Những vấn đề về kiểm toán TSCĐ

Một phần của tài liệu 2345_011830 (Trang 27)

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Thu thập thông tin cơ sở

Theo VAS 300 - Lập kế hoạch kiểm toán BCTC, sau khi kí hợp đồng kiểm toán, KTV và công ty cần xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán cho

cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính. Khi lập kế hoạch kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần thu thập thông tin cơ sở và hoạt động kinh doanh của khách hàng, Thông thường, đối với khoản mục TSCĐ, KTV thực hiện các bước sau:

- Tìm hiểu các đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu các nghiệp vụ có ảnh hưởng đến khoản mục TSCĐ.

- Thu thập các giấy tờ, chứng từ pháp lý. Với khách hàng năm đầu, KTV cần thu thập biên bản thanh tra hay kiểm tra của các năm trước và năm hiện hành, biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc liên quan đến TSCĐ.

Với khách hàng lâu năm, thường xuyên của công ty kiểm toán thì các thông tin này được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng và KTV chỉ cần thu thập thông tin của năm hiện hành.

- Tìm hiểu thông tin về TSCĐ về chủng loại, đặc điểm của từng loại.

2.2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Theo VSA520 - Thủ tục phân tích, định nghĩa thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin

liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính. Đối với phần hành kiểm toán TSCĐ, KTV thực hiện phân tích một số chỉ tiêu sau:

16

- So sánh số dư từng khoản mục của TSCĐ của kỳ này so với kỳ trước hoặc giữa các tháng, quý với nhau, xem xét và phát hiện những biến động bất thường đối với giá trị của TS CĐ.

2.2.1.3Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với TSCĐ

Theo VSA315, KTV phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro thì chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán.

KTV cần phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. Các thành phần của kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị, Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm các quy trình kinh doanh có liên quan, và trao đổi thông tin, Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán, Giám sát các kiểm soát.

Khi tiến hành tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV chú ý doanh nghiệp đã thiết kế hệ thống này đối với khoản mục TSCĐ như thế nào và nó có được thực hiện đúng như đã thiết kế không? Để tìm hiểu về phương diện thiết kế, các công việc KTV cần làm như sau:

- Quan sát thực tế tại doanh nghiệp

- Phỏng vấn các nhân viên của doanh nghiệp

- Tìm hiểu các thủ tục KSNB cũng như các chứng từ liên quan đối với khoản

mục TSCĐ

Sau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở phương diện thiết kế, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát.. Để tìm hiểu hệ thống kiểm

Mục tiêu Đảm bảo TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được ghi

nhận trên sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

E/Tính hiện hữu 17

soát nội bộ đó có được vận hành tốt tại doanh nghiệp hay không, KTV cần quan tâm một

số vấn đề sau:

- Có sự phân tách trách nhiệm giữa người chuẩn y mua sắm, thanh lý TSCĐ

và ghi sổ

- Doanh nghiệp có đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái hay không

- Việc lập dự toán cho việc mua sắm TSCĐ có được doanh nghiệp thực hiện không

- Phương pháp ghi nhận TSCĐ và phương pháp tính khấu hao có phù hợp không

- ...

2.1.2.4 Xác định mức trọng yếu

Đây là bước cuối cùng trong việc lập kế hoạch kiểm toán, thông thường công việc

này do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện và thành viên ban giám đốc của cuộc kiểm toán

là người soát xét cuối cùng. Các tiêu chí để ước tính mức trọng yếu gồm lợi nhuận trước

thuế, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, tổng chi phí, tổng VCSH, giá trị tài sản ròng. Tùy tình chất cuộc kiểm toán và đối tượng sử dụng BCTC mà công ty lựa chọn tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu.

2.1.2.5 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ

Theo VSA 200, mục đích của kiểm toán BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC, thông qua việc KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được

áp dụng hay không.

Dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, phần D - Kiểm tra chi tiết tài sản, mục D730, mục tiêu kiểm toán của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được

thể hiện như sau:

18

Đảm bảo TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình và BĐSĐT và/hoặc chi phí tại ngày kết thúc kỳ kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận

được ghi nhận chính xác trong sổ đăng ký TSCĐ và sổ cái. C/Tính đầy đủ Đảm bảo TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT tăng, giảm

bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá hối đoái phù hợp. V/Đánh giá Đảm bảo trích lập đầy đủ chi phí khấu hao của TSCĐ hữu hình,

TSCĐ vô hình và BĐSĐT. V/Đánh giá

Đảm bảo đơn vị sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được ghi nhận trên sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Tất cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT không bị hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả các hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong BCTC.

