So sánh đối chiếu thành tố phụ saucủa động ngữtiếng Bồ Đào Nhavà động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 80 - 87)

4.3.2.4 .Phó từ chỉ thời gian

4.4. So sánh đối chiếu thành tố phụ saucủa động ngữtiếng Bồ Đào Nhavà động

4.4.1. Điểm tương đồng

4.4.1.1. Trật tự của các thực từ làm bổ ngữ

Trong một động ngữ của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt, có thể có nhiều loại thành tố phụ sau xuất hiện, và nói chung trật tự của các loại thành tố này thường không ổn định, khôngxác định rõ.

Ví dụ:

oferecer à Lan uma rosa (tặng Lan một bông hồng) = oferecer uma rosa à Lan (tặng một bông hồng cho Lan)

Thành phần TTTT TTPS 1 TTPS 2

Cách 1 Tiếng Bồ Đào Nha oferecer à Lan uma rosa

Tiếng Việt tặng Lan một bông hồng

Cách 2 Tiếng Bồ Đào Nha oferecer uma rosa à Lan

Cách sắp xếp các thành tố phụ sau làm bổ tố trực tiếp hoặc gián tiếp cho động từ

oferecer- tặng đều được chấp nhận cho cả hai thứ tiếng. 4.4.1.2.Biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh

Đối với cấu trúc mệnh lệnh, trong tiếng Bồ Đào Nha đôi khi sử dụng phó từlá (ở đó) đứng sau động từ tương đương với phó từđi trong các cấu trúc mệnh lệnh của

tiếng Việt.

Ví dụ: Come lá. (Ăn đi.)

Thành phần TTTT TTPS

Tiếng Bồ Đào Nha come

Tiếng Việt ăn đi

4.4.2. Điểm khác biệt

Trong phần những điểm giống nhau về thành tố phụ sau của động ngữ trong hai thứ tiếng, chúng tôi đã chỉ ra rằng,trong một động ngữ của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt, có thể có nhiều loại thành tố phụ sau xuất hiện, và trật tự của các loại thành tố này thường không xác định rõ. Tuy nhiên, trong tiếng Bồ Đào Nha, nếu thành tố phụ sau làm bổ ngữ chỉ người mà có hình thức là đại từ thì đại từ làm bổ ngữ đó bắt buộc phải đứng liền sau động từ, còn trong tiếng Việt thì vị trí này không cố định. Cách 1:

Thành phần TTTT TTPS 1 TTPS 2

Tiếng Bồ Đào Nha oferece lhe uma rosa

Tiếng Việt tặng cho cô ấy một bông hồng

Cách 2:

Thành phần TTTT TTPS 1 TTPS 2

Tiếng Bồ Đào Nha oferece uma rosa lhe

Tiểu kết

Tiếng Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ biến hình. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, từ không biến hình. Cấu trúc động ngữ tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha đầy đủ có ba thành phần: thành tố trung tâm đứng giữa, thành tố phụ trước và thành tố phụ sau. Trong đó, thành tố trung tâm là quan trọng nhất và cùng do động từ đảm nhận, nếu trong câu có nhiều động từ thì đông từ đứng đầu là động từ trung tâm xét về mặt ngữ pháp. Thành tố trung tâm là phần không thể thiếu được trong động ngữ ở cả hai ngôn ngữ. Còn các thành tố phụ thì không nhất thiết phải xuất hiện đầy đủ, có động ngữ khuyết thành tố phụ trước, có động ngữ khuyết thành tố phụ sau. Việc xuất hiện các thành tố phụ hoàn toàn do động từ trung tâm quy định. Trong tiếng Bồ Đào Nha, động từ trung tâm có các phạm trù ngữ pháp như thì, thể, dạng, thức còn trong tiếng Việt chúng ta phải sử dụng một số từ phụ để diễn đạt các ý nghĩa tương ứng. Tuy nhiên, bên cạnh các phụ tố thể hiện thì, thể, dạng, trong tiếng Bồ Đào Nha cũng sử dụng khá nhiều các trợ động từ hoặc các phó từ, hư từ làm thành tố phụ trước và sau động từ trung tâm. Đó là các phó từ chỉ thời gian, tần suất, kết quả, phủ định, … làm thành tố phụ trước; các thực từlàm bổ tố, trạng tố, các hư từ là các phó từ chỉ mức độ, cách thức, thời gian, các đại từ phản thân. Trong tiếng Việt, thành tố phụ trước trung tâm hoàn toàn là do các hư từ đảm nhiệm chứ không có các trợ động từ như trong tiếng Bồ Đào Nha.

