CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.1.3.1 Thử nghiệm kiểm soát
Khi hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là có hiệu lực thì thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện nhằm tìm ra những bằng chứng kiểm toán về cách thức hoạt động
19
của hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó, KTV có thể xác định được khối lượng công việc và biết được trọng tâm của cuộc kiểm toán này.
Đối với khoản mục TSCĐ, hệ thống KSNB được coi là hữu hiệu khi đơn vị bảo quản tốt TSCĐ. KTV có thể thực hiện thử nghiệm kiểm soát thông qua hình thức phỏng vấn nhân sự liên quan, kiểm tra các chứng từ sổ sách liên quan đến khoản mục TSCĐ có
hợp lý chưa.
2.1.3.2 Thủ tục phân tích
• Phân tích ngang: đối với TSCĐ, KTV cần tiến hành so sánh số liệu của TSCĐ cũng như số liệu của CPKH năm trước so với năm nay xem có biến động hợp lý hay bất thường, nếu biến động bất thường thì cần tìm ra nguyên nhân.
• Phân tích dọc: tùy theo từng đặc điểm của loại hình doanh nghiệp mà KTV sử dụng các loại tỷ số thích hợp, thông thường là các loại tỷ số sau:
- Tỷ trọng của từng loại TSCĐ so với tổng số: tỷ số này sẽ cho KTV biết được tỷ lệ phần trăm các loại tài sản trong tổng TSCĐ
- Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ: tỷ số này sẽ cho KTV biết được khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ đó
- Tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ với VCSH: tỷ số sẽ thể hiện mức độ đầu tư vào TSCĐ so với VCSH
- Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: tỷ số này sẽ cho biết được khả năng TSCĐ đó có thể thu hồi lại vốn được bao nhiêu
2.1.3.3 Thủ tục chi tiết
• Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của TSCĐ và đối chiếu với sổ cái
Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần thu thập bằng chứng về quyền sở hữu TSCĐ cũng như bằng chứng về tính xác thực của số dư đầu kỳ của
20
TSCĐ đó, sau đó những năm tiếp theo, KTV chỉ cần tập trung kiểm tra với số phát sinh tăng giảm.
Trước hết, KTV cần đối chiếu số tổng từ số chi tiết so với sổ cái. Để thực hiện công việc này, KTV sẽ thu thập thông tin hoặc tự lập bảng phân tích các số liệu để cho ra được các số phát sinh tăng giảm trong năm và tính ra được số dư cuối kỳ. Thử
nghiệm này nhằm giúp KTV kiểm tra sự chính xác của các số liệu của từng loại TSCĐ khớp với số dư cuối kỳ của năm trước trong các sổ sách và kiểm tra sự chính xác của các số tăng giảm trong năm do tính chất quan trọng của nó. Thực hiện tương tự đối với khoản mục giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ.
• Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng TSCĐ
Thử nghiệm này sẽ giúp KTV thu thập được các bằng chứng về sự có thực của TSCĐ
nhằm đạt mục tiêu hiện hữu. Các công việc khi thực hiện thử nghiệm này như sau: - Xem xét xem các TSCĐ được ghi nhận tăng trong kỳ có sự phê chuẩn hợp lý
chưa.
- Chọn mẫu các nghiệp vụ mua TSCĐ nhằm kiểm tra các loại chứng từ như hợp
đồng, hóa đơn và các giấy tờ liên quan.
- Điều tra các trường hợp có giá mua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dự toán.
- Xem xét các khoản và chi phí được tính vào nguyên giá TSCĐ có hợp lý chưa.
- Lưu ý các khoản ghi nợ TSCĐ nhưng chỉ tăng về giá trị mà hiện vật thì không
tăng, cần tìm rõ nguyên nhân.
- Rà soát lại tất cả các hợp đồng thi công và chi phí liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang đã phát sinh và hoàn thành trong năm.
21
- TSCĐ hữu hình nhằm kiểm tra xem mỗi khoản mục liên quan đều đã được kết
chuyển đúng đắn hay chưa.
- Xem xét việc đánh giá các TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng. KTV áp dụng
các thử nghiệm bổ sung để so sánh giữa tổng chi phí xây dựng thực tế phát sinh với giá ước tính do bên ngoài cung cấp.
• Chứng kiến kiểm kê TSCĐ
Việc chứng kiến kiểm kê TSCĐ giúp KTV đạt được mục tiêu hiện hữu và đầy đủ của
TSCĐ. Thông qua thủ tục này, KTV có thể biết được giá trị của TSCĐ tại thời điểm kiểm kê. Đa phần KTV chỉ cần kiểm kê các TSCĐ phát sinh tăng trong năm, có một số trường hợp chẳng hạn như khi hệ thống KSNB không hữu hiệu, quá yếu kém, KTV có thể yêu cầu kiểm kê toàn bộ TSCĐ.
Có hai hướng để KTV chọn khi chứng kiến kiểm kê, một là bắt đầu từ các TSCĐ hoặc hai là bắt đầu từ sổ sách kế toán.
Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm kê:
- KTV cần ghi chú lại những tài sản bị hỏng hoặc những tài sản chưa sử dụng hay tạm ngưng không sử dụng
- Những tài sản đã hết thời gian hữu ích nhưng vẫn được tính khấu hao • Kiểm tra quyền sở hữu
Khi thực hiện thủ tục này, KTV cần thu thập các bằng chứng lên quan đến pháp lý như các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế.
• Kiểm tra các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ
KTV sẽ lọc ra một số nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ nhằm kiểm tra các giấy tờ liên quan
như hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, hóa đơn mua, biên bản thanh lý,... Qua đó, KTV sẽ xác định được nghiệp vụ đó có thật hay không và giá trị được ghi nhận có đúng hay không, xem xét các tài sản bị thanh lý đơn vị có được phản ánh và ngừng trích khấu hao chưa.
22
• Kiểm tra CPKH
- So sánh số liệu khấu hao của năm nay với năm trước có khớp không, biến động có bất thường không
- KTV cần xem xét chính sách khấu hao của đơn vị có phù hợp chưa, thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp chưa.
- Tính toán lại chi phí khấu hao
• Xem xét việc phân loại và thuyết minh trên BCTC
Theo quy định hiện hành, khoản mục TSCĐ khi trình bày cần phải phân chia đúng thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và bất động sản đầu tư.
Bên cạnh đó, đơn vị cần phải thể hiện các nội dung sau trên thuyết minh BCTC: - Nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng
hữu ích.
- Tình hình tăng giảm của TSCĐ theo từng loại.