Thành tố phụ trướctrung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 29)

2.1 .Vài nét vềđộng ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha

2.3. Thành tố phụ trướctrung tâm

Như trên đã nói, động ngữ tiếng Bồ Đào Nha bao gồm thành tố trung tâm đứng ở giữa, còn các thành tố phụ có hai tiểu loại: tiểu loạiđứng trướcthành tố trung tâmvà tiểu loại đứngsau thành tố trung tâm. Trước hết chúng tôi xin trình bày về thành tố phụ trước trung tâm.

Tiếng Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ biến hình nên thành tố phụ trước trung tâm của động ngữ chủ yếu là các trợ động từ thể hiện thời, thể, thức và các phó từ chỉ thời gian, tần suất, kết quả,…

2.3.1. Thành tố phụ trướctrung tâm là các trợ động từ

Một số động từ ở hình thức đã chia hay nguyên thể có thể đứng sau các động từ khác, còn gọi là các trợ động từ. Các trợ động từ trong tiếng Bồ Đào Nha không phong phú như trong tiếng Anh- cũng là một ngôn ngữ biến hình. Trợ động từ trong tiếng Bồ Đào Nha chủ yếu dùng trong các thì phức hợp. Chúng tôi đã nghiên cứu và tập hợp được một số trợ động từ có tần suất xuất hiện thường xuyên như sau:

Động từ ter khi là động từ thường là một động từ chỉ sở hữu(mang nghĩa là có).

Nhưng ngoài ra nó còn có chức năng của một trợ động từ. Cụ thể là:

a.Trợ động từ ter chia theo thì hiện tại kết hợp với quá khứ phân từ của động từ

chính diễn tả hành động xảy ra trong thời gian gần đây. (Olga Mata Coimbra, 2012:48)

Ví dụ: A Camila tem ido ao cinema. (Gần đây)Camila thường đitới rạp chiếu phim

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ A Camila tem ido ao cinema

Nghĩa Camila * đi tới rạp chiếu phim

b. Trợ động từ ter chia theo thì quá khứ (P.I) kết hợp vớiquá khứ phân từ của động từ chính để diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá

khứ. (Olga Mata Coimbra, 2012: 46) Ví dụ:

Quando o Nuno chegou a casa, a Ana já tinha saído. (Khi Nuno về nhà,Ana đã đi rồi.)

Thành phần TTPT TTTT

Ví dụ Quando o Nuno chegou a casa a Ana tinha saído

Nghĩa Khi Nuno về nhà Ana đã * đi

* tem và tinha là trợ động từ ter chia ở thì hiện tại và quá khứ chưa hoàn thành. Khi dịch sang tiếng Việt thì trợ động từ ter (tem, tinha) không trực tiếp xuất hiện, chúng

ta phải dùng cách diễn đạt khác (bằng các phó từ chỉ thời gian hay tần suất) nhưng trong tiếng Bồ Đào Nha nó phải bắt buộc xuất hiện trước động từ chính.

c.Tercũng được sử dụng ở dạng danh động từ (gerúndio) kết hợp với quá khứ phân từ của động từ chínhđể miêu tả một hành động đã hoàn thành trong quá khứ

(sử dụng với mục đích giải thích nguyên nhân).(Olga Mata Coimbra, 2012: 62)

Ví dụ: (Olga Mata Coimbra, 2012: 62) Tendo tido febre, tomei um antibiótico.

(Vì bị ốm nên tôi uống một viên kháng sinh) Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ tendo tido febre tomei um antibiótico

Nghĩa * sốt (tôi đã) uống một viên kháng sinh

* tendo là trợ động từ ter chia ở dạng danh động từ, khi dịch sang tiếng Việt nó tương đương với vì, dùng để chỉ nguyên nhân.

2.3.1.2.Trợ động từ ser và estar

Động từ ser đứng trước quá khứ phân từ của động từ chỉ hành động trong cấu trúc

bị động.

