Ảnh hưởng Phật giáo trong một số lễ hội khác ở Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 57)

7. Câu trúc luận văn

3.2.2. Ảnh hưởng Phật giáo trong một số lễ hội khác ở Huế

Lễ T đàn Nam Giao

Đối với triều đại nhà Nguyễn tế Nam Giao là một cuộc tế lễ để tạ ơn trời đất, tỏ lòng tôn sung đối với Ngọc Hoàng thượng đế. Người đứng ra tế lễ chính là vua- thiên tử-con trời nên công việc được chuẩn bị vô cùng kỹ càng và rất linh thiêng. Việc Vua, người đứng đầu của một triều đại đứng ra tế lễ chính là thay mặt nhân dân bày tỏ lòng tôn kính đến với trời đất, đồng thời cầu nguyện cho đất nước được thanh bình, nhân dân được an lạc, mùa màng được bội thu… Để cho sự cầu nguyện được như ý thì vua chúa phải thanh lọc thân tâm của mình. Nghĩa là nhà Vua phải giữ thân được tịnh sạch mà điều này được quy định rất rõ ràng từ đời này qua đời khác. Ba ngày trước hôm tế, một sắc chỉ của Hoàng đế được ban bố để nhắc nhở các người dự tế phải ăn chay giữ giới để cơ thể thanh khiết. Người ta mang đến cung điện cho nhà Vua một tượng người bằng đồng (đồng nhân) để ngày đêm vua nhìn thấy vị thần tượng trưng cho trong sạch và chay tịnh, hầu cho Vua cũng giữ giới y như vậy. Trong những ngày này, nhà vua phải ăn đồ chay thanh tịnh, không được gần gũi cung phi mỹ nữ và ngủ giữa nền nhà.

Rõ ràng sự chay tịnh của nhà Vua và các người dự lễ tế vang vọng nét văn hóa truyền thống Phật giáo. Vua chúa triều Nguyễn một lòng ủng hộ Phật giáo, đều cho xây dựng Phật tự thiền môn rất nhiều và đã áp dụng tư tưởng của Phật giáo trong việc cai trị nhân dân. Các nhà vua cũng ít nhiều áp dụng đời sống của các bậc tu hành đối với bản thân trong những dịp đặc biệt và linh thiêng như thế này. Phật giáo dạy con người, muốn đem thanh tịnh đến cho người khác thì chính bản thân mình phải thanh tịnh. Tất nhiên nhà vua muốn đất nước thanh bình chắc chắn Vua sẽ phải giữ mình thanh khiết để cầu nguyện với đất trời.

Mặc dù ý nghĩa tế Nam Giao không phải là lễ của Phật giáo nhưng công tác chuẩn bị, tâm lý thanh tịnh để đứng trước đấng thiêng liêng chính là những điều ảnh hưởng từ Phật giáo. Lễ tế Nam Giao này được duy trì và tổ chức trong dịp Festival. Lễ Tế này chính là sự kiện bắt đầu cho tuần lễ Festival ở Huế đã thu hút nhiều du khách.

T Đàn âm hồn

Tế âm hồn hay còn gọi là cúng thí âm linh cô hồn. Ý nghĩa của lễ này là thương tưởng đến những người thiếu phước phải sinh vào loài ngạ quỷ, cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa. Việc lập đàn cúng thí cô hồn là việc làm thể hiện lòng từ bi của Phật pháp, trước là cúng cấp vật phẩm cho chúng ngạ quỷ cô hồn ăn uống no đủ, sau đó chính lời kinh tiếng kệ sẽ là lời thức tỉnh dẫn dắt chúng cô hồn được giải thoát. Cúng thí âm linh xuất phát từ thời Đức Phật còn tại thế. Nhân duyên Phật dạy việc làm này là do ngài A nan-thị giả của Phật ngủ mơ thấy cảnh giới khổ đau của các loài ngạ quỷ. Chúng ngạ quỷ đói khát này đòi lấy mạng ngài A nan. Phật đã chỉ cho A nan cách cúng thí thực để cầu nguyện cho chúng ngạ quỷ cô hồn này được no đủ, thoát khỏi khổ ải của đói khát. Các chùa hàng ngày đều cúng thí thực cho cô hồn vào buổi công phu chiều với một tô cháo trắng loãng.

