Sự khác biệt giới

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 94 - 105)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo,

3.1.2. Sự khác biệt giới

Tỉ lệ nam và nữ làm lãnh đạo, quản lý

Mặc dù sự tham gia của phụ nữ được đánh giá cao trong lãnh đạo, quản lý. Nhưng hiện nay tại nhiều cơ sở đang có nhiều sự bất bính đẳng giới trong việc tiến cử lãnh đạo, quản lý. Phụ nữ thiệt thòi hơn nam giới trong nhiều lĩnh vực cả về giáo dục, gia đính và nhận thức xã hội.

Từ xa xưa, lịch sử loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phân hóa phân công lao động. Vài thế kỉ trở lại đây, nam giới - giới được coi là phải mạnh hơn đóng vai chủ chốt trong gia đính, xã hội. Họ được quyết định nhiều việc lớn, thậm chí phụ nữ không có quyền lên tiếng trong những công việc đó. Nữ giới hầu như chỉ quanh quẩn góc nhà với việc chăm sóc gia đính, con cái. Do đặc tính sinh học, đến thời điểm nào đó phụ nữ muốn sống một cuộc sống yên ổn.Văn hóa phong kiến Phương Đông chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nữ giới trong thời kí đó bị khinh rẻ, không được làm chủ cuộc sống của mính. Và dĩ nhiên với xã hội đó, nữ giới không được đi học. Xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hóa đó. Hiện nay, mặc dù tư tưởng bính đẳng giới đang được xã hội lưu tâm nhưng trong nhận thức của chúng ta vẫn còn tồn tại những suy nghĩ bất bính đẳng giới mà chúng ta coi đó là văn hóa truyền thống. Nhiều người có tư tưởng trọng nam

khinh nữ nhưng không biết mính đang có tư tưởng đó. Họ nghĩ đó là điều tất yếu của xã hội, điều mà xã hội cũ đã quan niệm sai lầm khiến mất đi sự bình đẳng giới. Những tồn dư của xã hội đó còn tồn tại đến ngày nay mặc dù không nhiều.

Phụ nữ ngày nay được đi học, được làm việc và làm những điều mình thích- đó là khẩu hiệu chúng ta đang nói đến, những thực chất vẫn có nhiều yếu tố vô hính khác đang kiềm chân họ lại. Đa số chúng ta vẫn không thể hiểu những cái gì là truyền thống, những cái gì là bất bính đẳng giới. Chỉ biết rằng xưa cha ông ta làm như thế nào giờ tiếp tục làm như thế. Điều này vô hình chung khiến sự bất bính đẳng giới vô hình vẫn đang tồn tại trong xã hội vốn dĩ đang được coi là bính đẳng. Những dấu ấn trong quá khứ, trong truyền thống khắc sâu trong tâm trí của chúng ta quá lâu mà chúng ta chưa có thời gian để phân biệt được những gì nên giữ lại và những gì nên buông bỏ để phù hợp với thời đại mới – “nam nữ đều được đối xử công bằng bính đẳng”.

Không chỉ có xã hội Việt Nam, thế giới ngày nay cũng đang phải đối mặt với sự thật rằng : “Chúng ta không bính đẳng giới như chúng ra đang nghĩ”, chúng ta đang đấu tranh hàng ngày, hàng giờ cho sự bính đẳng giới ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng hiệu quả thực sự không cao. Vẫn còn nhiều phụ nữ, bé gái,... đang phải gồng mính trước sự bất công của xã hội. Họ không có tiếng nói, dần dần họ sẽ coi sự bất công mính đang nhận là điều dĩ nhiên trong cuộc sống của mình và họ từ bỏ đấu tranh. Dần dần, từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ quên mất mính đang chịu thiệt thòi, họ quên mất mình phải đấu tranh và thậm chí họ còn tiếp tay cho sự bất bính đẳng giới mà họ cũng là nạn nhân. Có những người mẹ khuyên con gái mình phải phục tùng trước sự bất bính đẳng đó, họ dạy con phải chịu đựng, hi sinh ví đó là truyền thống. Nhưng họ không biết rằng chính họ đang tiếp tay cho sự bất bính đẳng đó, họ cũng là nạn nhân và vô tình họ cũng lại đẩy thế hệ sau của mình kế thừa truyền thống đó.

