Thành tố phụ trướctrung tâmlà thực từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 63)

3.2.2 .Phân loại thành tố trung tâm theo nghĩa biểu hiện

3.3.2. Thành tố phụ trướctrung tâmlà thực từ

Tại phần phụ trước động ngữ, ta gặp kiểu thực từ làm thành tố phụ như những từ tượng thanh, tượng hình và một số tính từ có tác dụng miêu tả hành động, trạng thái nêu ở động từ (thành tố chính). (Nguyễn Tài Cẩn, 1975: 301)

Ví dụ: ào ào chảy, lác đác rơi, khẽ kêu, căn bản hoàn thành, tích cực làm việc, khẽ

khàng đáp,...

Phần lớn đây đều là những từ có vị trí tự do trong động ngữ. Nhưng xét về xu thế dùng trong tiếng Việt hiện nay thì chúng ta thấy như sau:

Trong khẩu ngữ, cách dùng động+ trạng (chảy ào ào, rơi lác đác) chiếm ưu thế hơn

cách dùng trạng+động. Nhưng ngược lại, trong văn học thì thiên hướng là trạng tố

3.4. Thành tố phụ sau trung tâm

Cũng giống như trong tổ chức của danh ngữ, phần phụ sau của động ngữ phức tạp hơn về nhiều phương diện so với phần phụ trước, chỉ xét riêng về phương diện từ loại, thành tố phụ sau của động ngữ có thể là những yếu tố thuộc mọi từ loại có thể có. Chẳng hạn:

Danh từ: đọc sách (danh từ: sách)

Động từ: ăn đứng ăn ngồi (động từ: đứng, ngồi) Tính từ: đi nhanh, ăn chậm (tính từ: nhanh, chậm) Số từ: chia ba (số từ: ba)

Đại từ: hỏi ai (đại từ: ai)

Chỉ định từ: lại đây (định từ: đây) Phụ từ: hiểu rồi, thuộc rồi (phụ từ: rồi) Thán từ: Kêu ối á (thán từ: ối á)

Các thành tố phụ sau của động ngữ rất phức tạp và phong phú về mặt từ loại như đã liệt kê ở bên trên. Tuy nhiên, ở phần cuối của động ngữ trong tiếng Việt, những thành tố phụ do danh từ, danh ngữ đảm nhiệm là loại phong phú nhất về mặt số lượng và về mặt kiểu loại. Loại thành tố phụ do tính từ, tính ngữ đảm nhiệm là loại hết sức thuần nhất. Ngoài ra còn có các loại thành tố phụ do số từ, đại từ, chỉ định từ, phụ từ, thán từ đảm nhiệm.

Để phân loại thành tố phụ sau trung tâm có nhiều tiêu chí. Trong luận văn này chúng tôi dựa vào hai tiêu chí phân loại thành tố phụ sau trung tâm bao gồm tiêu chí về hình thức tổ chức và về phương diện ngữ pháp.

3.4.1. Phân loại theo hình thức tổ chức

Khi phân loại theo hình thức tổ chức, chúng tôi chia thành tố phụ sau trung tâm ra làm ba loại: thành tố phụ là một từ, thành tố phụ là một ngữ và thành tố phụ là một mệnh đề. Cụ thể như sau:

3.4.1.1. Thành tố phụ sau trung tâm là một từ

không kèm giới từ.

Ví dụ: Nó ănbánh, kẹo, hoa quả.

b. Là một động từ (hoặc một chuỗi động từ có quan hệ đẳng lập)

Ví dụ: Chúng ta cầnlàm việc, nghỉ ngơi điều độ.

3.4.1.2. Thành tố phụ sau trung tâm là một ngữ

Khi thành tố phụ là một ngữ chúng ta có thể bắt gặp danh ngữ, động ngữ, tính ngữ.

a. Thành tố phụ là danh ngữ

Ví dụ: Cô ta mới muacái áo vàng.

b.Thành tố phụ là động ngữ

Ví dụ: Chúng tacầnbiết ngoại ngữ.

c.Thành tố phụ là tính ngữ

Ví dụ: mày trátxanh dường liễu rủ.