Cấu trúc bị động của tiếng Bồ Đào Nha bao gồm hai thành phần cốt yếu là estar/ser

(chia theo thì của động từ chính của câu chủ động) + quá khứ phân từ của động từ chính trong câu chủ động.(Olga Mata Coimbra, 2012:68-72)

Ví dụ 1:

O bolo foi feito pela mãe. (Cái bánh (đã) được mẹ làm.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ O bolo foi feito pela mãe

Nghĩa Cái bánh * làm bởi mẹ

Ví dụ 2:

A mesa está limpa. (Cái bàn đã được lau.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ A mesa está limpa

Nghĩa Cái bàn * lau

* foi và está lần lượt là động từ ser và estar được chia ở thì hiện tại cho hai chủ ngữ là o bolo và a mesa. Chúng được sử dụng như là các trợ động từ chỉ ý nghĩa bị

động, có vị trí đứng trước động từ chính chỉ hành động (được chia ở quá khứ phân từ). Khi dịch sang tiếng Việt, trong những câu có mang nghĩa tiếp thụ, bị động động

Động từ ser dùng trong câu bị động với mục đích nhấn mạnh vào quá trình thực hiện hành động còn động từ estar dùng với mục đích nhấn mạnh vào kết quả của

hành động.

2.3.1.3. Các trợ động từ khác

Các trợ động từ chỉ thì tương lai, hiện tại tiếp diễn: ir, estar a(Olga Mata Coimbra,

2012:50)

a.Trợ động từ irchia ở hiện tại+động từ nguyên thể biểu hiện ý nghĩa thì tương lai gần

Ví dụ: Nósvamos sairhoje à noite. (Chúng tôi sẽ ra ngoài tối nay.)

(vamos là trợ động từ ir chia cho ngôi nós ở thì hiện tại và dùng trong cấu trúc của

thì tương lai gần, diễn tả một điều sẽ xảy ra trong tương lai)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ vamos sair hoje à noite

Nghĩa sẽ ra ngoài tối nay

b.Trợ động từ estar+ a + động từ nguyên thể chỉ hành động: diễn tảthì hiện tại

tiếp diễn

Ví dụ:(Olga Mata Coimbra, 2012:24)

Eles estão a ouvir música. (Họ đang nghe nhạc.)

(estão là trợ động từ estar chia cho ngôi eles ở thì hiện tại, dùng để diễn tả hành

động đang xảy ra tại thời điểm nói).

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ estão a ouvir música

Nghĩa đang nghe nhạc

Nhận xét:

Quan các ví dụ tiêu biểu trên chúng tôi nhận thấy trong tiếng Bồ Đào Nha, các trợ động từ thể hiện ý nghĩa về thời, dạng thức luôn đứng trước động từ chính và luôn được chia theo chủ ngữ - chủ thể của hành động.

2.3.2. Thành tố phụ trước trung tâm là phó từ

Trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nha có thành tố phụ do phó từ đảm nhiệm và những phó từ này có vị trí đứng trước (đôi khi đứng sau) động từ làm thành tố chính của động ngữ.

2.3.2.1. Phó từ chỉ sự đồng nhất

Phó từ trong tiếng Bồ Đào Nha có chức năng làm thành tố phụ biểu thị ý nghĩa về

sự đồng nhất của hoạt động là também(cũng)

Ví dụ:

Tambémaprende português. (Anh ta cũng học tiếng Bồ Đào Nha.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ também aprende português

Nghĩa cũng học tiếng Bồ Đào Nha

2.3.2.2. Phó từ chỉ tần suấtcủa hành động

Những phó từ biểu thị ý nghĩa thường xảy ra dùng làm thành tố phụ trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nha được đặt trước hoặc ngay sau động từ làm thành tố chính. Có thể

kể đến các phó từ như sempre (luôn) normalmente/regularmente/ frequentemente

(thường), todos os dias (hàng ngày).

Ví dụ: (Olga Mata Coimbra, 2012:14)

Ele sempre vai à praia no verão. (Anh ta luôn đi biển vào mùa hè.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ Ele sempre vai à praia no verão

Nghĩa Anh ta luôn đi biển vào mùa hè

Raramente vou ao cinema. (Tôi hiếm khi đi xem phim.)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ raramente vou ao cinema

2.3.2.3. Phó từ chỉ kết quả

Khi nghiên cứu các phó từ chỉ kết quả có chức năng làm thành tố phụ trước trong

tiếng Bồ Đào Nha, chúng tôi thấy có hai phó từ xuất hiện nhiều nhất, đó là já (đã) và quase (gần như)(Leonel Melo Rosa, 2011: 127).

- Já sử dụng trong các câu có động từ chia ở quá khứ hoặc hiện tại, dùng để biểu thị

kết quảđã/rồi nhưng thông thường không đi với động từ ở thì quá khứ mà chỉ sử dụng khi muốn nhấn mạnh hoặc trong câu hỏi có/không và trả lời.

