4.2.1 Quy trình kiểm toán chung
Chu trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT được xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, theo mô tả cụ thể như hình sau:
CHU TRÌNH KIEM TOÁN
ỉ
ỉ
XAC ĐỊNH. DANH GlA VA QUÀN LÝ RÚ
Lộp hợp đóng kiếm toAn và Iưa chọn nhổm kiém toán
(A200J
PhAn tlch SC bộ bao CAo IAi Chlnh [A500J
t xét. phê duyệt VA ■> bào CAo (BllOJ
Tống hợp kê hopch kiém
∣OΛ∩ [A900]
Phân tích tông thé Mo CAo t∆< chính ∣Ancυ6
[B420J
Tlm hiếu khAch hang VA môi trường hoai động (A300]
Klém SoAt ChAl lượng kiém toán (B120J
Xem xét chAp nhận khAch hAng VA đAnh giA rũi ro hợp dóng (AlOOJ
OAnh giA la* mtk trọng y∂u VA phạm VI kiêm toAn (A700J • (A800J
OAnh giố chung vé hệ thống kiếm SOAt nộI bộ vA rủi ro gian l⅞n (A600J
Tlm hiếu Chinh SAch ké toán VA Chu Uinh kinh doanh quan trọng (A400J
Kiếm tra hệ thống kiếm SOAl nội bộ (C100∙CSO0]
Thơ giài trinh cùa Đan GiAm dôc VA Ban quản In [B440-B450J
XAc đinh mức trọng yóu
(A700J và phưorig PhAp chọc m⅛u -cởmỉu (A800J
BAo CAo IAi chính vA Mo C Ao kiém toến (B300J
Thơ quản lý và CAc tư ván khách hAng khác (B2OOJ
34
4.2.1.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán
Ở bước này, THT sẽ tiến hành tìm hiểu khách hàng nhằm xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng. Sau khi đánh giá khả năng phục vụ khách hàng, trên cơ sở đó, THT sẽ xem xét và phân bổ nhân lực và xác định giá phí kiểm
toán và lập kế hoạch kiểm toán phù hợp.
Trước khi tiến hành kiểm toán, đại diện công ty THT và khách hàng sẽ cùng thảo luận về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. Giám đốc công ty THT sẽ lập kế hoạch giao dịch và cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, kiểm tra các điều kiện phục vụ công
việc, các tài liệu được khách hàng cung cấp. Trong cuộc trao đổi với khách hàng, giám đốc sẽ thảo luận và thống nhất với khách hàng về các thông tin cơ bản liên quan đến cuộc kiểm toán như thời điểm thực hiện kiểm toán, thời hạn lập dự thảo BCKiT, thời điểm phát hành báo cáo chính thức, các thành viên của đoàn kiểm toán cũng như các tài liệu KTV yêu cầu khách hàng cung cấp. Các tài liệu này sẽ được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, là cơ sở để KTV và khách hàng tuân thủ trong quá trình thực hiện kiểm toán. Đối với khách hàng mới, THT sẽ thu thập các BCKiT năm trước của khách hàng,
tập trung đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với khách hàng cũ, KTV sẽ dựa vào các hồ sơ kiểm toán năm cũ và cập nhật những thay đổi trong năm hiện hành cũng như xem lại những vấn đề đã lưu ý từ năm trước.
Hai bên tiến hành kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán tại khách hàng sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng và phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm toán.
4.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
❖ Tìm hiểu chung về khách hàng:
Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, THT sẽ thu thập những thông tin chi tiết về khách hàng khi bắt đầu tiến hành kiểm toán. Những thông tin này, THT có được từ
Chỉ tiêu Tỷ lệ xác định mức trọng yếu
Lợi nhận trước thuế |5% - 10%| :
Doanh thu thuần |0,5% - 3%|
Tổng chi phí |0,5% - 3%|
35
trao đổi, phỏng vấn với ban giám đốc hoặc kế toán trưởng; khảo sát thực tế tại đơn vị được kiểm toán; thu thập các hồ sơ của khách hang...
