CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
Bài nghiên cứu “Về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính” trên tạp chí tài chính của thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Trang (2018) đã diễn tả quy trình kiểm toán tài sản cố định qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán. Qua đó, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng tại các công ty kiểm toán bằng cách kết hợp các phương pháp trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ; tăng sự kết hợp thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết; khi kết thục kiểm toán ban lãnh đạo cần thắt chặt việc kiểm tra cũng như ký duyệt các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và đánh giá quá trình làm việc của kiểm toán viên.
Trong bài nghiên cứu “Nghiên cứu vận dụng chuẩn mực TSCĐ hữu hình ở các doanh nghiệptại thành phố Quy Nhơn” của Trần Kỳ Hân (2013), tác giả đã đánh giá việc
vận dụng chuẩn mực kế toán TSCĐ, tìm các nhân tố ảnh hưởng đến chuẩn mực và đưa ra giải pháp nhằm vận dụng tốt chuẩn mực, đồng thời đưa ra một số đề xuất trong vấn đề sửa đổi và đổi mới chuẩn mực TSCĐ hữu hình. Bài nghiên cứu này sử dụng bảng câu
hỏi để tiến hành điều tra 120 công ty về việc vận dụng chuẩn mực TSCĐ hữu hình, sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS với các công cụ chính như thống kê tần suất, thống
kê mô tả, phân tích anova,... từ đó đưa ra các kết luận và đề ra các hướng giải quyết. Thông qua khảo sát, tác giả phát hiện ra đặc điểm sử dụng của từng loại tài sản trong phạm vi thành phố Quy Nhơn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp; cách thức xác định nguyên giá có sự ảnh hưởng tỷ lệ thuận với tuổi nghề của kế toán viên; các đơn vị không đảm bảo tính chính xác hoàn toàn khi thanh lý; chỉ có khoảng
26
70% doanh nghiệp đáp ứng được việc sử dụng văn bản mới nhất trong quản lý, sử dụng và trích khấu hao. Ở kết luận, tác giả đưa ra một số đề xuất như cần chú trọng việc đánh giá lại, quan tâm đến các loại TSCĐ hữu hình không cần dùng và chờ bán, đảm bảo phản
ánh thực chất khoản chênh lệch đánh giá lại TSCĐ;...
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Nga (2019) với đề tài “Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG
Việt Nam thực hiện” đã đưa ra lý thuyết về TSCĐ và liệt kê các bước kiểm toán TSCĐ dựa trên lý thuyết và so sánh với thực tiễn tại doanh nghiệp KPMG. Qua đó, tác giả đã tập trung đa phần vào hệ thống KSNB, các rủi ro trong kiểm toán TSCĐ và kết hợp với phương pháp sử dụng bảng câu hỏi khảo sát các kiểm toán viên, tác giả đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình như tăng cường các kỹ thuật phân tích, kỹ thuật kiểm tra vật chất và kỹ thuật phỏng vấn.