Con đường thăng tiến của nữ với nam giới (gia đình, bầu cử, nâng cao học vấn ...)

Nhiều ý kiến cho rằng con thăng tiến của nữ giới khó khăn nam giới, điều này được thể hiện rõ trong suy nghĩ tư tưởng của người dân, đặc biệt với những người có tư tưởng truyền thống.. Tại HVPNVN, khi được khảo sát về những yếu tố giới chịu ảnh hưởng khó khăn nhiều hơn trong công việc được biểu đồ sau.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện những yếu tố giới chịu ảnh hƣởng khó khăn nhiều hơn trong công việc

(Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3-8/2021)

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ trong khó khăn cản trở đến công việc. Các yếu tố được tiến hành khảo sát như: Chăm sóc con nhỏ, học tập nâng cao trính độ chuyên môn, định kiến xã hội và đi công tác xa nữ giới đều được nhận định khó khăn hơn so với nam giới. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do:

Ngày nay, nhiều phụ nữ đi làm nhưng vẫn một mình làm việc nhà khiến cho quỹ thời gian của họ không còn nhiều. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong thời kí chăm con nhỏ. Để nuôi một đứa trẻ nhỏ là chuyện không hề đơn

giản. Từ cách ăn, đi đứng, học tập hay ốm đau thường gắn liền với bàn tay người phụ nữ. Trẻ nhỏ thường hay bị ốm cũng thường kêu mẹ hơn kêu bố. Phụ nữ đang chăm con nhỏ sẽ bị gánh nặng rất nhiều về thời gian, sức lực và sẽ dẫn đến không thể toàn tâm tập trung cho công việc. Nam giới không bị vướng bận gia đính nhiều như nữ giới, họ có thể làm việc liên tục trong thời gian dài bất kể giờ giấc. Vì vậy, nam giới thường được ưu tiên nhiều hơn trong sự nghiệp.

Nhiều người cho rằng, phụ nữ khi làm chức vụ cao quá sẽ lấn át chồng. Họ có cái “tôi” cá nhân quá cao nên việc nhường nhịn trong gia đính sẽ thấp đi. Phụ nữ thành đạt ngày nay tự lập cả về kinh tế lẫn tâm hồn. Ngày xưa đa số phụ nữ phụ thuộc vào đàn ông về kinh tế, chỗ ở,... nên khi gia đính xảy ra xung đột họ sẽ là người nhường nhịn và luôn nghe lời đàn ông. Nếu người phụ nữ quá tự chủ, họ sẽ không còn sự nhường nhịn nữa khi xung đột gia đính xảy ra rất khó có thể làm hòa. Đối với nhiều người ngày nay vẫn cho rằng, phụ nữ thì chỉ nên làm những việc nhỏ rồi chăm con và chăm sóc gia đính, còn việc lớn để đàn ông. Điều này làm nhiều người phụ nữ bị mất đi mục tiêu phát triển của mình

Trong quá trình làm việc, phụ nữ khó để đi công tác xa hơn nam giới. Họ ìt được gia đính ủng hộ, đặc biệt là người chồng. Nhiều nam giới cho rằng việc phụ nữ đi công tác xa dài ngày ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong gia đính, ngoài ra họ còn sợ nhiều vấn đề khác nảy sinh trong quá trính người vợ, mẹ của mính đi công tác xa. Mặt khác, do đặc biệt sinh học, phụ nữ cần có môi trường sinh hoạt phức tạp hơn nam giới. Vì thế, để đi công tác xa họ phải mang nhiều đồ dùng cá nhân đi hơn so với nam giới và không sẵn sàng ở được lâu.

