Thành tố phụsau là thực từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 39 - 43)

2.1 .Vài nét vềđộng ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha

2.4. Thành tố phụsau trung tâm

2.4.2.1. Thành tố phụsau là thực từ

Trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt, các loại thực từ (danh từ, động từ, tính từ) đều có thể làm thành tố phụ diễn đạt các ý biểu thị nơi chốn, thời gian, cách thức, phương tiện, phương hướng, mục đích, nguyên nhân, kết quả… của hoạt động.

Ở phần này, để tiện theo dõi, và phân tích chúng tôi chỉ chọn các ví dụ là các động ngữ có thành tố trung tâm là các động từ nguyên thể và các thành tố phụ sau chứ không đưa ra cả câu hoặc cả động ngữ với đầy đủ các thành phần và động từ trung tâm đã chia như ở phần phân tích thành tố phụ trước và thành tố trung tâm.

a. Bổ tố

Động ngữ tiếng Bồ Đào Nha có loại thành tố phụ chỉ xuất hiện theo đòi hỏi riêng của từng tiểu loại động từ làm thành tố chính. (Olga Mata Coimbra, 2012: 90)

Khi thành tố chính và thành tố phụ chỉ đối tượng do danh từ đảm nhiệm không ngăn cách với nhau bởi bất kỳ một yếu tố nào ta có các bổ tố trực tiếp.

Ví dụ: ouvirmúsica(nghe nhạc)

TTTT TTPS

ouvir música nghe nhạc -Bổ tố gián tiếp

Khi thành tố chính và thành tố phụ chỉ đối tượng do danh từ đảm nhiệmnối với nhau

bởi giới từ a ta có các bổ tố trực tiếp.

Ví dụ: Perguntar ao Pedro. (hỏi Pedro).

TTTT TTPS

perguntar ao Pedro

hỏi Pedro

Chú ý:

Trong tiếng Việt giữa động từ hỏi và đối tượng được hỏi không có giới từ gì nối

nhưng trong tiếng Bồ Đào Nha bắt buộc phải có giới từ a.

b. Trạng tố

Các thành tố phụ là từ đứng làm trạng tố trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nhacó thể đứng trước hoặc sau thành tố trung tâm, và diễn đạt ý nghĩa về nơi chốn, thời gian, cách thức, phương tiện, phương hướng. Những thành tố phụ này thường do danh từ đảm nhiệm. Ví dụ:

-Trạng tố chỉ nơi chốn

Ví dụ: jantar no restaurante(Carla Oliveira, 2011: 25).

TTTT TTPS

jantar no restaurante ăn tối ở nhà hàng

- Trạng tố chỉ phương tiện:

Ví dụ:irde avião

TTTT TTPS

ir de avião đi bằng máy bay - Trạng tố chỉ phương hướng:

Ví dụ:irà praia

TTTT TTPS

ir à praia

đi ra biển

c. Thành tố phụ là hai bổ tố, trạng tố (do yêu cầu của động từ)

Một số động từ chỉ đòi hỏi một thành tố phụ đi kèm, ví dụ như:ler livros (đọc

sách),ouvir música(nghe nhạc), ver filmes (xem phim),… Một số động từ khác có

thể đồng thời đứng trước hai thành tố phụ, ví dụ: comprar um ramo de flores à

mãe(mua cho mẹ bó hoa),enviar a carta ao amigo(gửi cho bạn lá thư),… Những

thành tố phụ này có thể là hai danh từ chỉ đối tượng (đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp), hoặc một danh từ nêu đối tượng và một động từ nêu đặc trưng của hành động hoặc của đối tượng. (Olga Mata Coimbra, 2012: 92). Thành tố phụ song hành là trường hợp hai thành tố phụ đồng thời xuất hiện và cũng có những quan hệ xác định với động từ - thành tố chính. Việc phân biệt những động từ - thành tố trung tâm chỉ yêu cầu một thành tố phụ (bổtố/trạng tố) hay hai thành tố phụ giúp chúng ta thấy được ảnh hưởng của động từ trung tâm đối với các thành tố phụ sau.Bổ tố, trạng tố gồm hai hoặc hơn hai thành tố, có khi là tùy nghi, có khi là bắt buộc. - Trường hợp tùy nghi (về mặt ngữ pháp) là khi do nhu cầu phản ánh, liệt kê nhiều đối tượng (bổ tố), bối cảnh (trạng tố) đòi hỏi.

Ví dụ:

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ beber vinho, cerveja e refrigerante

Nghĩa uống rượu, bia và nước ngọt

ficar na praia por um dia (chơiở bãi biển một ngày)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ ficar na praia por um dia

Nghĩa chơi ở bãi biển một ngày

- Trường hợp bắt buộc (về mặt ngữ pháp) là do đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của một số động từ, tiểu loại động từđòi hỏi. Ví dụ:

+Động từ mang ý nghĩa phát nhận: dar (đưa), oferecer(biếu, tặng, cấp), emprestar

(cho vay, mượn), …

Ví dụ:Dei ao Nelson um livro. (Tôi đã đưa cho Nelson 1 quyển sách.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ dei ao Nelson um livro

Nghĩa (tôi) đưa Nelson một quyển sách

+ Động từ chỉ sự nối kết: pôr (cho vào, đưa vào), mexer (trộn vào).

Ví dụ: Pus a caneta na gaveta. (Tôi đặt cái bút vào ngăn kéo.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ pus a caneta na gaveta

Nghĩa (tôi) đặt cái bút vào ngăn kéo

+ Động từ chỉ ý nghĩa sai khiến: ordenar (sai), estimular (thúc giục),proibir (ngăn cấm), obrigar (bắt buộc), permitir (cho phép), …

Ví dụ: O meu pai obrigava-me a fazer o TPC. (Bố tôi bắt tôi làm bài tập.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ obrigava me a fazer o TPC

Có thể biểu diễn sơ đồ trật tự sắp xếp của các thành tố phụ sau dưới ảnh hưởng của động từ trung tâm như sau:

Thành phần Động từ trung tâm Bổ tố 1 Bổ tố 2

Ví dụ oferecer ao amigo um livro

Nghĩa tặng bạn quyển sách

Chức năng đối tượng tiếp nhận nội dung tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)