Quan điểm của Phật giáo về ẩm thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 40 - 42)

7. Câu trúc luận văn

2.3. Vai trò Phật giáo trong văn hóa ẩm thực ngƣời Hu

2.3.1. Quan điểm của Phật giáo về ẩm thực

Một lần nữa có thể khẳng định, ẩm thực của Tăng sĩ Phật giáo là nhằm duy trì xác thân vật lý để tìm sự giải thoát tâm linh. Trong cuốn luật Phật giáo đã ghi rõ: “nhất thiết chúng sanh giai y ẩm thực” (hết thảy chúng sanh đều ăn và uống). Vì tư tưởng từ bi nên Phật đã chế ra những điều cụ thể trong việc thọ dụng ẩm thực. Và Phật đã dạy về bốn loại thức ăn: Đoàn thực, xúc thực, tư thực và thức thực.

Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta.

Loại thức ăn thứ hai là xúc thực, tức là cách ăn bằng việc tiếp xúc của sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý với sau trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.

Loại thức ăn thứ ba là tư thực hay Tư Niệm thực. Ðó là những nỗi ước ao ta muốn thực hiện cho đời ta. Mong muốn là một loại thực phẩm gọi là tư niệm thực.

Loại thức ăn thứ tư là thức thực. Những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, suy tư, tưởng tượng, tất cả những thứ ấy đều đi vào tâm thức giống như một loại thức ăn nuôi dưỡng tâm linh của mỗi người. Nếu cho thức ăn thiện lành thì sẽ nuôi dưỡng điều thiện lành, an lạc và ngược lại, cho thức ăn bất thiện sẽ nuôi dưỡng điều bất thiện, khổ đau.

Phật giáo chủ trương thực hiện chánh niệm. Chính vì vậy, ẩm thực Phật giáo cũng là một hình thức để thực hiện pháp chánh niệm.

Một vấn đề quan trọng của Phật giáo đại thừa chính là đề cao lòng từ bi trong ẩm thực bằng cách ăn uống những thứ không gây đau khổ cho kẻ khác, hay nói rõ hơn chính là thực hiện ăn chay tịnh. Ăn chay là ăn những món ăn từ nguồn gốc thực vật, gần gũi với thiên nhiên. Xã hội ngày nay, nhiều người đã xếp việc ăn uống của mình theo thiên hướng giảm thiểu sát sanh. Theo giới luật của nhà Phật, giữ giới không sát sanh là một yêu cầu tối thiểu cho tâm hướng thiện ở mức độ cơ bản. Những người quy y Tam bảo sẽ phát nguyện ăn chay kỳ, (dành một số ngày trong tháng cho món chay). Ăn chay chính là thực hiện lòng từ bi đối với vạn loại chúng sanh, tránh việc sát sanh hại mạng, cũng đồng nghĩa với việc giữ gìn giới không sát sanh của Phật giáo.Mỗi người ăn chay là phát triển lòng bi mẫn của mình với sinh linh muôn loài hữu tình, là một khâu quan trọng trong việc phát triển Bồ-đề tâm.

Việc ăn chay tùy vào sự phát nguyện của người Phật tử. Đối với những người đã xuất gia thì sẽ phải ăn chay trường, nghĩa là hoàn toàn ăn chay tịnh. Còn những Phật tử tại gia sẽ phát nguyện ăn trai kỳ và số ngày trong một tháng tùy vào sự phát tâm của họ. Phật dạy giới sát sanh khuyên người không nên lạm sát, tức khi không cần ăn thịt thì không nên ăn, không nên lạm sát các con vật chỉ vì lý do để có được bữa ăn cho mình. Dành một số bữa ăn trong

tháng cho các món chay, là bắt đầu giới hạn việc lạm sát của mình mà người Phật tử ai cũng có thể làm được.

Với những ý nghĩa về ẩm thực của Phật giáo, ăn chay chính là một phương pháp để tu học. Đồng thời, trong cuộc sống hiện đại, việc ăn chay có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường và chính sức khỏe của con người.

Như ta biết, những năm đầu trấn nhậm Thuận Quảng, Chúa Nguyễn Hoàng đã tổ chức trùng tu, xây mới nhiều ngôi chùa để làm nơi di dưỡng tinh thần, nơi kết nối nhân tâm. Chính Chúa đã cho tổ chức nhiều lễ cúng cầu nguyện cho dòng họ vào dịp lễ Vu Lan để cầu nguyện cho tổ tiên bách tính được siêu thăng giải thoát, cầu cho dòng họ thịnh trị dài lâu. Sang các vua Nguyễn, việc cầu cúng theo nghi thức Phật giáo luôn được duy trì hàng năm theo tục lệ. Trong cầu cúng chay đàn đó, việc dùng thực phẩm chay theo đúng với chủ trương thương người thương vật, từ bi rộng lớn, không sát sinh của Phật giáo. Việc dùng ẩm thực chay tịnh trong các lễ của triều đình đã được quy định rất rõ. Đại Nam hội điển sự lệ ghi rằng: “Phàm có lập đàn chay lớn, tụng kinh cầu phúc, có dâng lễ cúng lớn, ở Phật tiền một lần dùng cỗ cúng hạng nhất mười sáu mâm, cơm chay hạng nhất mười sáu mâm, cỗ cúng hạng nhì năm trăm lẻ tám mâm”[tr.290]. Các vua chúa trong các dịp lễ đã phải chay tịnh để cầu nguyện cho quốc thái dân an hay những sự kiện quan trọng. Ăn chay trở thành một đặc trưng của Phật giáo Đại thừa, có sức ảnh hưởng rộng rãi và mang tinh thần nhân văn sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)