Lễ cúng thí âm linh cô hồn được tổ chức theo hai hình thức: 1) đại trai đàn bình đẳng chẩn tế hay còn gọi là đại thí mông sơn, được tổ chức hoành tráng; 2) tiểu mông sơn thí thực được tổ chức đơn giản. Bất kỳ dịp lễ nào của Phật giáo, sau khi hoàn tất đều có lễ mông sơn thí thực này để cúng tạ cứu vớt những chúng sanh âm linh cô hồn không ai tế tự, không nơi nương tựa. Từ trong Phật giáo, quần chúng nhân dân, dù là Phật tử hay không thì khi có phương việc kỵ giỗ, hiếu hỷ đều có một bàn với đầy các loại thức ăn, áo cháo gạo muối trước cửa nhà để cúng cô hồn. Cúng cô hồn là một lễ không thể thiếu trong các dịp hiếu hỷ, thiếu lễ này xem như chưa hoàn nguyện, gia chủ vẫn còn chưa xong việc.

Người dân Huế đã áp dụng lễ cúng thí này nhiều nhất trong dịp rằm tháng Bảy- ngày xá tội vong nhân và ngày 23 tháng 5- tưởng nhớ ngày thất thủ kinh đô năm 1885. Khắp các ngả đường ở kinh thành Huế đều có đốt đống lửa, cơm vắt cục, khoai sắn, cháo loãng… Đây là cách tưởng nhớ, truy niệm chiến sĩ trận vong, nhân dân nạn vong trong đợt thất thủ Kinh đô năm Ất Dậu 1885 của người dân Huế.

Lễ phóng sanh đăng

Phóng sanh cứu mạng trở thành một nét văn hóa khá đặc biệt của Huế. Lễ phóng sanh bắt nguồn từ Phật giáo với ý nghĩa cứu vớt mạng sống của các loài chúng sanh đang bị giam cầm. Đây là một việc làm thể hiện tấm lòng từ bi yêu thương của Phật giáo. Giới luật Phật giáo cấm sát sinh hại vật, đồng thời khuyến khích việc cứu mạng, phóng sanh chính vì thế mà lễ này đã lan tỏa rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Vào các ngày sóc vọng, lễ Phật đản, Vu Lan hay cúng kỵ giỗ… người dân đều mua cá, ốc, chim… để phóng sanh. Không chỉ tổ chức tại các ngôi chùa, các gia đình Phật tử mà lễ phóng sanh được đông đảo người dân thực hiện tại sông Hương. Phóng sanh ở sông Hương thường kết hợp với thả đèn hoa đăng (điểm phóng liên đăng), cúng thí

thực. Buổi lễ này thường thỉnh mời chư Tăng để tụng kinh cầu nguyện và hình thức giống như một đàn cúng thí thực truyền thống ở trên cạn.

Các nhóm người thường thuê đò rồng với đầy đủ các vật phẩm, đèn hoa đăng, chim cá… ra giữa sông Hương để thực hiện nghi lễ này. Lễ phóng sanh sẽ thực hiện trước với lời cầu nguyện bằng kinh từ bi với ý nghĩa chỉ rõ chúng sanh rằng vì đã tạo ác nghiệp nên giờ thọ nhận thân này, nay được gia chủ bỏ tiền mua về, cầu nguyện cho chúng sanh được thoát khỏi sự giam cầm, nghe lời kinh tiếng kệ để tu hành, xả bỏ thân loài chúng sanh, giải thoát. Sau lễ thả phóng sanh là lễ thả hoa đăng. Với ý nghĩa ánh sáng của Phật pháp như ánh sáng của ngọn đèn hoa đăng này sẽ soi rọi để những chúng sanh bị chết chìm, chết đắm nương theo để trở về cảnh giới Phật, không còn phải chịu cảnh lạnh lẽo giữa dòng sông nữa. Hàng ngàn ngọn hoa đăng được thả xuống sông Hương khiến cho dòng sông trở nên lung linh, nên thơ và thiêng liêng gấp bội phần.

Các tour du lịch thuyền rồng Huế đã kết hợp hướng dẫn du khách phóng sanh, phóng hoa đăng sau đó nghe ca Huế. Nghe ca Huế giữa dòng sông Hương huyền thoại trong đêm tĩnh mịch, cộng thêm sự lấp lánh của hoa đăng đã thu hút và thỏa lòng của du khách khi đến Huế.

Hiện nay những dịch vụ cung cấp chim cá phóng sanh, các loại hoa đăng bằng chất liệu nhựa xốp khó tan đã làm biến tướng ý nghĩa phóng sanh phóng đăng. Ý nghĩa tốt đẹp của việc phóng sanh và phóng đăng không còn trọn vẹn khi hệ quả tiêu cực sinh ra lớn hơn rất nhiều.

Như vậy, các lễ hội kể trên của người dân Huế ít nhiều đã ảnh hưởng tinh thần của Phật giáo. Người Huế sâu sắc và rất chú trọng đến ý nghĩa tâm linh nên những lễ hội của Huế đều mang màu sắc của Phật giáo.