R&O/Quyền và nghĩa vụ

Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và BĐSĐT được lập chính xác và các thông

2.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

2.1.3.1 Thử nghiệm kiểm soát

Khi hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là có hiệu lực thì thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện nhằm tìm ra những bằng chứng kiểm toán về cách thức hoạt động

19

của hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó, KTV có thể xác định được khối lượng công việc và biết được trọng tâm của cuộc kiểm toán này.

Đối với khoản mục TSCĐ, hệ thống KSNB được coi là hữu hiệu khi đơn vị bảo quản tốt TSCĐ. KTV có thể thực hiện thử nghiệm kiểm soát thông qua hình thức phỏng vấn nhân sự liên quan, kiểm tra các chứng từ sổ sách liên quan đến khoản mục TSCĐ có

hợp lý chưa.

2.1.3.2 Thủ tục phân tích

• Phân tích ngang: đối với TSCĐ, KTV cần tiến hành so sánh số liệu của TSCĐ cũng như số liệu của CPKH năm trước so với năm nay xem có biến động hợp lý hay bất thường, nếu biến động bất thường thì cần tìm ra nguyên nhân.

• Phân tích dọc: tùy theo từng đặc điểm của loại hình doanh nghiệp mà KTV sử dụng các loại tỷ số thích hợp, thông thường là các loại tỷ số sau:

- Tỷ trọng của từng loại TSCĐ so với tổng số: tỷ số này sẽ cho KTV biết được tỷ lệ phần trăm các loại tài sản trong tổng TSCĐ

- Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ: tỷ số này sẽ cho KTV biết được khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ đó

- Tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ với VCSH: tỷ số sẽ thể hiện mức độ đầu tư vào TSCĐ so với VCSH

- Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: tỷ số này sẽ cho biết được khả năng TSCĐ đó có thể thu hồi lại vốn được bao nhiêu

2.1.3.3 Thủ tục chi tiết

• Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối chiếu với sổ cái

Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần thu thập bằng chứng về quyền sở hữu TSCĐ cũng như bằng chứng về tính xác thực của số dư đầu kỳ của

20

TSCĐ đó, sau đó những năm tiếp theo, KTV chỉ cần tập trung kiểm tra với số phát sinh tăng giảm.

Trước hết, KTV cần đối chiếu số tổng từ số chi tiết so với sổ cái. Để thực hiện công việc này, KTV sẽ thu thập thông tin hoặc tự lập bảng phân tích các số liệu để cho ra được các số phát sinh tăng giảm trong năm và tính ra được số dư cuối kỳ. Thử

nghiệm này nhằm giúp KTV kiểm tra sự chính xác của các số liệu của từng loại TSCĐ khớp với số dư cuối kỳ của năm trước trong các sổ sách và kiểm tra sự chính xác của các số tăng giảm trong năm do tính chất quan trọng của nó. Thực hiện tương tự đối với khoản mục giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ.

• Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng TSCĐ

Thử nghiệm này sẽ giúp KTV thu thập được các bằng chứng về sự có thực của TSCĐ

nhằm đạt mục tiêu hiện hữu. Các công việc khi thực hiện thử nghiệm này như sau: - Xem xét xem các TSCĐ được ghi nhận tăng trong kỳ có sự phê chuẩn hợp lý

chưa.

- Chọn mẫu các nghiệp vụ mua TSCĐ nhằm kiểm tra các loại chứng từ như hợp

đồng, hóa đơn và các giấy tờ liên quan.

- Điều tra các trường hợp có giá mua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dự toán.

- Xem xét các khoản và chi phí được tính vào nguyên giá TSCĐ có hợp lý chưa.

- Lưu ý các khoản ghi nợ TSCĐ nhưng chỉ tăng về giá trị mà hiện vật thì không

tăng, cần tìm rõ nguyên nhân.

- Rà soát lại tất cả các hợp đồng thi công và chi phí liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang đã phát sinh và hoàn thành trong năm.

21

- TSCĐ hữu hình nhằm kiểm tra xem mỗi khoản mục liên quan đều đã được kết

chuyển đúng đắn hay chưa.

- Xem xét việc đánh giá các TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng. KTV áp dụng

các thử nghiệm bổ sung để so sánh giữa tổng chi phí xây dựng thực tế phát sinh với giá ước tính do bên ngoài cung cấp.

