Ứng xử giữa con người với con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 64 - 81)

7. Câu trúc luận văn

3.3. Vai trò Phật giáo trong văn hóa lối sống người xứ Huế

3.3.2. Ứng xử giữa con người với con người

Trên phương diện Phật học, giữa người với người có sự bình đẳng, không phân biệt giai cấp nên có sự yêu thương, đùm bọc, kính trọng lẫn nhau. Tinh thần từ bi của Phật giáo chính là lối sống của người con Phật. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những cử chỉ hành động sinh hoạt hàng ngày của Phật tử.

Từ phương diện ảnh hưởng của đời sống cung đình. Kể từ sau khi chúa Nguyễn Hoàng trấn nhậm và xây dựng xứ Thuận Quảng – Đàng Trong ngày càng phát triển, trở thành một lãnh thổ riêng biệt. Thuận Hóa trở thành thủ phủ của chúa Nguyễn rồi kinh đô của triều Nguyễn Tây Sơn, sau đó là kinh thành của triều Nguyễn Gia Long. Thuận Hóa trở thành trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Chính vì là kinh đô của chính quyền qua các đời phong kiến đã xây dựng nên một lối sống cung đình riêng biệt. Đời sống cung đình quý tộc đã ảnh hưởng rộng ra đời sống của toàn thể quần chúng nhân dân vùng Thuận Hóa.

Để phân biệt rõ ràng riêng biệt cung cách ứng xử của người dân xứ Huế ảnh hưởng từ cung đình hay từ Phật giáo là một điều hết sức khó khăn. Có thể nói rằng, quy cách ứng xử của Phật giáo tác động trực tiếp đến đời sống cung đình và ngược lại, đời sống cung đình quý tộc ảnh hưởng đến quy cách ứng xử của Phật giáo Huế tạo nên những đặc trưng riêng biệt của Phật giáo Huế. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một vài điểm cung cách ứng xử giữa con người với con người từ trong đời sống của thiền môn xứ Huế ảnh hưởng đến cung cách ứng xử của người dân xứ Huế.

Trước hết là sự cung kính lễ phép. Mặc dù Phật giáo chủ trương phá chấp ngã, nghĩa là không thấy cái ta; thực hiện sự bình đẳng. Tuy nhiên vì kính trọng nên có phân thứ đệ trên dưới. Chính vì sự phân chia thứ đệ trên dưới nên có quy cách ứng xử rõ ràng. Thứ đệ ngôi vị trong Phật giáo được chia ra theo Giới luật gồm Tỷ Kheo, Tỷ Kheo ni, Thức xoa, Sa di, Sa di ni.

Tùy vào vị trí của người hành trì giới Pháp mà có tên gọi và thứ đệ khác nhau. Ngoài việc phân chia theo Giới luật còn có cách phân chia theo Giáo luật gồm Hòa thượng, Thượng tọa, Đại Đức dành cho bên Tăng và Ni trưởng, Ni sư, Sư cô dành bên Ni. Mức độ phân chia thứ đệ tùy thuộc vào việc hạ lạp an cư của hành giả. Sự cung kính ở đây thể hiện rõ việc người dưới kính trọng lễ phép đối với người trên.

Thứ hai là phép ứng xử trong lời ăn tiếng nói, hành động hàng ngày. Trong các chùa ở Huế đa số đều treo câu đối :

« Đi đứng nằm ngồi thân chánh niệm Vào ra ăn nói tướng đoan nghiêm »

Tức dạy người học Phật luôn luôn giữ gìn chánh niệm tỉnh giác. Đó cũng chính là mô phạm làm nên tư cách của một người học Phật, cũng là văn hóa ứng xử. Ở đây chúng tôi sẽ lấy một ví dụ trong Luật tiểu. Cuốn Luật này gồm có 4 phần: Tỳ ni nhật dụng thiết yếu, Sa di, Oai Nghi, Cảnh sách. Trong đó phần Oai nghi chính là phép tắc hành xử của một người xuất gia. Ở đây dạy người tu Phật cách đối ứng xử với môi trường xung quanh, với mọi người cùng chung sống. Trong một bài luật ghi rõ cách hành xử như thế này :

« Bất đắc trảo đầu, sử phong tiết lạc lân bát trung, bất đắc hàm thực ngữ, bất đắc tiếu đàm tạp thoại, bất đắc tước thực hữu thanh, như dục khiêu nha, dĩ y tụ yểm khẩu ».

Nghĩa là: Không được lấy móng tay gãi đầu, làm cho gió thổi hắt mạt vụn rơi trong bát của người ngồi bên cạnh, không được ngạm đồ ăn mà nói, không được cười bàn chuyện tạp, không được nhai đồ ra tiếng, muốn khiêu răng phải lấy tay áo che miệng. [tr.128].