Đối với việc học tập nâng cao trính độ, phụ nữ bị nguyên nhân bởi nhiều phìa gia đính, công việc, xã hội. Đối với gia đính, phụ nữ muốn được tiếp tục học tập, nâng cao trính độ họ cần phải có được sự ủng hộ từ phìa gia đính. Họ cần được san sẻ bớt gánh nặng công việc nhà và tạo mọi điều kiện cho tiếp

tục học tập. Nếu gia đính không đồng ý, việc họ tiếp tục đi học là một quyết định khó khăn. Trong công việc, phụ nữ có nhu cầu tham gia học tập cần được hỗ trợ sắp xếp thời gian đi làm một cách hợp lì để họ có thể vừa học vừa làm mà không ảnh hưởng đến công việc. Các công ty cần có chính sách hỗ trợ người lao động về thời gian để họ tiếp tục học tập, nâng cao trính độ. Trong xã hội ngày nay, vẫn còn nhiều tư tưởng cho rằng phụ nữ không nên có chức vụ hay học tập cao quá, điều đó khiến họ có thể lấn át chồng và tạo nên gia đính không hạnh phúc. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ khi tham gia học tập nâng cao trính độ. Tại HVPNVN, khi tiến hành nghiên cứu về yếu tố tác động đến cơ hội đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được kết quả sau:

Bảng 3.4: Ý kiến của cán bộ nhân viên về các yếu tố tác động đến cơ hội đào tạo, bồi dƣỡng của cán bộ nữ tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

Chính sách Đồng ý Không

chắc chắn

Không

đồng ý Tổng

N % N % N % 1. Quy định được cử đi đào tạo

sau 3-5 năm công tác (26-28 tuổi)

21 38.2 26 47.3 8 14.5 55

2. Kết hôn 29 52.7 15 27.3 11 20.0 55 3. Thái độ của chồng 24 43.6 19 34.5 12 21.8 55 4. Con nhỏ (khó tham gia các

khóa đào tạo lâu ngày, xa nhà) 34 61.8 18 32.7 3 5.5 55 5. Gia đính và cộng đồng

(khuyến khích tiếp tục nâng cao trình độ)

27 49.1 21 38.2 7 12.7 55

6. Khả năng chi trả cho việc học 29 52.7 20 36.4 6 10.9 55 7. Không có nhà trẻ hay lớp mẫu

giáo cho con học viên tại cơ sở đào tạo

33 60.0 13 23.6 9 16.4 55

Qua bảng số liệu ta thấy: trong tổng số 55 người tham gia trả lời tại HVPNVN về quan điểm cho rằng các yếu tố tác động đến cơ hội đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ như: “Quy định được cử đi đào tạo sau 3-5 năm công tác (26-28 tuổi)” có tỉ lệ người “Đồng ý” chiếm 38.2%, tỉ lệ người “Không chắc chắn” chiếm 47.3%, tỉ lệ người “Không đồng ý” chiếm 14.5%. Với quy định được cử đi đào tạo sau 3-5 năm công tác nhằm đánh giá tốt năng lực công tác của người được cử đi đào tạo. Tuy nhiên, người phụ nữ sau 3 -5 năm công tác sẽ không còn trẻ, nhiều người còn vướng bận bận gia đính, khó có thể tiếp tục học. Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi này đang trong độ tuổi kết hôn, họ mới lập gia đính nên việc ổn định cuộc sống để tiếp tục đi học cần nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nhiều đàn ông không muốn mình học vấn thấp hơn phụ nữ vì thế ko ủng hộ, đàn ông ko thìch phụ nữ đi học mà bỏ bê việc gia đính, họ ko sẵn sàng làm các công việc nhà thay phụ nữ. Đối với người phụ nữ có con nhỏ họ bị vướng bận vào việc chăm con, giáo dục con, nuôi con ốm,... những công việc mà nam giới khó thay thế.