Ví dụ:

Já fizeste o jantar? (Cậu đã nấu bữa tối chưa?) - Já. (rồi)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ fizeste o jantar

Nghĩa (cậu) đã làm bữa tối

Játenho a ficha. (Tôi đã có tài liệu rồi. (đang có)

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ tenho a ficha

Nghĩa (tôi) đã (đang) tài liệu

Ele quaseconseguiu o trabalho. (Anh ta suýt kiếm được công việc đó).

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ Ele quase conseguiu o trabalho

Nghĩa Anh ta hầu như/ gần có thể (kiếm được) công việc Chú ý:

Từ já còn mang nghĩa ngay, chỉ hành động được thực hiện trong tương lai rất gần đi

với các động từ chỉ hành động được chia ở thì hiện tại.

Trong trường hợp này já có thể đứng cả ở trước và sau động từ. Vì vậy, nó được coi

là thành tố phụ trước và sau của trung tâm.

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ 1 volto

Ví dụ 2 volto

Nghĩa về ngay

2.3.2.4. Phó từ biểu thị ý nghĩa phủ định

Trong tiếng Bồ Đào Nha, để thể hiện ý nghĩa phủ định, ta sử dụng từ não (không)

đặt trước động từ mà không cần phải sử dụng thêm trợ động từ (Olga Mata Coimbra, 2012:6)

Ngoài ra còn sử dụng ainda não (chưa), nem (không), jamais (không bao giờ),

nuncamais (không bao giờ nữa, mãi không) hay phó từ chỉ tần suất nunca (không/

chưa bao giờ), (Leonel Melo Rosa, 2011:127) Ví dụ1:

Eles não jantam no restaurante. (Họ không ăn tối ở nhà hàng.)

Thành phần TTPT TTTT

Ví dụ Eles não jantam

Nghĩa Họ không ăn tối

Ví dụ 2:

Eu nunca fumo. (Tôi không bao giờ hút thuốc.)

Thành phần TTPT TTTT

Ví dụ Eu nunca fumo

Nghĩa Tôi không bao giờ hút (thuốc)

Ví dụ 3:

Eu nunca fumei. (Tôi chưa bao giờ hút thuốc.)

Thành phần TTPT TTTT

Ví dụ Eu nunca fumei

Ví dụ 4: Ele ainda nãochegou. (Anh ta chưa đến.)

Thành phần TTPT TTTT

Ví dụ Ele ainda não chegou

Nghĩa Anh ta chưa đến

2.3.2.5. Phó từ chỉ sự tồn tại, thực hữu

Các phó từ chỉ thực hữu trong tiếng Bồ Đào Nha gồm só, apenas, somente (chỉ/ chỉ

có). (Leonel Melo Rosa, 2011: 127) Ví dụ:

Eu só tenho um dicionário. (Tôi chỉ có một quyển từ điển).

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ tenho um dicionário

Nghĩa Tôi chỉ một quyển từ điển

Vocêapenas temque sorrir. (Bạn chỉ cần cười).

Thành phần TTPT TTTT TTPS

Ví dụ Você apenas tem que sorrir

Nghĩa Bạn chỉ cần cười

Trong tiếng Bồ Đào Nha, các phó từ chỉ sự tồn tại, thực hữu có thể đứng sau động từ trung tâm. Khi đó, nó trở thành thành tố phụ sau trung tâm (xem phần thành tố phụ sau trung tâm).

2.4. Thành tố phụ sautrung tâm

Thành tố phụ sau trung tâm của động ngữ là một thành phần vô cùng phức tạp. Chúng tôi đề ra hai tiêu chí để phân loại thành tố phụ sau trung tâm: phân loại theo hình thức tổ chức và phân loại theo vai ngữ pháp.

2.4.1. Phân loại theo hình thức tổ chức

Khi phân loại theo hình thức tổ chức, chúng tôi chia thành tố phụ sau trung tâm ra làm ba loại: thành tố phụ là một từ, thành tố phụ là một ngữ và thành tố phụ là một mệnh đề. Cụ thể như sau:

2.4.1.1. Thành tố phụ sau trung tâm là một từ a. Danh từ

Thành tố phụ đi sau động từ trung tâm có thể là một danh từ (hoặc một chuỗi danh từ có quan hệ đẳng lập), có thể kèm hoặc không kèm giới từ.