Từ những quy định nhỏ nhặt trong chốn thiền môn đã ảnh hưởng đến người dân Huế rất sâu đậm. Nó trở thành những quy chuẩn mà trong một gia đình Huế cần phải có và cần phải dạy lại cho con cái. Chẳng hạn trong một lời dạy/ dặn con khi lên chùa phải biết ứng xử cho hợp lẽ:

« Im như Bụt mọc trên chùa, Con vào chánh điện đừng đùa với Sư.

Cúi lạy con phải từ từ,

Đừng có vội vã mà hư thân mình. »

Như thế, việc giữ gìn bản thân khoan thai, nhẹ nhàng khi đến chùa trở thành nét chung của người dân Huế. Không chỉ giữ gìn bản thân nhẹ nhàng khi đến chùa mà hầu như trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ thái độ, chuẩn mực ấy. Tính cách của người dân Huế bộc lộ qua cung cách đi đứng, nói cười một cách nhẹ nhàng, thanh thoát.

Trong chốn thiền môn, người này khi gặp người kia đều chắp tay trước ngực để cúi chào ; ở Huế mỗi khi gặp nhau, người nhỏ tuổi thường/phải chắp tay hoặc vòng tay trước ngực, khum người để chào. Tiếng « dạ thưa » cũng là một nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Huế.

Người Huế luôn ăn mặc kín đáo, không hở hang. Đức Phật đối với người dân Huế có một vị trí rất quan trọng, cao cả, đáng để lễ kính bậc nhất. Người dân Huế mỗi khi đến chùa đều mặc áo tràng, áo dài hoặc những bộ đồ có gam màu nhạt/lạnh như màu lam, màu đà, tránh gam mùa nóng, màu sắc sặc sỡ. Mỗi khi vào điện Phật luôn để dép từ thềm cấp. Vào lễ Phật thì chắp tay kính cẩn, đi đứng nhẹ nhàng. Điều này ta cũng dễ dàng bắt gặp trong mỗi một gia đình người Huế. Họ luôn kính cẩn trước bàn thờ tổ tiên ông bà. Mỗi khi thắp hương, dâng lễ luôn mặc áo quần kín đáo, sang trọng. Đi ngang bàn thờ tổ tiên phải cúi đầu. Một điều dễ hiểu đó là quy chuẩn của đời sống cung đình hầu như được xây dựng trên nền tảng của Nho giáo cho nên việc đặt vị trí của phụ nữ ở địa vị thấp kém hơn nam giới nên buộc phụ nữ phải thực thi nhiều khuôn khổ. Trong đó việc phụ nữ ăn mặc kín đáo, khép nép, chịu Tam tòng tứ đức chi phối đến tính cách cũng như nếp sinh hoạt của phụ nữ Huế. Người Huế coi trọng ông bà tổ tiên, coi trọng các bậc có công, có tài có đức nên khi đứng trước anh linh của họ luôn phải cúi mình lễ phép.

Xưng hô có thứ bậc trên dưới, cúi chào nhẹ nhàng, muốn nói gì cũng phải dạ thưa nhỏ nhẹ. Có lẽ sự nghiêm tịnh, trang nghiêm của ngôi chùa Huế khiến cho người dân Huế, dù có vồn vã, lo toan như thế nào đi nữa thì mỗi khi đến chùa đều phải lắng lại tâm hồn, chậm rãi, nhẹ nhàng như sợ làm mất đi sự tôn nghiêm thanh tịnh ấy. Dần dà, nó trở thành tính cách của con người Huế.

Tiểu k t

Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Huế. Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng triết lý Phật giáo, văn hóa tinh thần xứ Huế mang đậm tính chất thiền. Đồng thời nhờ sự giao lưu tiếp biến nên trong tín ngưỡng tâm linh người Huế đều mang yếu tố Phật giáo. Từ đó, trong các lễ hội xứ Huế đều mang màu sắc của Phật giáo, ảnh hưởng từ Phật giáo. Không những thế, Phật giáo còn ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử, hòa nhập, thân thiện với môi trường sống, gần gũi, kính trọng và yêu thương những người xung quanh.

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển xứ Thuận Hóa- Phú Xuân-Huế luôn gắn liền với con đường phát triển của Phật giáo. Sự đồng hành này đã tạo nên căn cốt văn hóa của xứ Thần-Thiền kinh này.

Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến đây, cư dân đã mang niềm tin ở sự gia hộ độ trì của Phật, Bồ tát- người có thể giúp họ vượt qua những khổ nạn của kiếp khai hoang, mở đất, lập làng cũng những khổ lụy của kiếp người.