3.4.1.3. Thành tố phụ sau trung tâm là một mệnh đề

Thành tố phụ sau là một mệnh đề có thể xuất hiện sau những lớp con động từ như: - Những động từ không độc lập chỉ sự cần thiết, chỉ ý muốn, chỉ quan hệ tiếp thụ - bị động.

Ví dụ: Điều này yêu cầuchúng ta bình tĩnh suy nghĩ.

(mệnh đề trong thành tố phụ là “chúng ta bình tĩnh suy nghĩ”). - Những động từ chỉ sự cảm nghĩ, nói năng. Ví dụ:

Tôi nghĩ anh nên chăm chỉ hơn. (mệnh đề trong thành tố phụ là “anh nên chăm chỉ

hơn”).

3.4.2. Phân loại theo chức vụ cú pháp

Như đã trình bày bên trên, quan điểm của Diệp Quang Ban (2005: 447) là không trình bày những thực từ làm thành tố phụ sau của động ngữ do khảnăng xuất hiện thực từtại phần phụsau của động ngữthuộc nội dung ý nghĩa của từ làm thành tố chính và nhiệm vụ phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ.

Tuy nhiên, chúng tôi nhất quán mô tả thành tố phụ sau của động ngữ tiếng Việt theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn. Vì vậy, phần thành tố phụ sau sẽ được miêu tả đầy

đủ nhưng do giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ miêu tả hết sức cô đọng, súc tích mục này.

3.4.2.1. Các thành tố phụ đảm nhiệm chức vụ cú pháp

Xét về phương diện ngữ pháp, chúng tôi chia thành tố phụ sau trung tâm thành hai loại: bổ tố và trạng tố.

a. Bổ tố

Một số động từ chỉ đòi hỏi một thành tố phụ đi kèm, ví dụ như: ăn cơm, đọc sách,

nghe nhạc, xem phim… Một số động từ khác có thể đồng thời đứng trước hai thành

tố phụ, ví dụ: mua cho mẹ bó hoa, gửi cho bạn lá thư… Những thành tố phụ này có

thể là hai danh từ chỉ đối tượng (đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp), hoặc một danh từ nêu đối tượng và một động từ nêu đặc trưng của hành động hoặc của đối tượng, chúng tôi gọi là thành tố phụ song hành. Thành tố phụ song hành là trường hợp hai thành tố phụ đồng thời xuất hiện và cũng có những quan hệ xác định với động từ - thành tố chính.

Có thể biểu diễn sơ đồ trật tự sắp xếp của các thành tố phụ sau dưới ảnh hưởng của động từ trung tâm như sau:

Sơ đồ 1: động từ trung tâm + thành tố phụ sau Động từ trung tâm + Thành tố phụ sau nghe nhạc chơi bài nấu cơm

Sơ đồ 2: Động từ trung tâm + Thành tố phụ sau 1 + Thành tố phụ sau 2 Động từ trung tâm + Thành tố phụ sau 1 + Thành tố phụ sau 2 biếu tấm lụa

đối tượng tiếp nhận nội dung tiếp nhận

bắt con đi học

b. Trạng tố

Ngược lại với những động từ liệt kê ở mục trên, có những động từ kiểu như: ngủ,

nghỉ, làm việc, hy sinh, công tác… không yêu cầu có thành tố phụ chịu sự chi phối

trực tiếp của động từ đi kèm (bổ tố). Đứng sau những động từ này chỉ có thể là những thành tố phụ - trạng tố chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… Ví dụ:

Hôm nay chúng tôi ngủsớm.

Bố mẹ tôi làm việcngoài đồng cả ngày. Tuần tới họ sẽ chơiở quê hai ngày. Họ đã hi sinh vì Tổ quốc.

Các từ, cụm từ nhưsớm, ngoài bãi biển, ở quê hai ngàylà các trạng tố chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, bổ sung ý nghĩa cho các động từ ngủ, làm việc, chơi, hi sinh.

