7. Câu trúc luận văn
2.2. Vai trò Phật giáo trong các kin trúc chùa tháp ứ Hu
2.2.2. Kiến trúc chùa tháp Phật giáo xứ Huế
Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian khác nhau. Ở miền Bắc chùa kiểu chữ Đinh ( ) phổ biến, ở miền Nam kiểu chữ Tam ( ). Trong khi đó, Chùa Huế đa số xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Khẩu ( ). Chùa hình chữ Khẩu đặc trưng về phong cách kiến trúc của chùa chiền xứ Huế. Điện thờ Phật ở trước, hai bên có hai nhà: Tăng xá và nhà khách; sau có nhà hậu đường. Bốn ngôi nhà khép kín thành một hình vuông giống như chữ “khẩu”. Khoảng trống ở giữa làm nơi trồng hoa cây kiển. Phần hậu điện thờ Tổ và ba nhà kia đều mở cửa nhìn ra khoảng vuông trồng hoa cảnh này, tiêu biểu như chùa Tây Thiên, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế, chùa Báo Quốc, chùa Ba La Mật, chùa Phổ Quang, chùa Châu Lâm…
Với nguồn gốc hình thành ngôi chùa đa dạng như trên đặt trong sự kế thừa kiểu kiến trúc chùa miền Bắc, “chùa Huế được xem là một tổ hợp kiến
trúc với nhiều đơn nguyên tạo thành trên một không gian rộng và ít được chú trọng đến chùa cao, hòa mình vào thiên nhiên. Các đơn nguyên kiến trúc của một ngôi chùa như Tam quan, Tiền đường, Chánh điện, Hậu Tổ, hậu đường, tăng xá, nhà trù… được phân bố phù hợp với cấu trúc bố cục, tạo nên sự cân đối và hài hòa về quy mô, ẩn chứa vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng khi đối sánh với các vùng khác”[70 ; tr.27]. Kiến trúc mỗi loại chùa Huế có một đặc trưng riêng.
Chùa quốc tự thường có kiến trúc hình chữ “Nhất”, bằng cách dàn trải các đơn nguyên tập trung vào chính diện khối tích to lớn, thể hiện tính nghiêm minh, quyền lực của nhà vua và triều đại qua trục thần đạo và tính chất cung điện.
Chùa Tổ đình có kiến trúc nổi bật hình chữ Khẩu, bằng các đơn nguyên đơn luôn có tỷ lệ tương quan nhau.
Chùa Làng chủ yếu được bố trí theo trục chính đạo, không theo một khuôn mẫu nào. Điều này thể hiện sự tự do và phóng khoáng của người dân cùng sự linh hoạt cao, lược bỏ những quy củ của truyền thống chùa làng miền Bắc.
Chùa Khuôn hội được bố trí theo dạng chữ Đinh, được quy chuẩn hóa trên toàn bộ chùa Khuôn ở Huế mà hình mẫu chính là chùa Từ Đàm.
Khác với cách thờ tự của chùa miền Bắc, chùa Huế có không gian thờ tự bình dị, gần gũi và trang nghiêm, ấm cúng. Cách bài trí được tinh gọn một cách tối đa. Các tượng thờ của đạo Lão, đạo Mẫu đều không có trong các ngôi chùa này. Chính sau đợt chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XXI đã thay đổi khá nhiều trong quy cách thờ tự và sinh hoạt thiền môn của xứ Huế.
Bên cạnh kiến trúc xây dựng, trang trí thì không gian cảnh quan chùa Huế còn mang những giá trị nổi bật. Điều này làm nên vẻ đẹp của già lam xứ Huế, thể hiện nét văn hóa Phật giáo xứ Huế. Các ngôi chùa thường nằm ở vùng đồi, có khe suối, cây cổ thụ… trên địa hình bán sơn địa nên cảnh quan
vườn chùa trở thành một thế giới thu nhỏ mang những triết lý nhân sinh lẫn những chức năng thực hữu, gắn liền với đời sống xuất thế của người Phật tử. Vườn chùa/ thiền là sự kết hợp của triết lý nhân sinh Phật giáo với thiên nhiên, với phong tục, tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng, nơi thưởng ngoạn cái đẹp. Cảnh quan chùa còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của người Phật tử. Đến chùa lễ Phật, thưởng ngoạn cảnh già lam khiến tâm hồn tĩnh lặng, gạn lọc phiền não. Vườn chùa chính là cảnh giới của sự tịnh tâm, sự e ấp kín đáo, uy nghi trầm mặc, không đồ sộ, không lộng lẫy, luôn mang lại cảm giác thư thái, tĩnh tâm, đầy chất thiền.
Nhìn chung, chùa Huế mang tinh thần “thiên nhân tương dữ”. Ngôi chùa Huế hòa mình với thiên nhiên cây cỏ. Kiến trúc của chùa cũng vì thế mà trở nên thanh tĩnh, nhu hòa và gần gũi. Huế được mệnh danh là chốn đất Thiền kinh, là đất Phật. Với kiến trúc đặc trưng, chùa Huế trở thành một điểm đến không chỉ cho tâm linh và du lịch mà còn tạo nên tính cách của con người Huế. Đó là sự nhu mềm, hiền diệu và thanh tĩnh.