3.3. Vai trò Phật giáo trong văn hóa lối sống ngƣời xứ Hu

Văn hóa ứng xử hàng ngày chính là thước đo những giá trị văn hóa của mỗi người, rộng ra nữa là giá trị của văn hóa của vùng, miền, dân tộc. Giá trị đó được khẳng định bằng thái độ ứng xử giữa con người với con người, giữa

con người và môi trường sống. Bất cứ nền văn hoá của một dân tộc nào cũng phải cố kết, hình thành một chỉnh thể thống nhất, vừa vận động vừa đối kháng để tự sàng lọc và điều chỉnh. Văn hoá Phật giáo trong quá trình giao thoa, tiếp biến đã trở thành một chỉnh thể không thể tách rời với văn hoá dân tộc. Đối với người dân Huế, Phật giáo đã ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử với thiên nhiên, ứng xử với con người một cách sâu rộng.

3.3.1. Ứng xử với thiên nhiên

Đặt trên nền tảng giáo lý Duyên Khởi, Vô ngã, Vô thường, Phật giáo có những ứng xử phù hợp với tự nhiên, với môi trường sống. Trong các bộ kinh Nikaya, Đức Phật dạy về lý Duyên Khởi rằng :

“Cái này có thì cái kia có

Cái này không thì cái kia không Cái này sinh thì cái kia sinh Cái này diệt thì cái kia diệt”

Chính vì vậy, đệ tử Phật đặt mình trong mối quan hệ tương hỗ với những sự vật hiện tượng khác trong chuỗi sinh và tử, tụ và tán, có và không. Sự hình thành và phát triển của con người cũng là sự kết hợp nhân duyên của điều kiện tự nhiên, xã hội, tâm lý, sinh lý. Đó là sự kết hợp của các yếu tố vật chất (tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa) và các yếu tố tinh thần (Thọ, Tưởng, Hành, Thức), hay nói tổng quát là Ngũ uẩn gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Do vậy, con người và tự nhiên vốn có mối quan hệ hữu cơ, bền chặt mang tính chất hỗ tương. Con người không thể tồn tại được nếu không có thiên nhiên, môi trường. Môi trường là điều kiện cho sự sống của con người. Khi môi trường bị phá hoại thì sự sống của con người cũng bị tổn thương, bị đe dọa. Từ đó chi phối đến nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo. Người học Phật phá bỏ đi cái ngã để hòa mình vào với sự vận hành của vũ trụ, sự vận hành của các pháp, không còn xem mình là trung tâm duy nhất và tác dụng

tiêu cực lên môi trường, vạn pháp xung quanh. Như vậy, giáo lý tư tưởng Phật giáo đã hướng dẫn con người cách sống, ứng xử một cách chuẩn mực với môi trường sống, môi trường tự nhiên một cách tích cực nhất.

Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, thì lối sống, ứng xử của Phật giáo càng thêm được quan tâm và phổ biến. Lối sống của Phật giáo sẽ là phương pháp tối ưu để giảm tải những nhu cầu của con người, hạn chế những biến đổi khí hậu.

Người Phật tử nói chung và người dân Huế nói riêng, tinh thần Phật giáo đã tác dụng rất lớn đến lối sống, cách ứng xử với môi trường tự nhiên.

Trước hết, người dân Huế sống một cách bình dị, ưa gần gũi thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên. Những ngôi chùa Huế đa số đều ẩn mình dưới những vùng bán sơn địa, có cả cây lớn, nước mát. Kiến trúc chùa Huế nhỏ gọn, hòa lẫn với cây cối thiên nhiên khiến cho tâm hồn của con người càng thêm tịnh lạc. Chính mô cách sống hòa ẩn, gần gũi thiên nhiên đã ảnh hưởng đến lối kiến trúc đặc trưng của xứ Huế, kiến trúc nhà vườn. Kiểu kiến trúc này chính là biểu hiện của sự hòa hợp với thiên nhiên. Con người sống với thiên nhiên một cách hài hòa, tương hỗ.

Thứ hai, Đức Phật dạy đệ tử của Ngài sống đời sống “thiểu dục tri túc”, tức là ít tham muốn, biết vừa đủ. Phật giáo luôn đề cao sự bền vững của môi trường sống, coi sự thiếu tôn trọng đối với môi trường như là chưa đạt tới Phật tính của mỗi người. Đức Phật luôn khuyên răn Phật tử nên xây dựng cuộc sống giản dị, biết giới hạn nhu cầu của mình trong một chừng mực cần thiết, biết tiết kiệm. Giảm sự vô độ và xa hoa trong tiêu dùng chính là giảm bớt nguyên nhân làm cho tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi và kiệt quệ, giảm thiểu những tác hại mà các thế hệ sau phải gánh chịu do phá vỡ môi trường sinh thái. Đó cũng chính là tinh thần bình đằng trong Phật giáo - bình đẳng thế hệ.