Ví dụ: Ele come doces, bolachas e frutas. (Nó ăn bánh, kẹo, hoa quả.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Ele come doces, bolachas e frutas

Nghĩa Anh ta ăn bánh, kẹo, hoa quả

b. Động từ

Thành tố phụ đi sau động từ trung tâm cũng có thể là một động từ (hoặc một chuỗi động từ có quan hệ đẳng lập)

Ví dụ: Nós queremos estudar. (Chúng tôi muốn học.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Nós queremos estudar

Nghĩa Chúng tôi ăn học

c. Tính từ

Ví dụ: Ele ficou chateado. (Anh ta trở nên bực mình)(Leonel Melo Rosa, 2011: 67).

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Ele ficou chateado

Nghĩa Anh ta trở nên bực mình

2.4.1.2. Thành tố phụ sau trung tâm là một ngữ

Khi thành tố phụ là một ngữ chúng ta có thể bắt gặp danh ngữ, động ngữ, tính ngữ trong đó danh ngữ và động ngữ chiếm tỉ lệ rất lớn, đặc biệt là các danh ngữ. Chúng ta có thể xem các ví dụ sau:

a. Thành tố phụ là danh ngữ

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Ela comprou uma bicicleta azul

Nghĩa Cô ta mua một chiếc xe đạp xanh

b.Thành tố phụ là động ngữ

Ví dụ:Eu queria comprar um selo. (Tôi muốn mua tem.)(Carla Oliveira, 2011: 103)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Eu queria comprar um selo

Nghĩa Tôi muốn mua tem

c. Thành tố phụ là tính ngữ

Ví dụ: Ele é forte como um búfalo. (Anh ta khỏe như trâu.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Ele é forte como um búfalo

Nghĩa Anh ta * khỏe như trâu

* é là hệ từ ser được chia ở thì hiện tại cho ngôi ele (anh ấy).

2.4.1.3. Thành tố phụ sau trung tâm là một mệnh đề

Thành tố phụ sau là một mệnh đề có thể xuất hiện sau những lớp con động từ như:

a. Những động từ không độc lập chỉ sự cần thiết, chỉ ý muốn

Trong tiếng Bồ Đào Nha, nhóm này gồm những từ như precisar (cần), querer

(muốn), necesitar (cần thiết), desejar (cầu, ước)

Ví dụ:

Ele quer que eu pense novamente. (Anh ta muốn tôi suy nghĩ lại.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Ele quer que eu pense novamente

Nghĩa Anh ta muốn tôi suy nghĩ lại

(mệnh đềđóng vai trò làm thành tố phụ sau trong động ngữ là“eu pense

b. Những động từ chỉ sự suy nghĩ, bình luận

Tiêu biểu trong nhóm này là một số động từachar, pensar (nghĩ)acreditar, crer

(tin), lamentar (tiếc), ...

Ví dụ: Eu acho que hoje faz muito calor. (Tôi nghĩ hôm nay trời rất nóng.)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ Eu acho que hoje faz muito calor

Nghĩa Tôi nghĩ (rằng) hôm nay trời rất nóng

Trong ví dụ trên, mệnh đề làm thành tố phụ sau của động từ acho (động từ achar chia cho ngôi eu (tôi) là hoje faz muito calor).

Những loại động từ có thành tố phụ sau là các mệnh đề trong tiếng Bồ Đào Nha có

khá nhiều và nó yêu cầu phải có liên từ que (rằng) làm nhiệm vụ nối giữa thành tố

trung tâm là động từ và phần mệnh đề làm thành tố phụ sau.

Nếu phân loại thành tố phụ sau trung tâm theo vai ngữ pháp chúng ta có thành tố phụ đảm nhiệm vai ngữ pháp (các thực từ làm bổ tố và trạng tố) và các thành tố phụ bổ sung ngữ pháp cho động từ trung tâm (các hư từ làm các phó từ).

2.4.2. Phân loại theo chức vụ cú pháp

2.4.2.1. Thành tố phụ sau là thực từ

Trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt, các loại thực từ (danh từ, động từ, tính từ) đều có thể làm thành tố phụ diễn đạt các ý biểu thị nơi chốn, thời gian, cách thức, phương tiện, phương hướng, mục đích, nguyên nhân, kết quả… của hoạt động.

