Vai trò Phật giáo trong nghi lễ tâm linh ngƣời Hu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 48 - 53)

7. Câu trúc luận văn

3.1. Vai trò Phật giáo trong nghi lễ tâm linh ngƣời Hu

3.1.1. Quan điểm và quy cách thờ cúng của người Huế

Thờ cúng là một việc làm mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc. Việc thờ cúng chính là hành động thể hiện lối sống niệm ân, tri ân và báo ân của dân tộc Việt nói chung và người dân Huế nói riêng. Với quan điểm “chim có tổ, người có tông, cây có cội, sông có nguồn”, người Huế luôn đề cao đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Văn hóa dòng tộc chính là một nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trong cộng đồng làng xã thì chính dòng họ đóng vai trò quyết định. Vấn đề khai canh khai khẩn của một ngôi làng thường gắn với một dòng họ và dòng họ này sẽ được nể vì, có vị thế trong làng xã ấy. Kết quả của con cháu hôm nay hiển vinh là do phúc đức của ông bà tổ tiên nhiều đời tạo dựng. Ngôi từ đường là sản phẩm của văn hóa dòng tộc, văn hóa làng xã. Đồng thời, mỗi làng xã đều có đình làng để thờ các vị thành hoàng, các vị khai canh khai khẩn. Và tất nhiên không thể thiếu ngôi chùa để thờ Phật, Bồ tát, người cưu mang nhân dân qua những tai vạ của kiếp người.

Vì quan niệm tri ân, niệm ân và báo ân nên người dân tỏ ra thành kính trước công lao của người đi trước. Việc cúng cấp với vật phẩm, hương hoa chính là lòng thành của người sống dâng lên cho người có ơn đã khuất bóng. Ở đình làng thì dâng cúng cho vị thành hoàng, người có công khai canh khai khẩn đất đai của làng xã; ở ngôi từ đường thì dâng cúng cho ông bà tổ tiên đã sinh thành dưỡng dục con cháu qua các thế hệ; ở ngôi chùa thì dâng cúng lên Phật, Bồ tát vì ơn của các vị đã không nhọc tâm khổ trí mà tu hành đắc đạo, phù hộ độ trì chúng sanh qua khỏi khổ ách, hoạn nạn.

Người Huế không chỉ thờ cúng những người có công lao tạo dựng mà còn cúng cho cả những người không nơi nương tựa, những âm linh cô hồn,

hồn ma bóng quế vất vưởng… Với người Huế, họ luôn tâm niệm sự đoàn tụ sum họp. Chính vì mong muốn cảnh đầm ấm nên họ cũng mong tất cả những chúng sanh quanh mình đều được hưởng cảnh ấm no êm đềm như thế. Qua đó cho thấy tâm hạnh yêu thương chẳng khác nào tâm từ bi của Phật giáo.

Người Huế còn quan niệm “có thờ có thiêng có kiêng có lành” cho nên những nơi được cho là linh thiêng đều được người Huế thờ cúng đàng hoàng. Xuất phát điểm từ quan niệm tín ngưỡng đa thần của đa số các tộc người phương Đông, người Huế thường thờ tự dâng cúng thần sông thần núi, thần cây, Mẫu, trang Ông trang Bà… Tuy nhiên, hiện nay việc thờ tự đã có phần giảm bớt bởi người dân thoát dần những tập tục tín ngưỡng cổ hủ mà thực hiện theo lời dạy của Phật giáo. Niềm tin của người Huế được định hướng bởi niềm tin của khoa học, của Phật giáo nên vấn đề tâm linh của người Huế vừa sâu sắc vừa rõ ràng, nói như lời nhà Phật chính là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thuộc trong Bát Chánh Đạo.

Trong một gia đình của Huế thì nhà nào cũng thờ tự ông bà, dù đã có từ đường nhưng họ vẫn thờ vọng trong chính ngôi nhà của họ ở. Việc thờ tự thường được chọn nơi trang nghiêm nhất để đặt bàn thờ. Và chỗ đó chính là căn giữa của ngôi nhà. Nếu nhà Phật tử thì họ thường đặt bàn thờ Phật chính căn giữa phía trước, sau đó mới đến bàn thờ tổ tiên ông bà. Cách bài trí thờ tự này thường được gọi là “tiền Phật hậu linh” (phía trước bàn thờ Phật, phía sau bàn thờ hương linh).

Lễ nghi cúng cấp rất được chú trọng bởi người Huế quan niệm “cách cho hơn của cho”. Chính quan niệm này mà nghi lễ thờ cúng của người Huế kỹ càng, rành mạch và cốt làm sao để thật trang nghiêm, linh thiêng.

Mỗi một lễ nghi có một quan niệm riêng, ở đây chúng tôi đơn cử hai việc trong một gia đình của người Huế, đó là Hiếu và Hỷ, tức đám ma và đám cưới.