Về thành tố phụ trước trong động ngữ: điểm tương đồng trong động ngữ của hai ngôn ngữ là các phó từ chỉ sự đồng nhất, phó từ thể hiện ý nghĩa phủ định và phó từ chỉ tần suất đều đứng trước động từ trung tâm nhưng trật tự của chúng trong tiếng Bồ Đào Nha rất nghiêm ngặt trong khi trật tự của các phó từ làm thành tố phụ trước trong tiếng Việt lại có thể thay đổi vị trí cho nhau.

Về thành tố phụ sau: các thực từ làm bổ ngữ hay trạng ngữ trong hai ngôn ngữ đều có vị trí, chức năng giống nhau, đôi khi các thành phần này có thể hoán đổi vị trí cho nhau.

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, thông qua con đườngthu thập và phân tích ngữ liệu từ các nguồn văn bản thành văn như các tài liệu dạy và học tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tài liệu nghiên cứu, từ điển tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt và những ngữ liệu trong khẩu ngữ thường dùng của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt hiện đại, chúng tôi đã nhận diện những đơn vị ngữ pháp được coi là động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt theo các quan niệm hiện thời, từ đóxây dựng nên một mô hình động ngữ phù hợp và có tính khái quát trong từng ngôn ngữ. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu cấu trúc của động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt hiện đạibằng phương pháp phân tích thành tố thông thường trong phân tích ngôn ngữ học. Tất cả những bước trên là để dẫn đết mục tiêu cuối cùng của luận văn là so sánh đối chiếu Bồ Đào Nha- Việt về hai cấu trúc này. Luận văn đã tập trung phân tích, đối chiếu động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt trên cơ sở các thành tố cấu thành nên động ngữ, đã tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về mặt hình thái - cú pháp, về khả năng kết hợp của động từ cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các thành tố phụ, đặc biệt là các thành tố phụ trước. Những khảo sát, miêu tả và so sánh, đối chiếu, phân tích cho phép chúng tôi bước đầu rút ra được một số nhận xét khái quát như sau:

Về mô hình chung: động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt ở dạng đầy đủ đều có ba phần, gồm thành tố trung tâm, thành tố phụ trước và thành tố phụ sau. Thành tố trung tâm do động từ đảm nhiệm, là phần quan trọng nhất và luôn luôn phải xuất hiện trong tất cả các động ngữ. Thành tố trung tâm này (động từ đứng đầu trong động ngữ) là động từ chính về mặt ngữ pháp của động ngữ nếu trong động ngữ có xuất hiện nhiều động từ. Các thành tố phụ trước và sau trung tâm do các hư từ và thực từ đảm nhiệm và không nhất thiết phải luôn luôn xuất hiện trong động ngữ vì có những động ngữ chỉ có hai thành phần (thành tố phụ trước + thành tố trung tâm hoặc thành tố trung tâm + thành tố phụ sau). Tuy nhiên, do tiếng Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ biến hình nên động từ (trợ động từ) đầu tiên xuất hiện trong mệnh đề

luôn luôn phải được chia (biến đổi về hình thức); còn trong tiếng Việt thì các động từ luôn luôn chỉ có một dạng thức.

Về thành tố trung tâm: thành tố trung tâm của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt có khá nhiều điểm giống nhau: thành tố trung tâm của động ngữ trong cả hai ngôn ngữ ở dạng đầy đủ đều đứng giữa, hai bên là thành tố phụ trước và sau của động ngữ. Nếu có nhiều động từ thì động từ đứng đầu được coi là động từ trung tâm xét về mặt ngữ pháp. Động từ trung tâm khi đi với các trạng từ chỉ mức độ thì đứng trước trạng từ chỉ mức độ trong tiếng Bồ Đào Nha. Trong tiếng Việt, vị trí này

không cố định, với quá, lắm đứng sau động từ và rất, khá, hơi, khí, cực (kỳ) luôn

đứng trước động từ trung tâm.

