Nghĩa và giá trị mộc bản Phật giáo Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 32 - 34)

7. Câu trúc luận văn

2.1. Vai trò Phật giáo trong các mộc bản ở Hu

2.1.3. nghĩa và giá trị mộc bản Phật giáo Huế

Qua việc nghiên cứu mộc bản Phật giáo Huế, cho thấy Phật giáo đã để lại một di sản quý giá, mang nhiều giá trị.

Trước hết mộc bản thể hiện được nhu cầu in ấn phát hành phổ biến, kinh sách, hoằng hóa giáo lý đạo Phật đến với quần chúng là cần thiết của Phật giáo đương thời.

Thứ hai, kinh phí cho việc khắc bản để in kinh là rất lớn. Ngoài bộ ván của triều đình, được sự chỉ thị của chính quyền, kinh phí triều đình cấp thì có lẽ ván khắc kinh Phật là sản phẩm của sự đồng lòng đồng sức của quần chúng Phật tử. Người đứng ra tổ chức khắc bản phải là người có uy tín mới quyên góp được số lượng tiền lớn để tiến hành khắc bản. Sự hỷ tâm cúng dường của quần chúng Phật tử quyết định rất lớn đến kinh phí khắc bản kinh. Phật giáo chỉ dạy cho chúng sanh cách gieo phước lành, tạo nhân thiện duyên bằng cách cúng dường và bố thí. Việc cúng tiền để khắc kinh cũng mang ý nghĩa ấy, góp phần để cho Pháp bảo (kinh văn-lời Phật dạy) tồn tại lâu dài giữa thế gian và

lan tỏa rộng khắp nhằm đem lợi lạc cho chúng hữu tình. Đa số trong các khắc bản kinh văn đều có phụ bản ghi tên và số tiền của quần chúng đóng góp công đức. Trong số đó có cả hoàng thân quốc thích đến quan lại và hàng thứ dân. Điều này chứng tỏ Phật giáo ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp trong xã hội. Nhờ như vậy mà các bộ ván khắc kinh rất đồ sộ, trở thành một di sản quý báu không chỉ của Phật giáo mà cả dân tộc Việt.

Thứ ba, Phật giáo thúc đẩy quá trình sáng tạo mỹ thuật trong in ấn, phát triển nghề khắc bản ván để in kinh, góp phần giúp cho nghề in ấn xứ Huế phát triển và đạt nhiều thành tựu.

Hiện nay, mộc bản Phật giáo trở thành tài sản quý báu cần được quan tâm giữ gìn. “Mộc bản Phật giáo Huế là di sản tư liệu hết sức có giá trị, không chỉ riêng đối với Phật giáo mà còn là một phần không thể tách rời trong dòng chảy văn hóa dân tộc, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, có giá trị cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hóa học, sử học, ngôn ngữ học…, về tình hình sinh hoạt và đời sống tinh thần của xã hội Đàng Trong, của xứ Huế qua các thời kỳ lịch sử, kể từ thời các chúa Nguyễn cho đến những thập niên cuối thế kỷ XX”[51; tr.36].

Sự phân bổ thời gian ra đời các mộc bản Phật giáo bắt đầu thừ chúa Nguyễn đến triều Nguyễn một cách liên tục chứng tỏ Phật giáo luôn được giữ gìn và phát triển. Số lượng mộc bản thời nào càng nhiều chứng tỏ Phật giáo thời đó càng được chú ý và ưu tiên phổ biến.

Mộc bản Phật giáo Huế không chỉ được khởi xướng, tổ chức khắc, tàng bản tại chùa mà hoạt động này còn diễn ra tại các tư gia thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt. Đơn cử như nhà thờ Họ Đặng tức từ đường Đào Lý Phương Viên, số 120 đường Mai Thúc Loan-Huế. Đây là nhà thờ của cụ Đặng Như Bá vào Huế làm quan dưới triều Nguyễn, hàm Hàn lâm viện Thị giảng, trật Tòng tứ phẩm. Con trai của cụ là Đặng Ngọc Chương - Tham tá của Công chính tòa ở Hội An đã thực hiện di nguyện của cha, đứng ra tổ chức khắc in. Mộc bản

lưu trữ tại nhà thờ họ Đặng gồm có: kinh Kim Cang Bát nhã ba la mật kinh,

Kim Cang kinh chú giải, Trì danh diệu hạnh luận-phụ Sơn cư bách vịnh

Mục ngưu đồ. Điều này cho thấy Phật giáo không còn gói gọn trong chốn

chùa chiền mà tại các tư gia đã tham hành các công tác in ấn kinh điển một cách tự giác và tự túc. Ngay từ thời chúa Nguyễn, chủ trương “cư Nho mộ Thích” đã thịnh hành cho nên tư tưởng này tiếp tục phát triển trở thành truyền thống của Phật giáo xứ Thuận Hóa. Chỉ qua việc tổ chức khắc kinh, in ấn lưu truyền thôi cũng cho thấy Phật giáo đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của cư dân Thuận Hóa-Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)