Ở phần này, để tiện theo dõi, và phân tích chúng tôi chỉ chọn các ví dụ là các động ngữ có thành tố trung tâm là các động từ nguyên thể và các thành tố phụ sau chứ không đưa ra cả câu hoặc cả động ngữ với đầy đủ các thành phần và động từ trung tâm đã chia như ở phần phân tích thành tố phụ trước và thành tố trung tâm.

a. Bổ tố

Động ngữ tiếng Bồ Đào Nha có loại thành tố phụ chỉ xuất hiện theo đòi hỏi riêng của từng tiểu loại động từ làm thành tố chính. (Olga Mata Coimbra, 2012: 90)

Khi thành tố chính và thành tố phụ chỉ đối tượng do danh từ đảm nhiệm không ngăn cách với nhau bởi bất kỳ một yếu tố nào ta có các bổ tố trực tiếp.

Ví dụ: ouvirmúsica(nghe nhạc)

TTTT TTPS

ouvir música nghe nhạc -Bổ tố gián tiếp

Khi thành tố chính và thành tố phụ chỉ đối tượng do danh từ đảm nhiệmnối với nhau

bởi giới từ a ta có các bổ tố trực tiếp.

Ví dụ: Perguntar ao Pedro. (hỏi Pedro).

TTTT TTPS

perguntar ao Pedro

hỏi Pedro

Chú ý:

Trong tiếng Việt giữa động từ hỏi và đối tượng được hỏi không có giới từ gì nối

nhưng trong tiếng Bồ Đào Nha bắt buộc phải có giới từ a.

b. Trạng tố

Các thành tố phụ là từ đứng làm trạng tố trong động ngữ tiếng Bồ Đào Nhacó thể đứng trước hoặc sau thành tố trung tâm, và diễn đạt ý nghĩa về nơi chốn, thời gian, cách thức, phương tiện, phương hướng. Những thành tố phụ này thường do danh từ đảm nhiệm. Ví dụ:

-Trạng tố chỉ nơi chốn

Ví dụ: jantar no restaurante(Carla Oliveira, 2011: 25).

TTTT TTPS

jantar no restaurante ăn tối ở nhà hàng

- Trạng tố chỉ phương tiện:

Ví dụ:irde avião

TTTT TTPS

ir de avião đi bằng máy bay - Trạng tố chỉ phương hướng:

Ví dụ:irà praia

TTTT TTPS

ir à praia

đi ra biển

c. Thành tố phụ là hai bổ tố, trạng tố (do yêu cầu của động từ)

Một số động từ chỉ đòi hỏi một thành tố phụ đi kèm, ví dụ như:ler livros (đọc

sách),ouvir música(nghe nhạc), ver filmes (xem phim),… Một số động từ khác có

thể đồng thời đứng trước hai thành tố phụ, ví dụ: comprar um ramo de flores à

mãe(mua cho mẹ bó hoa),enviar a carta ao amigo(gửi cho bạn lá thư),… Những

thành tố phụ này có thể là hai danh từ chỉ đối tượng (đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp), hoặc một danh từ nêu đối tượng và một động từ nêu đặc trưng của hành động hoặc của đối tượng. (Olga Mata Coimbra, 2012: 92). Thành tố phụ song hành là trường hợp hai thành tố phụ đồng thời xuất hiện và cũng có những quan hệ xác định với động từ - thành tố chính. Việc phân biệt những động từ - thành tố trung tâm chỉ yêu cầu một thành tố phụ (bổtố/trạng tố) hay hai thành tố phụ giúp chúng ta thấy được ảnh hưởng của động từ trung tâm đối với các thành tố phụ sau.Bổ tố, trạng tố gồm hai hoặc hơn hai thành tố, có khi là tùy nghi, có khi là bắt buộc. - Trường hợp tùy nghi (về mặt ngữ pháp) là khi do nhu cầu phản ánh, liệt kê nhiều đối tượng (bổ tố), bối cảnh (trạng tố) đòi hỏi.

Ví dụ:

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ beber vinho, cerveja e refrigerante

Nghĩa uống rượu, bia và nước ngọt

ficar na praia por um dia (chơiở bãi biển một ngày)

Thành phần TTTT TTPS

Ví dụ ficar na praia por um dia

Nghĩa chơi ở bãi biển một ngày

- Trường hợp bắt buộc (về mặt ngữ pháp) là do đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại 60 22 02 40 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)