Nhận xét vềđộng ngữtiếng Bồ Đào Nha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 49 - 53)

2.1 .Vài nét vềđộng ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha

2.5. Nhận xét vềđộng ngữtiếng Bồ Đào Nha

Trên đây là những nghiên cứu của chúng tôi về cấu tạo, hình thức, thành phần của động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha hiện đại. Từ những phân tích, miêu tả đã trình bày, chúng tôi thấy có thể nêu lên một số nhận xét như sau:

(1) Sơ đồ động ngữ tiếng Bồ Đào Nha có thể được thể hiện gồm các vị trí:

3 2 1.c 1.b 1.a V 0 1’ 2’ 3’a 3’b 1 3’ (2) Vị trí trung tâm

Ở vị trí trung tâm (0) là thành tố chính (V). Thành tố chính này do động từ đảm nhiệm. Đây là thành tố quan trọng nhấttrong động ngữ.

Các phó từ, trợ động từ đảm nhiệm vai trò của các thành tố phụ trong động ngữ đứng trước và sau trung tâm. Các thành tố phụ này có thể biểu thị, bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa khá đa dạng. Cụ thể như sau:

(3) Vị trí trước trung tâm

a. Ở vị trí 1

Có: 1.a, 1.b, 1.c,. - Ở vị trí 1.a:

Nhóm sempre, raramente biểu thị ý nghĩa tần suất của hành động.

- Ở vị trí 1.b: Nhóm só, apenas chỉ biểu thị ý tồn tại, thực hữu của hành động, quá

trình.

- Ở vị trí 1.c: Nhóm ir, estar a, ser là các trợ động từ biểu thị ý nghĩa thời gian, bị

b. Ở vị trí 2

Nhóm não, nem, nunca biểu thị ý phủ định

c. Ở vị trí 3

Nhóm ainda, tambémbiểu thị ý nghĩa tương đồng, tiếp diễn của hành động.

(4) Vị trí sau trung tâm

a. Ở vị trí 1’

Vị trí 1’ có se thể hiện ý phản thân (tự lực) và các đại từ nhân xưng làm bổ tố của động từ như o, a, me, te,...

b. Ở vị trí 2’

Vị trí 2’ có

Từ já biểu thị ý nghĩa thời gian của hành động

Nhóm sempre biểu thị ý nghĩa tần suất của hành động

Nhóm ainda biểu thị ý nghĩa thời gian, dùng trong câu mệnh lệnh Nhómum a outro biểu thị ý qua lại, tương hỗ

c. Vị trí 3’

- Vị trí 3’a: Vị trí 3’a có:

Nhóm muito biểu thị ý nghĩa thang độ của hành động

Nhóm từ a, para biểu thị ý nghĩa điểm đến, đích đến của hành động Nhóm từ lá, cá biểu thị ý nghĩa cầu khiến của hành động

- Ở vị trí 3’b là các từ các bổ tố, trạng tố biểu thị các ý nghĩa “đối tượng, vị trí, nguyên nhân, thể cách,...” của hành động do động từ trung tâm thể hiện.

Tiểu kết

Trong chương này chúng tôi đã tập hợp và đi sâu phân tích các ví dụ, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát vềcác đặc trưng cơ bản củađộng ngữ tiếng Bồ Đào Nha.

Động ngữ tiếng Bồ Đào Nha, cũng như danh ngữ, tính ngữ, giới ngữ, là một dạng đoản ngữ trong đó có động từ làm thành tố trung tâm và nó mang đầy đủ đặc điểm của một đoản ngữ thông thường.

Về mô hình chung: động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha bao gồm ba phần: thành tố trung tâm, thành tố phụ trước trung tâm, thành tố phụ sau trung tâm.

Thành tố trung tâm của động ngữ do động từ đảm nhiệm, đây là thành tố quan trọng nhất trong một động ngữ. Khi phân loại thành tố trung tâm của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha, chúng tôi đưa ra hai tiêu chí để phân loại: theo hình thức tổ chức và theo nội dung.Nếu phân loại theo hình thức tổ chức thì thành tố trung tâm của động ngữ có thể do một động từ, một chuỗi các động từ có quan hệ đẳng lập hoặc một thành ngữ đảm nhiệm. Nếu phân loại theo nội dung thì trung tâm động ngữ được chia thành sáu loại cơ bản bao gồm các động từ [± chuyển tác] [± hữu tận] [± chủ ý] [± có hướng] [± thang độ] và nhóm các động từ có ý nghĩa [± tiếp thụ, bị động, cần thiết, mong muốn, ý chí, khả năng,…].

Các thành tố phụ trước và hành tố phụ sau lại không nhất thiết phải xuất hiện trong động ngữ. Thành tố phụ trước trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nha do các trợ động từ hoặc các phó từ đảm nhiệm. Các trợ động từ trong tiếng Bồ Đào Nha không quá phong phú vì tiếng Bồ Đào Nha không sử dụng nhiều trợ động từ mà biến đổi trực tiếp bản thân động từ. Những trợ động từ này có nhiệm vụ thể hiện các ý nghĩa về thời, thể, dạng, thức của hành động.Bên cạnh các trợ động từ còn có các phó từ cũng đóng vai trò làm thành tố phụ trước của động ngữ, chúng bao gồm các phó từ chỉ sự đồng nhất, tần suất, thực hữu, kết quả và ý nghĩa phủ định của động từ. Các thành tố phụ sau của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha do các hư từ và thực từ đảm nhiệm. Các thực từ làm bổ tố và trạng tố cho động từ, có chức năng thể hiện ý nghĩa về đối tượng chịu tác động. Các hư từ bao gồm các phó từ chỉ mức độ, thời gian,cách thức thực hiện hành động, các phó từ chỉ thực hữu hay các phó từ chỉ sự qua lại, tương hỗ. Đặc biệt, trong tiếng Bồ Đào Nha còn có đại từ phản thân, chúng được đi kèm với các động từ chỉ hành động để thể hiện ý nghĩa đối tượng chịu tác động của hành động chính là đối tượng thực hiện hành động.

Trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nha, tồn tại rất nhiều thành tố phụ vừa có thể đứng trước, vừa có thể đứng sau thành tố trung tâm (vừa làm thành tố phụ trước, vừa làm

hữu (só, somente), phó từ thời gian (sempre), phó từ chỉ sự đồng nhất (também), phó từ chỉ kết quả (já).Điều này khiến cho việc tổng kết và đưa ra một mô hình

động ngữ tiếng Bồ Đào Nha lý tưởng lại càng khó khăn hơn.

Để thực hiện nhiệm vụ đề ra là so sánh và đối chiếu động ngữ của hai ngôn ngữ, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu động ngữ của tiếng Việt hiện đại ở chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)