Đồng thời, qua các triều đại phong kiến thống trị, từ chúa Nguyễn đến triều Tây Sơn và cuối cùng là triều Nguyễn Gia Long, Thuận Hóa đều là trung tâm kinh tế chính trị, Phật giáo càng được chú trọng phát triển nhằm thực hiện chính sách cố kết nhân tâm. Từ đó Phật giáo ảnh hưởng càng thêm sâu đậm đến đời sống sinh hoạt, chi phối suy nghĩ, nếp sống của người dân vùng này.Phật giáo đã ăn sâu trong tâm thức phần đông con dân xứ Huế cũng bởi lẽ lịch sử Phật giáo Huế đi liền với lịch sử thăng trầm của mảnh đất linh thiêng này.

Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa vật chất của xứ Huế. Phật giáo Huế để lại kho tàng mộc bản giá trị không chỉ cho Phật giáo Huế mà cho cả Phật giáo Việt Nam ; không chỉ cho người dân Huế mà cho cả nước Việt Nam. Lối kiến trúc đặc trưng xứ Huế, hòa nhập với thiên nhiên cũng chính là đặc trưng văn hóa mà Phật giáo mang lại. Đặc biệt Phật giáo Huế đã ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa ẩm thực xứ Huế. Quan điểm ăn chay, sống cuộc sống thiện lành, không sát hại… đã tạo nên một nét nổi bật của văn hóa ẩm thực Huế.

Không chỉ ảnh hưởng đến văn hóa vật chất mà Phật giáo còn ảnh hưởng và chi phối đến văn hóa tinh thần của người dân xứ Huế. Đời sống tinh thần, tín ngưỡng tâm linh tôn giáo Huế mang đậm yếu tố Phật giáo. Mặc dù bản chất, xuất phát các tín ngưỡng tâm linh từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng dần dần đều ảnh hưởng triết lý, tư tưởng của Phật giáo. Từ đó ảnh hưởng đến những lễ hội của xứ Huế như lễ cúng cô hồn, cúng Vu Lan…

Đặt trên nền tảng Phật giáo, được xây dựng trên những lời dạy của Phật nên việc ứng xứ đối với môi trường thiên nhiên, nơi sinh sống cũng như cung cách ứng xử giữa người với người của người dân Huế luôn nhẹ nhàng sâu lắng, thanh thoát, ý vị. Con người Huế dịu dàng, thích hòa hảo với mọi người xung quanh, thân thiện với thiên nhiên, cảnh vật.

Văn hóa Phật giáo Huế làm nổi bật văn hóa xứ Huế, tạo thành đặc trưng đặc biệt của xứ Huế. Nhắc đến Huế chính là nhắc đến một nền văn hóa Phật giáo, một nền văn riêng Huế. Mặc dù càng ngày càng có sự giao lưu học hỏi các nền văn hóa khác, các cung cách ứng xử nơi khác nhưng văn hóa ứng xử của người Huế vẫn còn nguyên giá trị, tạo được ấn tượng và mang tính chất đặc điểm vùng rõ rệt.

Đất Huế là đất Phật, không những bởi vì chùa Huế có mật độ dày đặc, lực lượng Tăng Ni và quần chúng theo đạo Phật đông đảo, mà còn bởi Huế mang Thiền vị từ ngay nơi lối sống của con người nơi đây. Người Huế đơn giản, mộc mạc, nội tâm ngay từ cách ăn cách nói, đi đứng, lối sống ứng xử. Người Huế nhẹ nhàng, sâu lắng, không vội vã, xô bồ. Nhịp sống trên đất Huế cũng thế mà từ từ đều đặn qua ngày qua tháng. Sáng sớm thức dậy với cảnh vật yên bình, nghe tiếng chuông ngân giữa không gian thanh tĩnh, thưởng thức một ấm tách trà ấm để khởi đầu cho ngày mới nhẹ nhàng, thanh thoát. Chiều tối, chuông Chùa từ các nơi lại vang vọng báo hiệu một ngày nữa đã nhanh chóng qua đi. Những người buôn bán dọn dẹp công việc, quán xá trở về với gia đình, Phật tử thì đến chùa tụng kinh, đường phố bắt đầu thưa dần. Dường như nhịp độ sống của Huế chậm rải như việc thiền tọa, như bước chân khất thực hay thiền hành của người Phật tử. Xứ Huế bình yên dung dị, ngại đổi thay.

Xác định những ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Huế chính là sự khẳng định lại vai trò của Phật giáo đối với vùng văn hóa xứ Huế. Trong xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay việc nhận thức giá trị văn hóa và

giữ gìn đặc trưng văn hóa vùng miền là một việc làm cần thiết quan trọng. Nắm bắt được căn cốt đặc điểm văn hóa vùng miền thì sẽ có những chính sách phù hợp trong việc định hướng và phát triển kinh tế tại vùng miền đó.

