9. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học
2.2.1. Sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý công tác đào tạo
tạo chuyên môn
Nét nổi bật và chức năng đặc trưng nhất của các cơ sở đào tạo giáo dục là giáo dục về chuyên môn. Trong nhà trường, đào tạo về chuyên môn là mục tiêu quan trọng đối với hoạt động của nhà trường. Chương trính đào tạo tốt thể hiện được chất lượng và thương hiệu của nhà trường. Điều đó có thể thấy được đào tạo về chuyên môn được coi như một mũi nhọn để nhà trường cạnh tranh, có chỗ đứng trong nền giáo dục nước nhà. Để có chương trính đào tạo hoàn chỉnh, các nhà trường thường sẽ tạo lập ra một nhóm lãnh đạo, quản lý có khả năng, năng lực chuyên môn tốt điều hành về chuyên môn. Với cơ cấu đội ngũ của mình, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã có một đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, năng lực và hiệu quả lãnh đạo, quản lý không kém cạnh so với nam giới.
Theo số liệu điều tra tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có thể thấy, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý trong công tác đào tạo chuyên môn.
Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ nhân viên về sự tham gia của phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong công tác đào tạo khoa, bộ môn tại Học viện Phụ nữ
Việt Nam
Sự tham gia Quan
trọng Bình thƣờng Không quan trọng Tổng
Công tác đào tạo khoa, bộ môn
Lãnh đạo
N % N % 1.Lập kế hoạch giảng dạy, đào
tạo 36 65.5 19 34.5 0 55
2.Truyền đạt ý tưởng về các kiến thức, kế hoạch giảng dạy cho giảng viên và lãnh đạo cấp trên
44 80.0 11 20.0 0 55
3.Năng lực đổi mới và sáng tạo trong chương trính học, cách giảng dạy
37 67.3 18 32.7 0 55 4.Đưa ra phản hồi kịp thời và
cụ thể về hiệu suất công việc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo, cũng như nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cấp dưới.
45 81.8 10 18.2 0 55
5.Xác định rõ ràng đìch đến của đội ngũ và cách đi đến đó.
41 74.5 14 25.5 0 55
Quản lý
6.Khai phá khả năng của mỗi người trong khoa để nâng cao hiệu quả, giải quyết vấn đề, và sắp xếp công việc hợp lí
41 74.5 14 25.5 0 55
7.Liên kết mọi người để hoàn
thành các mục tiêu đào tạo. 45 81.8 10 18.2 0 55 8.Thu thập các thông tin từ cấp
dưới, phổ biến các thông tin của cấp trên
38 69.1 17 30.9 0 55 9.Đưa ra các quyết định, chịu
trách nhiệm về những quyết định đó trước cấp trên và các cộng sự, nhân viên.
35 63.6 20 36.4 0 55
Nghiên cứu các số liệu từ bảng trên cho thấy: Các tiêu chí đưa ra về vai trò của nữ lãnh đạo quản lý phòng, khoa chuyên môn đều được CBGVNV của học viện cho ý kiến phản hồi là “Quan trọng” và: Bính thường”; không có ý kiến nào cho là “Không quan trọng”. Điều đó cho thấy, tầm vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý tại Học viên được khẳng định và đang ngày càng được nâng cao. Phần lớn cán bộ, giảng viên và nhân viên đều nhận thức rõ, thông suốt vai trò của người nữ lãnh đạo cấp trên, đó là điều kiện tiên quyết để phụ nữ lãnh đạo quản lý tại Học viện thành công trong công việc của mình. Từ chỗ thông suốt về nhận thức đã giúp cấp trên (người nữ lãnh đạo) chỉ đạo, tổ chức, quản lý đơn vị, quản lý chuyên môn đối với cấp dưới quyền được thuận lợi, thông suốt. Cấp dưới sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao là sự hiển nhiên. Đây cũng chình là bí quyết mà nhiều năm qua HVPNVN thu được thành tựu trên mọi mặt hoạt động và liên tục phát triển vững mạnh.
2.2.1.1. Sự tham gia lãnh đạo trong Công tác đào tạo khoa, bộ môn
Trong tổng số mẫu tham gia trả lời tại HVPNVN có 65.5% cho rằng nữ lãnh đạo trong công tác đào tạo khoa, bộ môn “Lập kế hoạch giảng dạy, đào tạo” có vai trò “Quan trọng” , 34.5% người cho rằng nữ lãnh đạo có vai trò “Bính thường”.
Các ý kiến nhận thức là “Quan trọng” thể hiện phần lớn CBGVNV làm việc có tính kế hoạch, khoa học thể hiện sự chấp hành, sự cộng tác tích cực với mọi quyết định của cấp trên.