Người Huế rất coi trọng hậu sự, tức là những việc sau khi chết. Trong gia đình có người thân chết, đám tang được tổ chức rất quy mô, ấm cúng. Từ

khi nhập liệm cho đến ngày an táng, trước bàn thờ người chết luôn có hương đèn được chăm suốt. Mỗi ngày thường cúng trà buổi sáng, cúng cơm hai lần vào buổi trưa và buổi chiều. Sau khi an táng, mỗi bữa cơm của gia đình đều có một bát cơm đem cúng cho người chết. Việc này kéo dài đến bốn mươi chín ngày, thậm chí đến một trăm ngày. Trong lúc tổ chức tang lễ thường thỉnh mời chư Tăng hoặc khuôn hội đạo hữu về tụng kinh bái sám, cầu nguyện cho hương hồn người chết được sớm siêu thoát. Ngoài ra còn có các lễ cúng cáo tiền hiền, cáo đạo lộ, cúng thí thực cô hồn, phóng sanh, bố thí từ thiện… Tất cả là để cầu người chết được siêu độ, con cháu hiện còn được bình an.

Về phần hỷ sự. Khi hai gia đình đồng ý cho con cái nên vợ nên chồng thì ngày rước dâu về nhà chồng nghi lễ dâng quả phẩm lên ông bà tổ tiên là việc làm quan trọng. Mâm cau trầu rượu trước hết là dâng cúng tổ tiên, sau đó mới cùng mời nhau chúc mừng. Những gia đình là Phật tử, trước khi lễ cáo cúng tổ tiên họ phải lạy Phật ba lạy, cầu nguyện chư Phật chứng giám. Xuất phát từ sự linh thiêng và niềm tôn kính, hiện nay việc tổ chức đám cưới tại chùa được rất nhiều người hưởng ứng. Gia đình hai bên nội ngoại cùng nhau lên chùa xin lễ Hằng thuận, trước là lễ Phật để cầu nguyện, sau đó nghe chư Tăng thuyết giảng về đạo nghĩa vợ chồng, cuối cùng là dùng cơm chay. Đám cưới được sự chứng minh và cầu nguyện trong một không gian linh thiêng, có sự chứng giám của các bậc tôn kính thì niềm tin vào sự an lạc hạnh phúc càng thêm được vững mạnh.

3.1.2. Sự ảnh hưởng tương hỗ của Phật giáo đối với tín ngưỡng tâm linh của người Huế linh của người Huế

Mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian Huế và tôn giáo ở Huế là một quan hệ biện chứng, một mặt tín ngưỡng dân gian chịu tác động từ các tôn giáo khác như Nho, Đạo, Phật nhưng mặt khác cũng ảnh hưởng trở lại các tôn giáo đó. Trong tam giáo Nho Phật Đạo thì có thể nói rằng Phật giáo là tôn

giáo ảnh hưởng nhiều nhất, sâu đậm nhất đến tín ngưỡng của người Huế. Phật giáo Huế ngay từ đầu đã ảnh hưởng đến tín ngưỡng tâm linh người Huế chưa phải bởi triết lý tư tưởng mà bằng sự gia hộ độ trì, sự cầu an và cầu siêu.

Trong Tín ngưỡng dân gian Huế, Trần Đại Vinh nhận xét rằng: “Trong cuộc sống của cư dân Huế, tác động của Phật giáo vào tâm thức của quần chúng một cách nhẹ nhàng, bàng bạc mà liên tục. Nhưng trong cảnh ngộ bi kịch mất mát đổ vỡ, hoặc bề bộ cái chết, tác động ấy lại dâng cao vỡ bờ, góp phần xoa dịu nỗi bi thương, sầu hận đau xót của người trần thế”.[ 75; tr.56].

Một nghi thức cúng tế từ Phật giáo đã chuyển hóa vào nghi lễ cúng của dân gian Huế trong các ngày kỵ giỗ, hiếu hỷ sự chính là nghi thức cúng cô hồn được lấy từ nghi thức “Mông sơn thí thực khoa nghi của Phật giáo”.

Trong Kinh Du Già tập yếu có ghi lại nguyên do Phật dạy về pháp cúng thí thực như sau:

