Phân loại thành tố trung tâm theohình thức tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 25 - 27)

2.1 .Vài nét vềđộng ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha

2.2. Thành tố trung tâm

2.2.1. Phân loại thành tố trung tâm theohình thức tổ chức

2.2.1.1.Thành tố trung tâm của động ngữ là một động từ

Đây là trường hợp động ngữ bao gồm một động từ duy nhất, động từ duy nhất đó chính là động từ trung tâm. Động từ làm trung tâm của động ngữ có thể là một động từ thực (động từ độc lập) hoặc cũng có thể là một động từ tình thái (động từ không độc lập).

a.Thành tố trung tâmlà động từ không độc lập

Động từ không độc lập là lớp động từ không thể tồn tại nếu không có các yếu tố đi kèm.Nhóm động từ không độc lập lớn nhất là những động từ tình thái. Nhóm này được chia nhỏ hơn:

+ Động từ chỉ sự cần thiết và khả năng: precisar (cần), dever (nên), phải(ter de),

poder( có thể,)...

+ Động từ chỉ ý chí - ý muốn: esperar(mong),querer(muốn), desejar (cầu, chúc,

mong muốn),...

b.Thành tố trung tâm là động từ độc lập

Các động từ độc lập là các động từ tồn tại một mình, điển hình là các động từ chỉ

hoạt động vật lý, hoặc trạng thái tâm lý như: dormir (ngủ), ir (đi), respeitar (tôn

trọng), bocejar (ngáp), correr (chạy), ...

Sự phân loại các động từ độc lập có khả năng một mình làm thành tố chính của

khác có thể xuất hiện trong cụm từ chứa chúng. - Lớp động từ có khả năng kết hợp với phụ từ:

+ Những động từ chỉ hoạt động và trạng thái tâm lý: precupar-se (lo), respeitar

(kính nể),...

+ Những động từ có thể kết hợp với các phụ từ chỉ hướng: ir (đi), vir (tới),subir

(trèo), descer (đi xuống)...

- Lớp động từ có khả năng kết hợp với thực từ:

Đó là lớp động từ mang ý nghĩa phát nhận (dar (cho), oferecer(tặng),...), động từ mang ý nghĩa nối kết (misturar (trộn), ligar (nối),...), động từ mang ý nghĩa khiến động (pedir (bảo, sai, khiến), obrigar (bắt buộc), permitir (cho phép), deixar

(để),...) và những lớp con động từ khác.

2.2.1.2.Thành tố trung tâmgồm hai hoặc hơn hai động từ.

Chuỗi động từ làm thành tố chính của động ngữ này là một loạt các động từ có quan hệ đẳng lập với nhau trong động ngữ.

Ví dụ: (Olga Mata Coimbra, 2012: 62)

Ela cantou, dançando muito na festa. (Anh ta hát, nhảy rất nhiều trong bữa tiệc.).

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Ela cantou, dançando muito na festa Nghĩa Cô ta (đã) hát, nhảy nhiều trong bữa tiệc

2.2.1.3. Thành tố trung tâmlà một thành ngữ

Thành tố chính của động ngữ có thể là một thành ngữ, trường hợp này tuy không xuất hiện nhiều nhưng chúng ta vẫn có thể bắt gặp những động ngữ có chứa thành ngữ làm thành tố chính như:

Ví dụ:

Vais dar uma mãozinha? (Bạn có sẽ giúp một tay chứ?).

Thành phần TTPT TTTT

Ví dụ vais dar uma mãozinha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)