3.4.2.2. Các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho động từ trung tâm

Ở động ngữ, phụ từ làm thành tố phụ sau có thể được chia thành những nhóm nhỏ với những ý nghĩa ngữ pháp riêng như sau(Diệp Quang Ban,2005: 455):

a. Nhóm từ chỉ ý kết thúc: đã, rồi...

b. Nhóm từ chỉ ý cầu khiến (mời mọc, mệnh lệnh) dùng với người ngang hàng

hoặc bề dưới: đi, nào, thôi...

c. Nhóm từ chỉ kết quả: được (chỉ sự vừa ý), mất (chỉ sự tiếc), phải (chỉ ý không

mong muốn)...

Ví dụ: trúng được, đọc được, đi mất, đánh mất, làm mất, gặp phải người xấu, ăn phải đồ hỏng...

d. Nhóm từ chỉ sự tự lực: lấy.

Ví dụ: làm lấy, ăn lấy...

e. Nhóm từ chỉ sự qua lại, tương hỗ:nhau.

Ví dụ: gọi điện cho nhau, ôm nhau, đánh nhau, giúp đỡ lần nhau...

f. Nhóm từ chỉ sự cùng chung:với, cùng, chung. Ví dụ: anh ấy sẽ đi cùng, cho tôi

đi với,...

Ví dụ: đi ra ngoài sân,

h. Nhóm từ chỉ mức độ: quá, lắm. Lo lắng quá, thích lắm,…

i. Nhóm từ chỉ cách thức diễn ra trong thời gian của hoạt động, trạng thái:ngay, liền, tức khắc, tức thì, dần, dần dần, từ từ, nữa, hoài, luôn, mãi.

Ví dụ: ăn ngay, ăn từ từ, phản ứng tức thì,... 3.5. Nhận xét về động ngữ tiếng Việt

Trên đây là những nghiên cứu của chúng tôi về cấu tạo, hình thức, thành phần của động ngữ trong tiếng Việt hiện đại. Từ những phân tích, miêu tả đã trình bày, chúng tôi thấy có thể nêu lên một số nhận xét như sau:

(1) Sơ đồ động ngữ tiếng Việt có thể được thể hiện gồm các vị trí:

2 1.c 1.b 1.a V 0 1’a 1’b 2’ 1.d 1’ 1 (2) Vị trí trung tâm

Ở vị trí trung tâm (0) là thành tố chính (V). Thành tố chính này do động từ đảm nhiệm. Đây là thành tố quan trọng nhất, không thể không có mặt trong động ngữ. Các phó từ đảm nhiệm vai trò của các thành tố phụ trong động ngữ đứng trước và sau trung tâm. Các thành tố phụ này có thể biểu thị, bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa khá đa dạng. Cụ thể như sau:

(3) Vị trí trước trung tâm

a. Ở vị trí 1

Có: 1.a, 1.b, 1.c, 1.d. - Ở vị trí 1.a:

Nhóm chẳng, không biểu thị ý phủ định. Nhóm cực biểu thị ý nghĩa thang độ. Nhóm thường, hằng biểu thị ý nghĩa lặp lại.

- Ở vị trí 1.c: Nhóm đã, đang, chưa, từng, mới biểu thị ý nghĩa thời gian của hành

động.

- Ở vị trí 1.d: Nhóm đừng, chớ biểu thị ý nghĩa phủ định, ra lệnh, thỉnh cầu.

b. Ở vị trí 2

Nhóm vẫn, còn, đều, cùng biểu thị ý nghĩa tương đồng, tiếp diễn của hành động.

(4) Vị trí sau trung tâm

a. Ở vị trí 1’

Vị trí 1’ có 1’a và 1’b - Ở vị trí 1’a:

Từ được biểu thị ý nghĩa “khả năng, kết quả của hành động”. Từ cho biểu thị ý nghĩa “hành động hướng đến đối tượng”. Từ cực, lắm biểu thị ý nghĩa “thang độ”.

Từ lấy: biểu thị ý nghĩa “tự lực”.