Thành tố phụ trước trong hai ngôn ngữ cũng có nhiều điểm giống nhau về khi đều dùng các phó từ chỉ thời gian, tần suất, phủ định… đứng trước động từ trung tâm. Tuy nhiên, do khác nhau về loại hình ngôn ngữ nên chúng cũng có những điểm khác nhau như: động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha sử dụng các hư từ là các trợ động từ thể hiện thời, thể của động từ còn tiếng Việt không sử dụng các trợ động từ; các phó từ trong tiếng Bồ Đào Nha nếu cùng làm thành tố phụ trước thì chúng có trật tự sắp xếp rất nghiêm ngặt chứ không lỏng lẻo như trong động ngữ tiếng Việt.

Thành tố phụ sau là một thành phần vô cùng phức tạp trong động ngữ của cả hai thứ tiếng. Khi nghiên cứu thành phần phụ sau là các phó từ chỉ mức độ, cách thức, thực hữu, các nhà ngôn ngữ học đều có chung quan điểm như nhau, đều nghiên cứu các phó từ này và xếp chúng vào thành phần phụ sau của động ngữ. Tuy nhiên, đối với các thực từ làm bổ tố và trạng tốđứng sau động từ thì các nhà Việt ngữ học có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau đối với thành phần này. Đó là tư tưởng coi các bổ tố và trạng tố của động từ trung tâm là yếu tố thuộc bậc câu nên không đưa vào phân tích (Diệp Quang Ban). Nhưng cũng có các nhà Việt ngữ học coi bổ tố và trạng tố là thành phần phụ sau của động ngữ (Nguyễn Tài Cẩn). Cách tiếp cận này trùng với cách tiếp cận chung của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Bồ Đào Nha nên được chúng tôi chọn để đi sâu phân tích cấu trúc động ngữ trong cả hai thứ tiếng. Theo cách này, chúng tôi thấy các thành tố phụ sau trong cả hai thứ tiếng khá phong phú và có

trật tự không ổn định, không xác định rõ. Tuy nhiên, vì tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ biến hình nên khi bổ tố phải thay đổi về hình thức thì trật tự của bổ tố được quy định chặt chẽ hơn bổ tố trong động ngữ tiếng Việt.

Tóm lại, động ngữ là đơn vị phân tích cú pháp rất quan trọng và phổ biến. Đặc điểm có hay không có biến đổi hình thái của từ khiến cho các thành tố phụ trước và sau trung tâm của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt làm cho động ngữ trong hai ngôn ngữ này tăng hay giảm, có hay không có một hoặc một vài thành tố phụ nào đó so với ngôn ngữ kia.Trật tự một số thành tố phụ có thể tùy nghi đứng trước hay sau thành tố trung tâm là vì lý do ngữ nghĩa, nhưng cũng có thể vì lý do ngữ pháp/ từ vựng và/hoặc lý do ngữ dụng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những thay đổi riêng về các thành tố này. Chính vì thế mà rất khó có thểđưa ra một mô hình lý tưởng chung cho động ngữ của cả hai ngôn ngữ mặc dù cấu trúc khái quát của chúng là giống nhau.

Những đặc điểm trên đem đến cho những người Việt dạy và học tiếng Bồ Đào Nha hoặc người bản xứ Bồ Đào Nha học tiếng Việt những thông tin khoa học vô cùng hữu ích. Họ cần nhận ra nhưng điểm tương đồng và khác biệt để dễ dàng tiếp thu kiến thức khi nghiên cứu về động ngữ cũng như tránh được những lỗi chuyển di tiêu cực khi học hai ngôn ngữ này,từ đó có thể nâng cao hiệu quả trong dạy và học hay áp dụng những kiến thức này vào công tác dịch thuật để góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dịch thuật.