• Các hồ sơ cần thu thập của khách hàng: - Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư - Điều lệ công ty
- BCTC, BCKiT của các năm trước.
• Tìm hiểu môi trường kinh doanh của khách hàng:
- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các đặc thù riêng, hệ thống pháp luật cũng như quy định đặc thù đối với ngành nghề đó
- Kì kế toán, đơn vị tiền tệ, chuẩn mực và chế độ kế toán mà khách hàng áp dụng
❖ Đánh giá hệ thống KSNB
Ở bước này, THT sẽ đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp nhằm xác định các sai sót có trọng yếu và từ đó giúp cho việc đánh giá mức trọng yếu cũng như lập kế hoạch kiểm toán và xác định phạm vi kiểm toán dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này, THT chủ yếu thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn khách hàng bằng một số câu hỏi liên quan đến các yếu tố môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, giám sát các kiểm soát. Khi thực hiện đánh giá hệ thống KSNB, KTV sử dụng bảng câu hỏi mẫu từ VACPA.
❖ Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro
Việc xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro là công việc cần thiết để xác định khối lượng mẫu chọn cần thiết cho cả cuộc kiểm toán cũng như cho từng chu trình. Công
ty THT đã xây dựng sẵn một quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đầu tiên kiểm toán viên đi xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính. Đối với mỗi đơn vị khách hàng kiểm toán viên có thể chọn 1 trong các chi tiêu sau: Lợi nhuận trước thuế, Doanh thu thuần, Tổng chi phí, Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản để làm chỉ tiêu lựa
chọn xác định mức trọng yếu.
36
Và tỉ lệ xác định mức trọng yếu mà công ty thực hiện như sau:
Vốn chủ sở hữu |1% - 5%|
- Mức trọng yếu tổng thể (PM) = chỉ tiêu x tỷ lệ %
> Căn cứ vào ma trận rủi ro phát hiện, KTV xác định mức rủi ro phát hiện để lựa chọn tỷ lệ % thích hợp.
- Mức trọng yếu thực hiện (TE) = Mức trọng yếu tổng thể x (50% - 75%)
> Đây là mức sai sót tối đa cho phép của khoản mục được kiểm toán, nghĩa là KTV
tin tưởng rằng nếu giá trị của khoản mục đó sai phạm tối đa ở mức này vẫn không làm cho BCTC sai phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến nhận định người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, mức này vẫn có thể thay đổi vì có thể điều chỉnh theo diễn biến của cuộc kiểm toán.
- Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (SAD) = Mức trọng yếu tổng thể x 5%.
> Các sai sót dưới ngưỡng sai sót này sẽ không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn bị và quyết định ý kiến kiểm toán.
❖ Kiểm tra — Xây dựng cỡ mẫu
Mục tiêu: Ghi chép việc sử dụng phương pháp lấy mẫu để cung cấp cơ sở hợp lý cho
việc kết luận về tổng thể từ mẫu đã chọn.
Sau khi xác định mức trọng yếu, phần mềm sẽ cho ra kết quả kết hợp với kinh nghiệm
37
nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần được kiểm toán để thu thập bằng chứng cho khoản mục đang cần kiểm toán.
4.2.1.3 Thiết kế chương trình kiểm toán
Sau khi thu thập đủ thông tin cũng như đánh giá được hệ thống KSNB, xác định được mức trọng yếu và lưu ý các rủi ro có thể xảy ra, THT sẽ thiết kế chương trình kiểm
toán cho các phần hành thực hiện. Nhờ đó, KTV có thể xác định được khối lượng công việc để tránh được những thủ tục không cần thiết.
4.2.2 Quy trình kiểm toán tài sản cố định
4.2.2.1Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình kế toán đối với
khoản mục TSCĐ
Để tìm hiểu hệ thống KSNB có được thiết kế và vận hành một cách hiệu quả hay không, THT thường xuyên sử dụng phương pháp chính là phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc hoặc kế toán trưởng của doanh nghiệp khách hàng.
