7. Câu trúc luận văn
2.2. Vai trò Phật giáo trong các kin trúc chùa tháp ứ Hu
2.2.1. Kiến trúc chùa tháp Phật giáo
Đình chùa miếu là thiết chế gắn liến với văn hóa truyền thống làng xã Việt. Phật giáo tồn tại và phát triển, lan tỏa rộng rãi bằng tư tưởng giải thoát, cứu khổ chúng sinh đã khẳng định giá trị trong việc đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với đời sống quần chúng nhân dân. Ngôi chùa nói chung trong sinh hoạt tâm linh của người Việt, vì thế, cũng định danh và có chức năng không hoàn toàn giống nhau. Việc hình thành ngôi chùa ở xứ Huế có nhiều điểm đặc biệt. Theo dòng chảy của lịch sử Phật giáo, hình ảnh ngôi chùa đã đi từ những ngôi thảo am khiêm tốn, đạm bạc, và dần hoàn thiện, để hình thành nên những cơ sở tâm linh quy mô và chỉn chu.
Sự h nh thành chùa ứ Hu
Trước khi người Việt vượt dải Hoàng Sơn thì ở vùng đất này đã tồn tài hệ thống tín ngưỡng bản địa và Phật giáo lâu đời, có vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân Chăm pa. Đến khi người Việt theo dòng Nam tiến, Phật giáo Đại Việt mới có cơ duyên phát triển mạnh mẽ trên vùng đất mới và hình ảnh ngôi chùa trở thành phương cách cố định nhân tâm. Ngôi chùa chính là hành trang trong quá trình tụ cư lập làng của cư dân Việt trong sự giao thoa văn hóa Ấn-Hoa. Ngôi chùa chính là phương cách tồn tại, là hơi ấm của quê
hương, là nếp cũ phong tục cố hương trong bước đầu dựng nghiệp trên vùng đất mới vốn còn lắm gian truân nguy hiểm.
Khởi nguyên là chùa làng. Mặc dù chỉ là mái tranh vách nứa, đơn sơ yếu ớt nhưng lại là nơi bền vững trong đời sống tinh thần của cư dân. Khi tiếp xúc với nền văn hóa Chăm lâu đời, cư dân Việt đã tiếp thu và cải tiến rất nhiều trong cung cách kiến trúc, thờ tự và sinh hoạt tâm linh tôn giáo. Tôn tượng chư Phật Bồ tát được dân gian hóa để phù hợp với tâm thức, nếp nghĩ của người dân. Họ đã tiếp biến, hỗn dung văn hóa từ trong cách tạo nên tượng thờ, kiến trúc thờ tự và xây dựng ngôi chùa làng. Chùa làng là nơi sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần quan trọng. Sự khế cơ khế thời, tùy duyên của Phật giáo đã làm dịu mát đi tâm hồn của những cư dân tiền trú và những di dân vừa đến.
Tiếp sau đó là ngôi chùa do các chúa Nguyễn, vua Nguyễn trùng tu, xây dựng như Chùa Thiên Mụ được Chúa Nguyễn trùng kiến năm 1601, chùa Thánh Duyên do vua Minh Mạng trùng kiến năm 1838, chùa Diệu Đế do vua Thiệu Trị xây dựng năm 1844, chùa Từ Hiếu do vua Tự Đức trùng kiến năm 1848… Bằng sách lược cố kết nhân tâm, chủ trương “cư Nho mộ Thích”, các chúa Nguyễn đã cho trùng tu nhiều ngôi chùa cổ trở nên hoành tráng, ban Sắc tứ trở thành những ngôi quốc tự như chùa Thiên Mụ, chùa Sùng Hóa, chùa Giác Hoàng, chùa Diệu Đế, Chùa Túy Vân… Hệ thống ngôi chùa này đặt dưới sự quản lý của nhà nước, nơi triều đình tổ chức các lễ hội lớn cầu quốc thái dân an, cũng là nơi để vua chúa chiêm bái, nghe giảng và thưởng ngoạn.