Nghiên cứu để tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai loại hình ngôn ngữ để từ đó tìm ra nguyên nhân của những khó khăn trong việc học ngoại ngữ là một việc làm khó song rất thú vị và có ý nghĩa. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi mới chỉ đưa ra một số điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt.Vẫn còn nhữngđiểm chi tiết mà chúng tôi chưa đủ thời gian và trình độ để nghiên cứu, phân tích hết. Chúng tôi hy vọng trong tương lai chúng tôi có thể tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về đoản ngữ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt để có thể giúp ích cho người Việt học tiếng Bồ Đào Nhahay người bản xứ Bồ Đào Nha học tiếng Việt như là một ngoại ngữ được tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, (1992).Ngữ pháp tiếng Việt- tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban, (2005). Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Biên,(1995).Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Tài Cẩn,(1975). Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

5. Mai Ngọc Chừ, (2003).Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

6. Đinh Văn Đức, (1986). Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên),(1995).Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

8. Cao Xuân Hạo (chủ biên), (1983). Ngữ pháp chức năng tiếng Việt - Câu trong

tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Cao Xuân Hạo (chủ biên), (1991). Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb

Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

10.Nguyễn Hồng (1959), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nxb. Hiền-Tài, Tp Hồ

Chí Minh.

11.Thái Thị Bích Hồng (2003), Khảo sát và miêu tả các hư từ làm thành tố phụ

trong động từ tiếng Việt (so sánh với động ngữ tiếng Anh), luận văn Thạc sĩ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Tp. Hồ Chí Minh.

12.Vũ Đức Nghiệu (2014), Cấu trúc động ngữ tiếng Việt trong văn bản “Phật

thuyết đại bảo phụ mẫu ân trọng kinh”,T/c Ngôn ngữ, S.1, 2014; tr.3 – 19

13.Trần Thị Minh Phượng (2003),Trật tự từ trong ngữ đoạn vị từ tiếng Việt (so

sánh với tiếng Anh), luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Tp. Hồ Chí Minh.

14.Nguyễn Kim Thản (1969), An outline of Vietnamese grammar.Vietnamese

15.Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà

Nội.

16.Álvaro Gomes(2007). Gramática portuguesa (Ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha),

Nxb. Porto.

17.Bechara Evanildo (1999), Moderna Gramática Portuguesa (Ngữ pháp tiếng Bồ

Đào Nha hiện đại) 37a. ed., Lucerna, Rio de Janeiro.

18.Carla Oliveira, (2011). Aprender português 1 (Học tiếng Bồ Đào Nha 1), Nxb

Texto.

19.Carla Oliveira, (2011). Aprender português 2 (Học tiếng Bồ Đào Nha 2), Nxb

Texto.

20.Cunha Celso (2008),Sintagma Nominal e Verbal. In: Nova gramática do

português contemporâneo (Danh ngữ và động ngữ- Ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha hiện đại). 5.ed, Rio de Janeiro.

21.Maria Helena Mira Mateus,(2003).Gramática da língua portuguesa (Ngữ pháp

tiếng Bồ Đào Nha), Nxb. Caminho.

22.Gabriel de Ávila Othero,(2009).A gramática da frase em português (Ngữ pháp

cấu trúc tiếng Bồ Đào Nha), Nxb. Edifucrs.

23.Leonel Melo Rosa, (2011). Vamos lá começar (Ngữ pháp cho người mới bắt

đầu), Nxb. Lidel.

24.Leonel Melo Rosa, (2011). Vamos lá continuar (Ngữ pháp nâng cao), Nxb.

Lidel.

25.Olga Mata Coimbra, (2012). Gramática ativa 1(Ngữ pháp cơ bản 1), Nxb Lidel.

26.Olga Mata Coimbra, (2012). Gramática ativa 2(Ngữ pháp cơ bản2), Nxb Lidel.

27.Porto Editora (2010). Dicionário da Língua portuguesa (Từ điển tiếng Bồ Đào

Nha), Nxb. Porto Editora.

28.Silva M. C. P. S (2007), Lingüística aplicada ao português: sintaxe 14ed.(Ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)