• Chứng kiến kiểm kê TSCĐ

Việc chứng kiến kiểm kê TSCĐ giúp KTV đạt được mục tiêu hiện hữu và đầy đủ của

TSCĐ. Thông qua thủ tục này, KTV có thể biết được giá trị của TSCĐ tại thời điểm kiểm kê. Đa phần KTV chỉ cần kiểm kê các TSCĐ phát sinh tăng trong năm, có một số trường hợp chẳng hạn như khi hệ thống KSNB không hữu hiệu, quá yếu kém, KTV có thể yêu cầu kiểm kê toàn bộ TSCĐ.

Có hai hướng để KTV chọn khi chứng kiến kiểm kê, một là bắt đầu từ các TSCĐ hoặc hai là bắt đầu từ sổ sách kế toán.

Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm kê:

- KTV cần ghi chú lại những tài sản bị hỏng hoặc những tài sản chưa sử dụng hay tạm ngưng không sử dụng

- Những tài sản đã hết thời gian hữu ích nhưng vẫn được tính khấu hao • Kiểm tra quyền sở hữu

Khi thực hiện thủ tục này, KTV cần thu thập các bằng chứng lên quan đến pháp lý như các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế.

• Kiểm tra các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ

KTV sẽ lọc ra một số nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ nhằm kiểm tra các giấy tờ liên quan

như hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, hóa đơn mua, biên bản thanh lý,... Qua đó, KTV sẽ xác định được nghiệp vụ đó có thật hay không và giá trị được ghi nhận có đúng hay không, xem xét các tài sản bị thanh lý đơn vị có được phản ánh và ngừng trích khấu hao chưa.

22

• Kiểm tra CPKH

- So sánh số liệu khấu hao của năm nay với năm trước có khớp không, biến động có bất thường không

- KTV cần xem xét chính sách khấu hao của đơn vị có phù hợp chưa, thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp chưa.

- Tính toán lại chi phí khấu hao

• Xem xét việc phân loại và thuyết minh trên BCTC

Theo quy định hiện hành, khoản mục TSCĐ khi trình bày cần phải phân chia đúng thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và bất động sản đầu tư.

Bên cạnh đó, đơn vị cần phải thể hiện các nội dung sau trên thuyết minh BCTC: - Nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng

hữu ích.

- Tình hình tăng giảm của TSCĐ theo từng loại.

2.1.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Khi kết thúc kiểm toán, công ty cần thực hiện các bước sau : - Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC

- Xem xét đánh giá bằng chứng, tổng hợp kết quả kiểm toán - Phát hành BCKiT và thư quản lý

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước

2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước

Popovici (2019) từng nghiên cứu về những rủi ro trong kiểm toán TSCĐ. Tác giả

đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro bằng cách phân tích các đặc điểm

của rủi ro có sai lệch đáng kể, rủi ro không phát hiện và một số các rủi ro khác do các chuyên gia trong ngành đề xuất như rủi ro có thể chấp nhận, rủi ro kinh doanh hoặc rủi ro đáng kể, sau đó đưa ra các thủ tục kiểm toán. Tác giả dựa trên Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn

23

vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 200 “Mục

tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo

chuẩn mực kiểm toán quốc tế”. Thông qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng rủi ro kiểm toán TSCĐ xuất phát từ điều kiện kinh tế không thuận lợi, những vấn đề tài chính của đơn vị kiểm toán hoặc sự thiếu hụt của môi trường kiểm soát nội bộ. Tác giả đưa ra một số đề xuất cho KTV hạn chế các rủi ro đó như xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng cách thức thực hiện đánh giá và khấu hao TSCĐ; xem xét các sai sót trong kiểm toán của những năm trước; đánh giá từng số dư tài khoản của bất kỳ TSCĐ ở mức cao đối với một số hoặc tất cả tài sản khi hệ thống kế toán và KSNB không hiệu quả hoặc việc đánh giá tính

hữu hiệu của chúng không hiệu quả bằng việc sử dụng các TNKS; thể hiện ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi nghi ngờ tính trung thực của kế toán viên cũng như kinh nghiệm của đơn vị được kiểm toán hoặc có nghi ngờ đối với các giao dịch bất thường đối với TSCĐ.

Nghiên cứu của Yao và cộng sự (2015) được đăng trong tạp chí kinh tế và kế toán

đương đại đã nghiên cứu về sự liên quan giữa kế toán giá trị hợp lý của TSCĐ và chi

Một phần của tài liệu 2345_011830 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w