Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 30 - 33)

9. Kết cấu của luận văn

1.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài

1.1.2. Khái niệm quản lý

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm.

Theo Luật sư Hoàng Kim Oanh (2021) “Quản lý là gì? Chức năng cơ bản của quản lý”, công ty Luật Hoàng phi. Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đìch, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường [27].

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa động từ quản lý, theo đó, quản lý gồm hai yếu tố. “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định [14].

Như vậy, công tác “quản lý” là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau là “quản” và “lý”[13].

Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu

hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); Quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý) người quản lý là gì?

Người quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ, người quản lý còn là người là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Vai trò của quản lý:

– Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức giữa những người quản lý và người bị quản lý; giữa những người bị quản lý với nhau.

– Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các đối tượng quản lý vào mục tiêu đó.

– Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

– Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý.

– Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.

Chức năng cơ bản của quản lý?

Một số chức năng quản lý như sau[13]:

Chức năng dự đoán: Dự đoán là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà trong tương lai có thể xảy ra trong sự phát triển của một hệ thống quản lý. Dự đoán bao gồm cả các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cả các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài tới hệ thống các yếu tố tác động của chình môi trường bên trong và đưa ra chiến lược quản lý phù hợp.

Chức năng lên kế hoạch: Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương

trính hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý.

Chức năng tổ chức: là để xác định vai trò nhiệm vụ hay chức vụ của từng cá nhân, bộ phận.Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất trong đó mỗi bộ phận, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của hệ thống. Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy.

Chức năng khìch lệ, động viên: nhằm phát huy khả năng vô tận của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống. Chức năng này được đặc biệt áp dụng trong quản lý nhân sự, trong đó cần phải xác định những yếu tố tạo thành động cơ thúc đẩy mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức có thể được cho hệ thống. Động cơ thúc đấy nói lên các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc đối với con người.

Chức năng điều chỉnh: là nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bính thường giữa bộ phận điều khiển và bộ phận chấp hành; giữa bộ máy quản lý với hoạt động của hàng trăm, hàng nghín người sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Trong hệ thống khi có bất cập nào đó thí cần phải được điều chỉnh ngay lập tức để ổn định lại hệ thống.

Chức năng kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động, là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định. Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, còn kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.

Chức năng đánh giá và hoạch toán là nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tính hính của đối tượng quản lý và dự kiến quyết định bước phát triển mới.

Tóm lại, quản lý thường do cán bộ quản lý thực hiện theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Mỗi lĩnh vực quản lý đòi hỏi các yêu cầu đặc thù về phương pháp, cách thức, quy trính, nguyên tắc, phương tiện, nguồn lực quản lý riêng [7]

Quản lý là giữ cho hệ thống tổ chức hoạt động trơn tru, dự báo và ra lệnh cho nhân sự cấp dưới hoạt động theo đúng quy trính đã được định ra. Lập kế hoạch và dự trù ngân sách, kiểm soát và giải quyết vấn đề. Tổ chức và bố trì nhân sự phù hợp với mục tiêu đề ra. Dẫn dắt nhân sự hòa nhập vào văn hóa của tổ chức.

Trong đề tài này, sự quản lý của phụ nữ được thể hiện qua những tiêu chí: Khai phá khả năng của mỗi người trong khoa để nâng cao hiệu quả, giải quyết vấn đề, và sắp xếp công việc hợp lí; Liên kết mọi người để hoàn thành các mục tiêu; Thu thập các thông tin từ cấp dưới, phổ biến các thông tin của cấp trên; Đưa ra các quyết định, chịu trách nhiệm về những quyết định đó trước cấp trên và các cộng sự, nhân viên.

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)