Đối với tiêu chì “Truyền đạt ý tưởng về các kiến thức, kế hoạch giảng dạy cho giảng viên và lãnh đạo cấp trên” số người cho rằng nữ lãnh đạo đóng vai trò “Quan trọng” trong công tác giảng dạy khoa, bộ môn chiếm 80.0 %, chỉ có 11 người cho rằng vai trò của họ là “Bính thường” chiếm 20.0%.
Về “Năng lực đổi mới và sáng tạo trong chương trính học, cách giảng dạy” số người cho rằng nữ lãnh đạo đóng vai trò “Quan trọng” chiếm 67.3%, số người cho rằng họ có vai trò “Bính thường” chiếm 32.7%.
Ý kiến về “Đưa ra phản hồi kịp thời và cụ thể về hiệu suất công việc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo, cũng như nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cấp dưới.” Số người cho rằng nữ lãnh đạo có vai trò “Quan trọng” chiếm 81.8%, số người cho rằng họ có vai trò “Bính thường” chiếm 18.2%
Yếu tố “Xác định rõ ràng đìch đến của đội ngũ và cách đi đến đó” số người cho rằng nữ lãnh đạo có vai trò “Quan trọng” chiếm 74.5%, số cho rằng họ có vai trò “Bính thường” chiếm 25.5%.
Không có ai khẳng định vai trò của nữ giới trong lãnh đạo quản lý là “Không quan trọng”. Điều đó cho thấy, phụ nữ trong lãnh đạo công tác đào tạo khoa, bộ môn được đánh giá cao. Vai trò quan trọng của phụ nữ lãnh đạo trong công tác đào tạo khoa, bộ môn tại HVPNVN là không thể phủ nhận.
Nhìn vào số liệu trên có thể nhận thấy rằng, phụ nữ lãnh đạo tại HVPNVN được đánh giá rất cao trong lãnh đạo công tác đào tạo khoa, bộ môn. Trong đó, yếu tố “Đưa ra phản hồi kịp thời và cụ thể về hiệu suất công việc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo, cũng như nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cấp dưới.” được đánh giá cao nhất, điều đó khẳng định nữ lãnh đạo tại HVPNVN có khả năng cao trong việc xử lý hiệu suất công việc, năng suất và hiệu quả công việc rất cao.
2.2.1.2. Sự tham gia quản lý trong Công tác đào tạo khoa, bộ môn
Về công tác quản lý trong công tác chuyên môn, nữ giới tại Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng không hề kém cạnh nam giới khi tham gia vào các công tác quản lý.
Trong tổng số người tham gia trả lời về “Khai phá khả năng của mỗi người trong khoa để nâng cao hiệu quả, giải quyết vấn đề, và sắp xếp công việc hợp lí” số người cho rằng phụ nữ quản lý có vai trò “Quan trọng” chiếm 74.5%, số người trả lời họ có vai trò “Bính thường” chiếm 25.5%.
Trong “Liên kết mọi người để hoàn thành các mục tiêu đào tạo.” Số người cho rằng phụ nữ có vai trò “Quan trọng” chiếm 81.8%, số người trả lời rằng phụ nữ có vai trò “Bính thường” chiếm 18.2%.
Đối với tiêu chì “Thu thập các thông tin từ cấp dưới, phổ biến các thông tin của cấp trên” số người cho rằng phụ nữ quản lý đóng vai trò “Quan trọng” chiếm 69.1%, số người cho rằng phụ nữ quản lý đóng vai trò “Bính thường” chiếm 30.9%
“Đưa ra các quyết định, chịu trách nhiệm về những quyết định đó trước cấp trên và các cộng sự, nhân viên” số người cho rằng nữ quản lý có vai trò “Quan trọng” chiếm 63.6%, số người cho rằng nữ quản lý có vai trò “Bính thường” chiếm 36.4%.
Không có ai đánh giá vai trò của phụ nữ trong quản lý “Không quan trọng”. Từ những nhận xét trên có thể thấy đối với công tác chuyên môn, đào tạo phụ nữ đóng vai trò quan trọng không chỉ trong lãnh đạo, mà họ còn có vai trò quan trọng trong quản lý. Trong quản lý, phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc sắp xếp công việc để hoàn thành tiến độ. Có thể nói, so với nam giới, nữ giới không hề kém cạnh trong công việc quản lý.
Tóm lại, ta có thể thấy được sự nổi bật sự tham gia của phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý trong công tác chuyên môn tại Học viện Phụ nữ Việt Nam. Có thể nói tại Học viện, nữ giới đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo, quản lý công tác chuyên môn. Các yếu tố này dần đang được công nhận bởi nhận thức của cán bộ nhân viên tại Học viện.