Bên cạnh xây dựng đời sống vật chất cần có những chính sách phù hợp để ổn định cuộc sống tinh thần, nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách dựa vào niềm tin của tôn giáo. Mà ở đây chính là niềm tin của cư dân đối với Phật giáo. Những tư tưởng của Phật giáo phù hợp hoàn toàn với tập tục truyền thống của dân tộc chính là điểm thuận lợi để quản lý xã hội, quản lý tôn giáo.

Huế là thành phố di sản, thành phố lễ hội và cũng là thành phố đậm đà văn hóa tâm linh. Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống vật chất cũng như tinh thần người dân xứ Huế có tác dụng giữ gìn nét đẹp của Huế. Đồng thời qua đó phát huy những giá trị hiện còn trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa xứ Huế triển khai ở hai khía cạnh là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong một Luận văn Thạc sỹ là một đề tài khá rộng lớn. Tuy nhiên với những tìm hiểu khái quát có hệ thống ban đầu sẽ góp phần cho lĩnh vực văn hóa rõ hơn về văn hóa xứ Thiền/cố kinh. Qua đó hiểu hơn về đặc điểm cư dân, đặc điểm tôn giáo để có những chính sách phù hợp nhất trong việc quản lý và phát triển kinh tế xã hội, nâng tầm xứ Huế trong vị thế chung của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Trần Đại Vinh- Hoàng Văn Phúc hiệu đính dịch chú, Nxb Thuận Hóa.

2.Phan Thuận An (2006), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Đà Nẵng.

3.Đoàn Văn Ân (1963), Triết học Zen: Tư tưởng Phật giáo Nhật Bản và các

nước Á Châu, Nxb Đông phương Sài Gòn.

4.Thích Hải Ấn – Hà Xuân Liêm (2006), Lịch sử Phật giáo xứ Huế (tái bản lần thứ 2), Nxb Văn hóa Sài Gòn.

5.Thích Nữ Từ Tịnh (2005), Những nét đặc trưng của Phật giáo Huế, luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

6.Thích Trung Hậu- Thích Hải Ấn (2010), Chư tôn thiền đức Phật giáo

Thuận Hóa, Nxb Văn Hóa Sài Gòn.

7.J. Barrow (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793),

Nguyễn Thừa Hỷ dịch, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

8.Trần Ngọc Bình (2015), Trịnh Nguyễn phân tranh chia cắt hai miền đất

nước, Nxb Công An nhân dân.

9.Thích Đồng Bổn- Nguyễn Quốc Tuấn đồng chủ biên (2015), Phật giáo thời

Nguyễn, Nxb Tôn giáo.

10.L. Cadiere (2010) (Đỗ Trinh Huệ dịch), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành

tôn giáo người Việt, Nxb Thuận Hóa, Huế.

11.J. Chevalier, A. Gheerbrand (2015), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, (Phạm Vĩnh Cư chủ biên dịch), Nxb Đà Nẵng.

12.Nguyễn Khoa Chiêm (2016), Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga dịch chú và giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội.

13.Nguyễn Duy Chính tuyển dịch (2016), Đàng Trong thời chúa Nguyễn, Nxb Hội Nhà văn.

14.Lê Cung (2013), 50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam Việt

Nam (1963-2013), Nxb Đại học Huế.

15.Quỳnh Cư- Đỗ Đức Hùng (2009), Các triều đại Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

16.Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa cổ Champa, Nxb Văn hóa dân tộc. 17.Phan Du (2016), Mộng kinh sư, Nxb Hà Nội.

18.Trương Tiến Dũng (2016), “Biểu hiện của văn hóa Huế và Việt Nam qua một số sản phẩm lưu niệm ở Huế”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 3 (129).2016, tr.115-125.

19.Trần Trọng Dương (2015), “Về di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Tạp chí Di sản Văn hóa số 4 (53), 2015.

20.Đặng Vinh Dự (2018), “Đặc trưng biểu tượng trang trí tại các ngôi chùa Huế”, Tạp chí Liễu Quán số 15 tháng 8/2018, Nxb Thuận Hóa.

21.Nguyễn Phước Bảo Đàn (2018), “Kiến trúc chùa Huế-giá trị của một di sản giữa lòng thành phố di sản, Tạp chí Liễu Quán số 15 tháng 8/2018, Nxb Thuận Hóa.

22.Phan Đăng (2012), “Thiền sư Liễu Quán và Phật giáo Việt Nam thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong văn hoá huế (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)