Thông thường, KTV thực hiện phỏng vấn về việc phê duyệt mua mới TSCĐ, thanh lý TSCĐ, các chứng từ có đầy đủ chữ ký hay không, TSCĐ được theo dõi như thế
nào, lưu ý đến quy trình kế toán khoản mục TSCĐ, các nghiệp vụ tăng giảm và việc đối chiếu sổ sách của khách hàng.
4.2.2.2 TNKS
THT xác định được các loại rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽ đưa ra những thủ tục tương ứng. THT sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên với từng loại nghiệp vụ và đề nghị khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ.
4.2.2.3 TNCB
❖ Thủ tục phân tích
Dựa trên BCĐPS năm hiện hành mà khách hàng đã cung cấp, KTV sẽ thực hiện đối chiếu số liệu khoản mục TSCĐ năm nay với số liệu trên BCKiT năm trước để
38
tính toán số chênh lệch và xem số dư đầu kỳ năm nay có khớp với số dư cuối kỳ năm
trước không, thủ tục này sẽ được thực hiện trên giấy tờ làm việc số D710.
Trước khi tổng hợp số liệu trên giấy tờ làm việc số D710, cần đảm bảo tổng giá trị trên số chi tiết, bản thuyết minh và BCĐPS không có sự chênh lệch.
Khi thực hiện kiểm tra sự thay đổi tăng giảm TSCĐ, nếu số chênh lệch lớn, KTV sẽ tiến hành dò soát lại các nghiệp vụ tăng TSCĐ tìm lý do. Khi có những biến động bất thường không hợp lý hoặc số liệu không trừng khớ, THT sẽ yêu cầu khách hàng giải thích và điều chỉnh.
❖ Thử nghiệm chi tiết
o Chứng kiến kiểm kê
Trưởng nhóm phụ trách cuộc kiểm toán sẽ thống nhất với khách hàng về thời gian
và địa điểm kiểm kê. Sau đó sẽ phân công nhân sự đi kiểm kê, liên hệ với nhân viên kiểm
kê hoặc kế toán bên khách hàng để có được danh sách các tài sản cần kiểm kê. Đoàn kiểm kê sẽ bao gồm trưởng nhóm kiểm toán, trợ lý kiểm toán và nhân viên kiểm kê bên khách hàng. THT sẽ sử dụng phương pháp kiểm kê là kiểm tra từ sổ sách xuống thực tế và kiểm tra từ thực tế ngược vào sổ sách
Khi kết thúc kiểm kê, KTV cần lập biên bản kiểm kê ghi chú lại các mục cần lưu ý và có chữ ký của các bên liên quan. Khi kiểm kê, KTV cần lưu ý những TSCĐ bị hư, TSCĐ chưa được đưa vào sử dụng, TSCĐ đưa vào sử dụng nhưng không trích khấu hao.
Nếu hợp đồng kiểm toán được ký sau niên độ cuối năm, khi thực hiện kiểm toán, THT sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp biên bản kiểm kê và thực hiện một số thủ tục bổ sung.
o Tính toán lại chi phí khấu hao
KTV sẽ tiến hành tập hợp lại những thông tin cần thiết từ bảng tính khấu hao do khách hàng cung cấp và kiểm tra lại thời gian sử dụng hữu ích mà khách hàng ghi nhận
39
đối với từng loại tài sản đã đúng với quy định hiện hành hay chưa, sau đó, KTV sẽ tiến hành lên danh sách tính toán lại khấu hao theo từng loại tài sản.
Sau khi tính toán lại hoàn tất, KTV của THT sẽ tiến hành đối chiếu với số liệu của khách hàng xem có chênh lệch nào không, đối chiếu với số dư trên BCĐS có khớp chưa, nếu có sai sót, KTV sẽ ghi chú lại để cuối cuộc kiểm toán đề nghị khách hàng sửa và đưa ra bút toán điều chỉnh nếu cần thiết.