“Bấy giờ, tôn giả A Nan đang độc cư nơi thanh vắng, nghĩ nhớ đến giáo pháp đã tiếp nhận. Ngay sau canh ba đêm ấy, tôn giả thấy một ngạ quỷ tên là Diệm Khẩu, hình thù gớm ghiếc, thân thể khô gầy, trong miệng lửa cháy, cổ họng như kim, đầu tóc rối bù, móng dài nanh nhọn, rất đáng kinh sợ. Đứng trước mặt tôn giả A Nan, ngạ quỷ nói với tôn giả rằng: Sau ba ngày nữa, mạng sống của thầy sẽ hết, liền thác sanh vào loài ngạ quỷ. Lúc đó, tôn giả A Nan nghe lời đó rồi, tâm sanh hoảng sợ, hỏi lại ngạ quỷ: Này đại sĩ, sau khi tôi chết sẽ sanh làm ngạ quỷ, vậy thì tôi phải làm phương cách nào để thoát khỏi cái khổ ấy? Khi ấy, ngạ quỷ bảo với tôn giả rằng: Sáng sớm ngày mai, nếu thầy có thể bố thí ẩm thực cho trăm ngàn na do tha hằng hà sa số ngạ qủy, ngoài ra bố thí cho vô lượng chư vị bà la môn tiên, các vị minh quan nghiệp đạo thuộc ty phủ Diêm la, các vị quỷ thần, những người đã chết lâu xa các loại ẩm thực thích ứng, mỗi vị sẽ nhận được 49 đấu ẩm thực được tính theo cái lượng đấu của nước Ma già đà, lại còn vì ngạ quỷ chúng tôi mà cúng dường Tam bảo, thì thầy được tăng thêm tuổi thọ, và bọn chúng tôi nhờ đó cũng được lìa cái khổ làm thân ngạ qủy, sanh về cõi trời”[81].

Như vậy, việc thực hiện cúng thí thực là ban bố cho sự ấm no, đầy đủ cho cô hồn ngạ quỷ, đồng thời người thực hiện việc làm này được lợi lạc. Cùng với sự truyền bá giáo pháp, việc cúng cấp cho cô hồn đều được sự tiếp nhận và cải biến tùy theo mỗi vùng văn hóa. Ở Việt Nam, quan niệm cúng cô hồn vẫn được duy trì ở hai thái cực là cúng cho cô hồn được no đủ và cầu nguyện cho người cúng được nhiều phước lợi. Đồng thời, nhiều nhà tư tưởng thông qua việc cúng cô hồn còn bày tỏ về thời cuộc, về nhân thế, thân phận của con người. Niềm tin cúng cô hồn được gói gọn trong suy nghĩ mà trong văn tế thập loại chúng sanh, Nguyễn Du đã khái quát rằng:

“Cõi dương còn thế huống là cõi âm”

Lễ này thấm vào trong quần chúng nhân dân một cách sâu đậm. Với tính đa nguyên, đa thần, người Việt đã biết cách dung hòa giữa những quy cách nghi lễ Phật giáo với những tín ngưỡng của cư dân mình tạo nên một nét riêng của tín ngưỡng tâm linh người Việt.

Nếu như trong kinh Phật chỉ nói đến cô hồn, quỷ đói chung chung thì tâm linh người Việt chia các loại cô hồn thành “thập loại” (chẳng hạn Văn tế

thập loại chúng sanh của Nguyễn Du), thành “tam thập lục bộ, thập nhị loại

âm linh cô hồn” (như trong các khoa nghi của Phật giáo xứ Huế). Điều này cho thấy rằng, tính tương hỗ giữa tín ngưỡng bản địa với tinh thần Phật giáo rất rõ rệt.

Tương tự như vậy, trong lễ Chạy đàn hay còn gọi là Trai đàn giải oan bạt độ ở xứ Huế được tổ chức khá thường xuyên. Trong nghi lễ này có sự đan xen giữa bùa chú phù thủy, hình thức ca diễn và lời kinh Phật giáo. Sự đan xen giữa các tư tưởng của Nho, Lão, Phật trở nên gần gũi, phù hợp với thị hiếu và tinh thần hòa hợp của đa số quần chúng nhân dân.

Ở Huế còn có thờ thánh mẫu. Đây là hình ảnh tiếp biến giữa Đức thánh Mẫu của người Việt từ miền Bắc-Đàng Ngoài với hình ảnh Thiên y A Na của người Chăm. Trong các điện thờ hiện nay ở Huế đều có thờ thêm tượng Phật,

Bồ tát Quán Thế Âm cùng với tượng Thánh Mẫu. Trong các bài văn cúng hò hầu Mẫu vẫn phảng phất những triết lý của Phật giáo.

Như vậy, những giữa tín ngưỡng tâm linh và Phật giáo ở Huế có một sự đan xen nhất định. Sự tương hỗ này vừa giúp Phật giáo phát triển, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân vừa là nơi lưu giữ lại những tín ngưỡng nguyên sơ của người dân Huế. Tuy nhiên ở mức độ tồn tại và phát triển của Phật giáo, ta thấy sự nổi trội của Phật giáo trong các tín ngưỡng tâm linh tôn giáo Huế rất rõ rệt. Phật giáo ảnh hưởng chung đến nếp suy nghĩ và tín niệm của người dân Huế.

3.2. Vai trò Phật giáo trong các lễ hội xứ Hu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)