liệu khoản mục TSCĐ năm nay với số liệu trên BCKiT năm trước để

38

tính toán số chênh lệch và xem số dư đầu kỳ năm nay có khớp với số dư cuối kỳ năm

trước không, thủ tục này sẽ được thực hiện trên giấy tờ làm việc số D710.

Trước khi tổng hợp số liệu trên giấy tờ làm việc số D710, cần đảm bảo tổng giá trị trên số chi tiết, bản thuyết minh và BCĐPS không có sự chênh lệch.

Khi thực hiện kiểm tra sự thay đổi tăng giảm TSCĐ, nếu số chênh lệch lớn, KTV sẽ tiến hành dò soát lại các nghiệp vụ tăng TSCĐ tìm lý do. Khi có những biến động bất thường không hợp lý hoặc số liệu không trừng khớ, THT sẽ yêu cầu khách hàng giải thích và điều chỉnh.

Thử nghiệm chi tiết

o Chứng kiến kiểm kê

Trưởng nhóm phụ trách cuộc kiểm toán sẽ thống nhất với khách hàng về thời gian

và địa điểm kiểm kê. Sau đó sẽ phân công nhân sự đi kiểm kê, liên hệ với nhân viên

Một phần của tài liệu 2345_011830 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w