Từ hết, mất:biểu thị ý nghĩa “không còn gì”.

Từ mãi: biểu thị ý nghĩa “cách thức diễn ra của hành động”.

Các từ ra, vào, qua, đi, tới: biểu thị ý nghĩa “hướng của hành động”.

- Ở vị trí 1’.b: các bổ tố, trạng tố biểu thị các ý nghĩa “đối tượng, vị trí, nguyên nhân, thể cách,...” của hành động do động từ trung tâm thể hiện.

b. Vị trí 2’

Các từ xong, rồi: biểu thị ý nghĩa “hoàn thành, kết thúc của hành động”.

Tiểu kết

Qua việc phân tích các ví dụ cụ thể tại chương 3chúng tôi nhận thấy cấu trúc động ngữtiếng Việt bao gồm ba thành phần là thành tố phụ trước, thành tố trung tâm và thành tố phụ sau. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp dạng đầy đủ của động ngữ, có những trường hợp động ngữ chỉ có thành tố phụ trước và thành tố trung tâm hoặc chỉ có thành tố trung tâm và thành tố phụ sau. Quan hệ giữa thành tố trung tâm và các thành tố phụ là quan hệ chính - phụ. Về nguyên tắc, thành tố trung tâm luôn

trống nghĩa thì các thành tố phụ càng trở nên cần thiết. Khó có thể đưa ra cấu trúc động ngữ lý tưởng, bao gồm hầu hết mọi thành tố phụ như của danh ngữ, bởi các thành tố phụ của động ngữnhư là những vị trí mang tính chất khái quát, tổng hợp. Các thành tố phụ trước của động ngữ thường có bề ngoài đơn giản, phần lớn đều mang ý nghĩa thiên về ngữ pháp. Trái lại, các thành tố phụ sau thường phong phú, đa dạng về mặt ý nghĩa cũng như về mặt tổ chức, mang tính chất cú pháp rõ rệt trong kết hợp làm cho một trong số vị trí của thành tố phụ sau trở thành vị trí mở. Việc xác định động từ trung tâm trong động ngữ tiếng Việt cũng là một vấn đề, bởi tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái. Bản chất ngữ pháp của các tiểu loại động từ ở trung tâm có ảnh hưởng sâu rộng đối với việc tiếp nhận các thành tố phụ, có liên quan đến khái niệm bổ ngữ (đối tượng, địa điểm...) làm cho các thành tố phụ này có giá trị phân loại trở lại đối với trung tâm. Thành tố phụ của động ngữ do hư từ và thực từ đảm nhiệm. Trong chương 4 chúng tôi sẽ đi sâu phân tích sự khác biệt về động ngữtiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt.

CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC ĐỘNG NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHAVÀ ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

Trong chương 2 và chương 3, chúng tôi đã trình bày rất chi tiết các cấu trúc cơ bản của động ngữtiếng Bồ Đào Nha vàtiếng Việt. Trên cơ sở đó, trong chương này chúng tôi sẽ tập trung phân tích đối chiếu những cấu trúc cơ bản nàynhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của cấu trúc động ngữtiếng Bồ Đào Nhahiện đại vàđộng ngữ tiếng Việt hiện đại. Nét tương đồng và khác biệt của động ngữ trong hai ngôn ngữ sẽ được nghiên cứu trên phương diện cấu trúc chung và đi vào cụ thể từng thành phần của động ngữ. Nhữngngười thực hiện hy vọngsẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu lĩnh vực này cũng như góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Bồ Đào Nhacho người Việt và việc giảng dạy tiếng Việt cho những người nói tiếng Bồ Đào Nha bản xứ.

4.1. So sánh đối chiếu mô hình cấu trúc chung của động ngữtiếng Bồ Đào Nha và động ngữtiếng Việt và động ngữtiếng Việt

4.1.1. Điểm tương đồng

Đối chiếu cấu trúc động ngữ ở dạng đầy đủ nhất thì tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt đều có ba phần với thành tố chính đứng ở vị trí trung tâm, các thành tố phụ trước thường là phó từ đứng ở vị trí trướctrung tâm, thành tố phụ sau thường là thực từ đứng ở vị trí sau trung tâm(thành tố chính).