Một số lỗi thường mắc phải khi khấu hao TSCĐ như ghi nhận sai thời gian sử dụng hữu ích, khấu hao dư hoặc thiếu tháng, TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa tính
khấu hao. Nếu có sai sót, KTV sẽ yêu cầu khách hàng điều chỉnh.
o Kiểm tra việc tăng giảm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
THT sẽ mở các sổ chi tiết của các tài khoản liên quan đến khoản mục nhằm tổng hợp giá trị tăng giảm của TSCĐ theo từng loại và thực hiện đối chiếu đến BCĐPS.
Đối với nghiệp vụ tăng, cần xác định lý do tăng do đâu và phân loại theo cách tăng, loại tài sản. Nếu nghiệp vụ tăng ít, THT sẽ thu thập tất cả các chứng từ liên quan. Nếu nghiệp vụ tăng nhiều, KTV sẽ tiến hành sử dụng bộ lọc mẫu đã xây dựng ở bước lập kế hoạch kiểm toán. Bộ chứng từ khách hàng cung cấp cần phải đầy đủ thông tin và chính xác bao gồm hóa đơn, hợp đồng mua đối với những tài sản có giá trị lớn, biên bản nghiệm thu,... KTV sẽ xem xét các chứng từ có đầy đủ sự phê duyệt, các giá trị và thời gian đưa vào sử dụng có đúng với sổ sách hay không. Đối với nghiệp vụ giảm cũng tương tự.
Bên cạnh đó, THT sẽ lưu ý những tài sản tăng đó đã được đưa vào sử dụng hay chưa. Ở thủ tục này cần đối chiếu với thủ tục tính toán lại khấu hao ở bên trên để xem xét lại doanh nghiệp đã đưa vô khấu hao chưa hoặc thời gian đưa vào khấu hao có đúng chưa,
40
o Xác định thông tin công bố lên thuyết minh BCTC
Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, KTV lập bảng thông tin sẽ thể hiện trên bản thuyết minh BCTC cho khoản mục TSCĐ
4.2.3 Hoàn thành cuộc kiểm toán
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tập hợp các giấy tờ làm việc
lại và tổng hợp các lỗi mà các trợ lý kiểm toán đã ghi chú, đánh giá các sai sót, trao đổi với khách hàng với những lỗi sai sót vượt qua mức trọng yếu.
KTV cần đảm bảo các bằng chứng kiểm toán đã được thu thập đầy đủ, giấy tờ làm việc thể hiện đầy đủ thông tin để chứng minh cho kết luận BCKiT sau này.
4.3 Minh họa quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toánvà tư vấn THT và tư vấn THT
4.3.1 Minh họa quy trình kiểm toán tại công ty ABC
4.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn THT chi nhánh Hồ Chí Minh.
❖ Tìm hiểu chung về khách hàng
Công ty ABC là công ty sở hữu 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập năm
2016 theo giấy phép đầu tư do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp. • Ngành nghề kinh doanh chính:
- Lập trình máy vi tính; thiết kế và phát triển phần mềm; quản lý dự án phần mềm; dịch vụ bảo trì và hỗ trợ trọn gói sản phẩm của công ty; Dịch vụ tư vấn phần mềm,
tư vấn hệ thống.
- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.
Dịch vụ đào tạo cho nhân viên của khách hàng . - Hoạt động tư vấn quản lý
41
• Chính sách kế toán:
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng
dẫn thực hiện kèm theo.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán sổ nhật ký chung. - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc
ngày 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ: VND.
- Không có các sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính đến ngày phát hành BCTC có ảnh hưởng trọng yếu hoặc có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm nay của Công ty.
❖ Tìm hiểu quy trình kế toán khoản mục TSCĐ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Quy trình kế toán: TSCĐ hữu hình bao gồm Máy móc, thiết bị (TK2112) và Thiết
bị, dụng cụ quản lý (TK2114). Giá trị tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá chi tiết theo từng tài sản cố định và tất cả các loại TSCĐ đều được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị khấu hao được ghi nhận chung vào TK2141.
Đối với các TSCĐ được mua mới trong kỳ: trong năm 2020, do sự ảnh hưởng của
dịch Covid nên Công ty đã mua thêm bộ Camera đo thân nhiệt, bên cạnh đó, để phục vụ