Văn hóa ẩm thực chay của Thiền môn xứ Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 42 - 44)

7. Câu trúc luận văn

2.3. Vai trò Phật giáo trong văn hóa ẩm thực ngƣời Hu

2.3.2. Văn hóa ẩm thực chay của Thiền môn xứ Huế

Xứ Huế đa số là các chùa theo hệ phái Bắc tông nên vấn đề ẩm thực hoàn toàn chay tịnh. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là rau củ quả tận dụng quanh vườn chùa. Đa số các chùa Huế nằm ở phía Tây Nam, bờ Nam sông Hương, là vùng bán sơn địa, nên tận dụng trồng được rất nhiều thực phẩm. Chùa Huế nào cũng có vườn rau xanh, cây ăn quả như vả, mít, sa kê, đu đủ, cam

chanh… Với tinh thần “nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực”, tăng sĩ Phật giáo Huế ngoài việc tụng kinh niệm Phật còn phải lao động để tự cung tự cấp nguồn thực phẩm hàng ngày. Tăng sĩ chùa Huế làm ruộng để lấy gạo, làm vườn để có thức ăn.

Ẩm thực chay của chùa Huế mang ý nghĩa rằng cuộc sống đạm bạc của người xuất gia vốn xem ẩm thực chỉ là phương tiện để duy trì phần sống sinh học, thực hiện cứu cánh tu học trên con đường tiến tới sự giải thoát. Điều đó được thể hiện trong việc thực hành bữa ăn của nhà chùa. Từ việc tận dụng mọi nguồn nguyên liệu có được cùng với bàn tay khéo léo trong cách chế biến món ăn của người nấu ăn hằng ngày trong chùa, đã cho ra đời những món ăn đơn giản và hợp lý; đạm bạc nhưng đa dạng, bình dị nhưng rất tinh tế. Sự giản dị trong món ăn nhà chùa, ngoài việc xuất phát từ quan niệm về triết lý dinh dưỡng của Phật giáo, còn phù hợp với điều kiện thực tế.

Quy cách ăn của tăng sĩ được quy định trong Luật tạng. Một số quy định như không được ăn phi thời, tức không ăn vào buổi đêm; ăn trong tĩnh lặng, không gây tiếng ồn; khi ăn cơm phải ăn ba miếng cơm trắng trước sau đó mới ăn cùng thức ăn; việc nhai, lấy thức ăn… đều được quy định rõ ràng chi tiết. Chính vì quy cách như thế nên phong thái của Tăng sĩ Huế trở thành nét lịch lãm, thiền cách thêm sâu đậm.

Phật giáo đề cao sự tri ân và báo ân. Chính vì thế cho nên trong bữa ăn luôn có thực hiện “tam đề ngũ quán”, tức là ba lời nguyện: 1) nguyện bỏ các điều ác, 2) nguyện làm các việc lành, 3) nguyện hóa độ chúng sanh; và nghĩ nhớ tới năm điều: 1) thức ăn này từ đâu mà có, 2) nghĩ tới đức hạnh của mình nhiều hay ít để xứng đáng thọ nhận thức ăn này, 3) đề phòng cái tâm tham lam bỏn xẻn, 4) thức ăn này là một vị thuốc để chữa bệnh khô gầy của tấm thân, 5) vì sự nghiệp tu hành giải thoát nên mới dùng thức ăn này. Đây cũng chính là quan niệm ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn của dân

tộc Việt, nên trước khi ăn người Huế đều dâng cúng lên Phật, Tổ, ông bà, bố thí chúng sanh rồi mới ăn sau.

Thức uống của Tăng sĩ cũng được giới hạn trong Luật tạng. Tăng sĩ không được phép uống rượu bia, các thức uống có chứa cồn gây say nghiện. Tăng sĩ Phật giáo nói chung và Tăng sĩ Huế nói chung đều dùng trà làm thức uống. Uống trà ở chốn thiền môn trở thành nghệ thuật thiền trà. Qua việc uống trà vừa để trải nghiệm giây phút thực tại, vừa thể hiện tâm hạnh tĩnh lặng và quy chuẩn.

Nét sống của thiền môn xứ Huế với quy cách ăn uống (ẩm thực) trở thành một nét thanh cao, tạo nên giá trị con người tu hành của Huế. Từ quy chuẩn ở chốn thiền môn, đã lan tỏa vào trong đời sống của Phật tử, quần chúng nhân dân xứ Huế. Ẩm thực chay tịnh trở thành yếu tố làm nên diện mạo và đặc điểm của văn hóa ẩm thực xứ Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)