So sánh đối chiếu mô hình cấu trúc chung củađộng ngữtiếng Bồ Đào Nhavà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 71 - 73)

3.2.2 .Phân loại thành tố trung tâm theo nghĩa biểu hiện

4.1. So sánh đối chiếu mô hình cấu trúc chung củađộng ngữtiếng Bồ Đào Nhavà

ngôn ngữ sẽ được nghiên cứu trên phương diện cấu trúc chung và đi vào cụ thể từng thành phần của động ngữ. Nhữngngười thực hiện hy vọngsẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu lĩnh vực này cũng như góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Bồ Đào Nhacho người Việt và việc giảng dạy tiếng Việt cho những người nói tiếng Bồ Đào Nha bản xứ.

4.1. So sánh đối chiếu mô hình cấu trúc chung của động ngữtiếng Bồ Đào Nha và động ngữtiếng Việt và động ngữtiếng Việt

4.1.1. Điểm tương đồng

Đối chiếu cấu trúc động ngữ ở dạng đầy đủ nhất thì tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt đều có ba phần với thành tố chính đứng ở vị trí trung tâm, các thành tố phụ trước thường là phó từ đứng ở vị trí trướctrung tâm, thành tố phụ sau thường là thực từ đứng ở vị trí sau trung tâm(thành tố chính).

Ví dụ:

Sempre como gelado. (Tôi hay ăn kem.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha sempre como gelado

Tiếng Việt hay ăn kem

Thông thường chúng ta sẽ bắt gặp cấu trúc gồm hai thành phần: TTTT+TTPS hoặc TTPT + TTTT:

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha comemos laranja

Tiếng Việt ăn cam

Ví dụ 2: já perceberam. (đã hiểu.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha já perceberam

Tiếng Việt đã hiểu

Trong trường hợp ở trung tâm là một chuỗi động từ thì chúng tôi nhất quán coi “động từ đứng đầu là động từ chính trong một động ngữ”.

Ví dụ: Eles querem estudar inglês. (Họ muốn học tiếng Anh.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha Eles querem estudar inglês

Tiếng Việt Họ muốn học tiếng anh

Trong tiếng Việt: Họ muốn học tiếng Anh.

Trong hai ví dụ trên đều có chuỗi động từ querem estudar- muốn học ở động ngữ, nhưng querem- muốn là động từ chính của động ngữ, estudar - học là động từ bổ

nghĩa cho nó.

4.1.2. Điểm khác biệt

Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ biến hình và mỗi mệnh đề đều phải có ít nhất một động từ đã chia (trừ câu đặc biệt), động từ được chia duy nhất trong một mệnh đề là động từ đầu tiên và nó là động từ chính của câu về mặt ngữ pháp.Còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, các từ không bao giờ thay đổi về hình thức và động từ không bao giờbiến đổi hình thái theo ngôi, số, thời, thể, cách,… động từ đầu tiên là cũng là động từ chính về mặt ngữ pháp.

Ví dụ 1:

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha Ela gosta de chocolate

Tiếng Việt Cô ta thích sô cô la

Ví dụ 2: Eu gosto de chocolate. (Tôi thích sô cô la.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha Eu gosto de chocolate

Tiếng Việt Tôi thích sô cô la

Động từthích trong tiếng Việt không chia hay nói cách khác là không biến đổi về hình thức. Còn động từ mang nghĩa thích trong tiếng Bồ Đào Nha có hình thức nguyên gốc là gostar và đã biến thành gosta cho ngôi ela (cô ấy) và gosto cho ngôi

eu (tôi).

4.2. So sánh đối chiếu thành tố trung tâm của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)