Mộc bản Phật giáo tại Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 29 - 32)

7. Câu trúc luận văn

2.1. Vai trò Phật giáo trong các mộc bản ở Hu

2.1.2. Mộc bản Phật giáo tại Huế

Như những vùng miền khác, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của người dân Huế. Nhu cầu tìm hiểu kinh sách, tư tưởng, phương pháp

tu tập càng thêm cấp thiết cho nên kinh sách Phật giáo xứ Huế được chú trọng in ấn rất nhiều. Việc in ấn bằng mộc bản trong các triều đại trước đã để lại cho nền Phật giáo Huế một gia tài vô cùng quý giá, đó chính là hệ thống mộc bản Phật giáo. “Đó như là chứng tích về nền văn hiến dày dặn của một dân tộc đã trải qua không biết bao nhiêu can qua, nhưng luôn thể hiện khát vọng hiểu biết và nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần”[25, tr.29].

Chuyên san Liễu Quán do Ban văn hóa thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật

giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện đã có kế hoạch khảo sát và tìm hiểu giá trị mộc bản Phật giáo xứ Huế. Chuyên đề này được công bố trong số 6 tháng 8 năm 2015 đã khẳng định giá trị của mộc bản Phật giáo Huế. Qua khảo sát của nhóm tác giả ở 13 địa điểm đã phát hiện ra 2933 ván khắc các loại. (Xem phụ lục)

Về niên đại khắc bản

Ván khắc có niên đại sớm nhất là kinh Kim Cang, được khắc bản năm Chính Hòa thứ 19 (Mậu Dần-1698), tức dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725). Ở bộ ván khắc này có tranh đồ họa pháp hội giảng kinh Kim Cang do thiền sư Thạch Liêm Đại Sán vẽ. Thiền sư Thạch Liêm Thích Đại Sán là một cao tăng Trung Quốc được chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh mời sang Đại Việt để truyền giới cho đại giới đàn năm 1695 tại chùa Thiền Lâm. Thiền sư đã viết cuốn Hải Ngoại Kỷ sự tại Đàng Trong mang nhiều giá trị. Thiền sư Thạch Liêm vẽ bức tranh trong mộc bản kinh Kim Cang chứng tỏ dưới thời chúa Nguyễn, việc khắc ván in kinh và thỉnh mời các vị cao tăng là một việc làm được chú trọng.

Mộc bản gần đây nhất là bộ ván khắc Phật thuyết Duy Ma Cật sở

thuyết kinh, được khởi công từ năm Canh Thân (1980) và hoàn thành năm

Nhâm Tuất (1982) do vị trú trì chùa Tường Quang (49 Chi Lăng-Huế) pháp danh Hồng Khế, tự Chơn Như tự tay khắc bản.

Với hai bộ mộc bản nêu trên cho thấy bề dày lịch sử của việc khắc ván in kinh của Phật giáo xứ Huế. Từ đó có thể hình dung dòng chảy của lịch sử khắc bản kinh Phật tại Huế.

Về chủng loại ván khắc và thể loại kinh văn: Ván khắc Phật giáo Huế gồm có 3 loại chính: Tân khắc, tức là các bộ lần đầu tiên được khắc bản, bao gồm cả các bản được ghi là Tuyên khắc hoặc Chánh khắc; Trùng Khắc hoặc có khi gọi là trùng tuyên, tức chỉ các bộ ván khắc được khắc lại từ các bộ ván trước đó; Bổ khắc, tức khác bản bổ sung cho những bộ ván đã có nhưng bị thất thoát một số mặt khắc.

Về thể loại Kinh văn: bao gồm Kinh, Luật, Luận, Khoa nghi, trước tác, phái điệp quy y- thọ ký, đồ họa cổ và một số bản khắc liên quan đến Mật tông.

Về Kinh tạng: đây là bộ phận chiếm số lượng lớn nhất, gồm 30 bộ kinh. Giá trị của mộc bản ngoài lưu giữ Kinh Luật Luận còn phải nhắc đến tranh đồ họa cổ Phật giáo Huế trong các bộ kinh và khoa nghi Phật giáo được minh họa. Tiêu biểu như tranh đồ họa pháp hội giảng kinh Kim Cang của thiền sư Đại Sán vẽ năm Chính Hòa thứ 19; tranh đồ hòa pháp hội giảng kinh

Hoa Nghiêm năm Cảnh Hưng thứ 14 hiện trân tàng tại chùa Báo Quốc. Ngoài

các tranh đồ họa sử dụng trong nghi lễ như pháp bị-sư tử tòa, tranh tượng Bồ tát Địa tạng, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều tranh đồ họa khác, với nét đường và bố cục tinh xảo do các vị danh tăng, hoàng thân hoặc cư sĩ vẽ minh họa trong các cuốn kinh như tranh minh họa pháp hội giảng kinh Lăng Nghiêm do thiền sư Viên Thành chùa Tra Am vẽ năm Khải Định thứ 7; tranh minh họa

Khoa nghi Mông sơn- Du già của Hường Chước vẽ năm Đồng Khánh thứ 4

qua bản Chánh khắc Trung khoa du già tập yếu; hoặc 10 bức tranh chăn trâu do các nghệ nhân Huế vẽ minh họa trong bản khắc Mục ngưu đồ năm Bảo Đại thứ 9…

Qua khảo sát cho thấy về nội dung và thể loại, các ván khắc kinh Phật tại Huế chủ yếu khắc các kinh văn thuộc Tịnh Độ tông và Thiền tông, trong

đó bao gồm cả các bản khắc về Luật tạng. Sự xuất hiện liên tục của các ván khắc Niệm Phật công cứ qua các thời kỳ, kèm theo những khoa nghi hướng dẫn hành trì pháp môn Tịnh độ như Niệm Phật vãng sanh nghi, Trì danh diệu

hạnh luận…, đã chứng tỏ pháp môn Tịnh độ chính là dòng chảy chủ đạo, liên

tục và thấm đẫm trên mảnh đất này.

Với việc thống kê ban đầu về mộc bản Phật giáo Huế với số lượng 2933 ván khắc đã mang lại nhiều giá trị trong việc tìm hiểu và nghiên cứu đánh giá Phật giáo xứ Huế. Kể từ tấm ván khắc được cho là sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu đến ván khắc có niên đại muộn nhất vào năm 1980 chứng tỏ nghề khắc bản in kinh có một bề dày lịch sử. Với tính chất tôn giáo, mộc bản Phật giáo đã chiếm số lượng khuynh loát trong việc phổ biến rộng rãi do nhu cầu và ảnh hưởng của sức sống Phật giáo đến mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)