Cùng với những ngôi chùa này, các vị tổ sư cao Tăng thạc đức cũng đã khai sơn chấn tích phát khởi nên những ngôi thảo am tu tập. Trải qua các đời kế thế trùng hưng, những ngôi thảo am này trở thành những ngôi tổ đình bề thế. Các ngôi tổ đình do các thiền sư tạo dựng như thiền sư Nguyên Thiều dựng chùa Quốc Ân, thiền sư Giác Phong dựng chùa Báo Quốc, thiền sư Liễu Quán dựng chùa Thuyền Tôn…
Xứ Huế còn một kiểu chùa là chùa „cải gia vi tự‟ - biến ngôi nhà thành ngôi chùa. Đây là một hình thức rất đáng chú ý trong việc hình thành nên ngôi chùa xứ Huế. Bởi lẽ chính sự ảnh hưởng của Phật giáo, chính sự mộ đạo của người Huế nên nhà nào cũng muốn tư gia mình được trang nghiêm như một ngôi chùa, muốn biến chính ngôi nhà của mình thành ngôi chùa để tiện bề tu tập, tìm sự an lạc ngay trong chính ngôi nhà của mình. Sự thấm nhuần tư tưởng Phật giáo mà hầu như tư gia của một người Phật tử ở Huế nào cũng trang trí căn chính giữa ngôi nhà trở thành một „Đại hùng bảo điện‟ thu nhỏ. Có nhiều ngôi tư gia đã trở thành những ngôi chùa có Tăng Ni trú xứ và trở thành ngôi chùa to đẹp như chùa Ba La Mật, chùa Diệu Hỷ, chùa Thiên Minh…
Đến nửa đầu thế kỷ XX, trong sự phát triển của Phật giáo, phong trào chấn hưng Phật giáo ở Huế đã hình thành nên những ngôi chùa mang một hình thức sinh hoạt mới. Hội An Nam Phật học đã đề xuất những biện pháp và xây dựng nên cung cách sinh hoạt cho quần chúng khắp nơi từ thành thị đến thôn quê. Cách thờ tự, sinh hoạt nghi lễ tâm linh cho đến tụng đọc kinh sách đều được chuẩn hóa. Những ngôi chùa Khuôn được hình thành từ đó. Hệ thống chùa Khuôn mà mật độ mỗi làng một chùa, có khi một xóm một ngôi chùa đã tạo nên một lối sinh hoạt tâm linh vững mạnh, góp phần rất lớn trong việc bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống lành mạnh cho từng cụm gia đình.
Ở Huế hiện nay, ngoài những ngôi chùa Bắc Tông đã có mặt thêm những ngôi chùa Nam tông và các ngôi Tịnh xá của hệ phái Phật giáo Khất sĩ.
Ngoài ngôi chùa làm nơi sinh hoạt, thờ tự, Phật giáo Huế còn có hệ thống Bảo Tháp dùng để thờ tự Phật, Kinh, nhục thân của các vị cao Tăng. Tháp thờ Phật như Tháp Phước Duyên Linh Mụ, tháp Ấn Tôn Từ Đàm… Các loại tháp này thường cao, to, nhiều tầng. Mỗi vị tăng sĩ sau khi viên tịch đều được an táng trong một ngôi bảo tháp. Tháp thờ nhục thân của cao Tăng thường tùy thuộc vào vị trí và đức độ của vị ấy. Tùy theo hạ lạp mà tháp có tương ứng số tầng.
Bảo tháp của Phật giáo Huế mang phong cách đặc trưng của kiến trúc Phật giáo Huế. Có những khu bảo Tháp trở thành những quần thể tạo thành điểm nhấn của Phật giáo Huế. Người ta thường viếng chùa lễ Phật, sau đó đi đảnh lễ các bảo tháp như một việc tri ân, tưởng nhớ đến người đã viên tịch.
Với hệ thống chùa chiền hình thành trên vùng xứ Huế này khẳng định sức sống mãnh liệt của đời sống tâm linh, sức sống của Phật giáo như thế nào. “Khi nói đến tính đặc trưng của Huế, một nhà nghiên cứu Pháp đã sử dụng cụm từ: „Hue, la Capitale du Buddhisme (Huế, kinh đô của Phật giáo)”[14 ; tr.81]. Với mật độ hiện diện của các ngôi chùa trên đất Huế đã khẳng định những giá trị mà Phật giáo mang lại. Hệ thống chùa tháp Phật giáo không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, trở thành những ngôi nhà tâm linh không chỉ cho giới Phật tử mà trở thành điểm đến thú vị cho du khách khi đến Huế.