Thứ ba là tôn trọng tự nhiên bằng việc thực hiện ăn chay, tránh sát hại, săn bắn những loài động vật. Phật giáo đề cao ý nghĩa từ bi- nhân đạo đối với môi trường, tôn trọng sự sống của cả con người lẫn loài vật. Quan niệm ăn chay là thực hiện giới cấm sát sinh, làm hại thú vật là một trong những giới cấm căn bản thể hiện nguyên tắc bình đẳng, tinh thần từ bi của Phật tử đối với sự sống của muôn loài. Việc tôn trọng sự sống không chỉ vì từ bi, vì niềm tin vào luân hồi, nghiệp báo mà còn theo tinh thần “bình đẳng” nên ý thức mọi loài đều có quyền được sống. Môi trường sống là của muôn loài chứ không phải chỉ dành cho con người. Phật giáo quan niệm vạn loại chúng sanh đều bình đẳng, đều có Phật tính nên con người Phật tử không xem mình là sinh loài có quyền định đoạt, cướp đi sự sống của tất cả các loài khác. Lối ăn chay, không sát sinh trong truyền thống Phật giáo không chỉ như hành động tu dưỡng để kiểm soát Tham, Sân, Si của bản thân trong quá trình đạt tới giải thoát, giác ngộ, mà còn được quy thành “tính thiện” tự giác, từ bi, vị tha của các Phật tử. “Tinh thần ăn chay, “bất sát” của Phật giáo rất gần tới ý thức về đạo đức môi trường hiện đại khi chuẩn hóa lối sống ứng xử thân thiện với môi trường thành giá trị đạo đức của con người giác ngộ”. Như phân tích ở phần trước, người dân Huế đã ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo trong vấn đề ẩm thực. Quan niệm ẩm thực của người dân Huế chính là biểu hiện của nét văn hóa ứng xử với thiên nhiên, với môi trường sống. Mỗi một người thực hiện ăn chay chính là góp phần trong việc gìn giữ môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên, tránh sự thiếu hụt trong tương lai, gây thảm họa cho cộng động về sau này.

Như vậy, quan điểm ứng xử của Phật giáo đã tạo nên một cách sống giản dị, bình thản, hòa mình với thiên nhiên của người dân xứ Huế. Năm 2016, Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã công nhận Huế là “Thành phố Xanh quốc gia”. Thiết nghĩ, chính tính cách, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên đã giúp Huế gìn giữ được những giá trị quan trọng này.

3.3.2. Ứng xử giữa con người với con người

Trên phương diện Phật học, giữa người với người có sự bình đẳng, không phân biệt giai cấp nên có sự yêu thương, đùm bọc, kính trọng lẫn nhau. Tinh thần từ bi của Phật giáo chính là lối sống của người con Phật. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những cử chỉ hành động sinh hoạt hàng ngày của Phật tử.

Từ phương diện ảnh hưởng của đời sống cung đình. Kể từ sau khi chúa Nguyễn Hoàng trấn nhậm và xây dựng xứ Thuận Quảng – Đàng Trong ngày càng phát triển, trở thành một lãnh thổ riêng biệt. Thuận Hóa trở thành thủ phủ của chúa Nguyễn rồi kinh đô của triều Nguyễn Tây Sơn, sau đó là kinh thành của triều Nguyễn Gia Long. Thuận Hóa trở thành trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Chính vì là kinh đô của chính quyền qua các đời phong kiến đã xây dựng nên một lối sống cung đình riêng biệt. Đời sống cung đình quý tộc đã ảnh hưởng rộng ra đời sống của toàn thể quần chúng nhân dân vùng Thuận Hóa.

Để phân biệt rõ ràng riêng biệt cung cách ứng xử của người dân xứ Huế ảnh hưởng từ cung đình hay từ Phật giáo là một điều hết sức khó khăn. Có thể nói rằng, quy cách ứng xử của Phật giáo tác động trực tiếp đến đời sống cung đình và ngược lại, đời sống cung đình quý tộc ảnh hưởng đến quy cách ứng xử của Phật giáo Huế tạo nên những đặc trưng riêng biệt của Phật giáo Huế. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một vài điểm cung cách ứng xử giữa con người với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)