Ví dụ:

Sempre como gelado. (Tôi hay ăn kem.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha sempre como gelado

Tiếng Việt hay ăn kem

Thông thường chúng ta sẽ bắt gặp cấu trúc gồm hai thành phần: TTTT+TTPS hoặc TTPT + TTTT:

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha comemos laranja

Tiếng Việt ăn cam

Ví dụ 2: já perceberam. (đã hiểu.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha já perceberam

Tiếng Việt đã hiểu

Trong trường hợp ở trung tâm là một chuỗi động từ thì chúng tôi nhất quán coi “động từ đứng đầu là động từ chính trong một động ngữ”.

Ví dụ: Eles querem estudar inglês. (Họ muốn học tiếng Anh.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha Eles querem estudar inglês

Tiếng Việt Họ muốn học tiếng anh

Trong tiếng Việt: Họ muốn học tiếng Anh.

Trong hai ví dụ trên đều có chuỗi động từ querem estudar- muốn học ở động ngữ, nhưng querem- muốn là động từ chính của động ngữ, estudar - học là động từ bổ

nghĩa cho nó.

4.1.2. Điểm khác biệt

Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ biến hình và mỗi mệnh đề đều phải có ít nhất một động từ đã chia (trừ câu đặc biệt), động từ được chia duy nhất trong một mệnh đề là động từ đầu tiên và nó là động từ chính của câu về mặt ngữ pháp.Còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, các từ không bao giờ thay đổi về hình thức và động từ không bao giờbiến đổi hình thái theo ngôi, số, thời, thể, cách,… động từ đầu tiên là cũng là động từ chính về mặt ngữ pháp.

Ví dụ 1:

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha Ela gosta de chocolate

Tiếng Việt Cô ta thích sô cô la

Ví dụ 2: Eu gosto de chocolate. (Tôi thích sô cô la.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha Eu gosto de chocolate

Tiếng Việt Tôi thích sô cô la

Động từthích trong tiếng Việt không chia hay nói cách khác là không biến đổi về hình thức. Còn động từ mang nghĩa thích trong tiếng Bồ Đào Nha có hình thức nguyên gốc là gostar và đã biến thành gosta cho ngôi ela (cô ấy) và gosto cho ngôi

eu (tôi).

4.2. So sánh đối chiếu thành tố trung tâm của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt động ngữ tiếng Việt

4.2.1. Điểm tương đồng

4.2.1.1. Cấu trúc của thành tố trung tâm

Về mặt cấu trúc, thành tố trung tâm của động ngữ trong cả hai ngôn ngữ đều có thể là:một động từ, một chuỗi động từ hoặc một thành ngữ.

a. Thành tố trung tâm là một động từ

Ví dụ: A Ana sempre faz o jantar. (Ana luôn nấu bữa tối.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha A Ana sempre faz o jantar

Tiếng Việt Ana luôn nấu bữa tối

b. Thành tố trung tâm là một chuỗi động từ

Ví dụ: Ele comeu, bebendo muito. (Anh ta đã ăn, uống nhiều.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

c. Thành tố trung tâm là một thành ngữ

Nós estamos a procurar uma agulha num palheiro. (Chúng ta đang mò kim đáy bể.)

Thành phần TTPT TTTT

Tiếng Bồ Đào Nha Nós estamos a procurar uma agulha num palheiro

Tiếng Việt Chúng ta đang mò kim đáy bể

4.2.2. Điểm khác biệt

4.2.2.1. Phó từ chỉ mức độ có thể khác nhau về vị trí phân bố so với động từ trung tâm trung tâm

Trong các động ngữ tiếng Bồ Đào Nha, phần lớn các động từ trung tâm khi sử dụng với các phó từ chỉ mức độ, thì các phó từ này thường có vị trí ở phía sau động từ trung tâm (làmthành phần phụ sau), nhưng ở trong tiếng Việt, nhiều động từ trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)