“Kết hôn” có tỉ lệ người “Đồng ý” chiếm 52.7%, tỉ lệ người “Không chắc chắn” chiếm 27.3%, tỉ lệ người “Không đồng ý” chiếm 20.0%. Để một người phụ nữ có thể tiếp tục đi học lên cao cần có sự hỗ trợ rất lớn từ gia đính và xã hội. Khi đó, phụ nữ sẽ giảm được áp lực từ việc nhà, định kiến xã hội và có thể chuyên tâm học hành

“Thái độ của chồng” có tỉ lệ người “Đồng ý” chiếm 43.6%, tỉ lệ người “Không chắc chắn” chiếm 34.5%, tỉ lệ người “Không đồng ý” chiếm 21.8%; “Con nhỏ (khó tham gia các khóa đào tạo lâu ngày, xa nhà)” có tỉ lệ người “Đồng ý” chiếm 61.8%, tỉ lệ người “Không chắc chắn” chiếm 32.7%, tỉ lệ người “Không đồng ý” chiếm 5.5%.“Khả năng chi trả cho việc học” có tỉ lệ người “Đồng ý” chiếm 52.7%, tỉ lệ người “Không chắc chắn” chiếm 36.4%, tỉ lệ người “Không đồng ý” chiếm 10.9%; “Không có nhà trẻ hay lớp mẫu giáo cho con học viên tại cơ sở đào tạo” có tỉ lệ người “Đồng ý” chiếm 60.0%, tỉ lệ người “Không chắc chắn” chiếm 23.6%, tỉ lệ người “Không đồng ý” chiếm

16.4%. Nhiều phụ nữ trẻ tuổi, đặc biệt phụ nữ có gia đính đang chăm con nhỏ đang khó khăn về kinh tế. Về công việc, họ mới tham gia vào thị trường lao động nên lương còn thấp, về gia đính họ còn phải chăm con nhỏ, chi phí cao, tốn kém.

“Gia đính và cộng đồng (khuyến khích tiếp tục nâng cao trính độ)” có tỉ lệ người “Đồng ý” chiếm 49.1%, tỉ lệ người “Không chắc chắn” chiếm 38.2%, tỉ lệ người “Không đồng ý” chiếm 12.7%. Xét cho cùng, để có thể tiếp tục học tập nâng cao trính độ, việc quan trọng nhất của người phụ nữ là mạnh mẽ trong quyết định của mình. Họ cần phải bỏ qua được cái nhìn của dư luận, bỏ qua những khó khăn trong gia đính, công việc để tiếp tục học tập. Rất nhiều phụ nữ đang đi học bị bỏ dở ví không vượt qua được những khó khăn đó. Ví vậy, phụ nữ cần phải chuẩn bị tâm lý quyết tâm cao hơn nam giới để đạt được mục tiêu của mình.

Tóm lại, qua những phân tích về các yếu tố giới chịu ảnh hưởng khó khăn trong lãnh đạo, quản lý nghiên cứu tại HVPNVN có thể thấy nữ lãnh đạo, quản lý gặp nhiều nguyên nhân hơn so với nam giới. Đây là vấn đề cần được giải quyết trong xã hội hiện nay để tiến tới xã hội bính đẳng giới. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để nâng cao tỉ lệ nữ giới trong lãnh đạo, quản lý.

Nâng cao tỉ lệ nữ giới trong lãnh đạo, quản lý

Việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý cũng được cán bộ nhân viên tại HVPNVN đặc biệt quan tâm. Theo khảo sát nghiên cứu suy nghĩ của CBNV tại HVPNVN về việc cần nâng cao hơn nữa sự tham gia của phụ nữ lãnh đạo, quản lý đã thu về kết quả khá khả quan.

Biểu đồ 3.2: Suy nghĩ của cán bộ nhân viên về việc nâng cao hơn nữa sự

tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý

(Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3-8/2021)

Qua biểu đồ có thể thấy được tầm quan trọng trong việc nâng cao sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý. Điều đó cho thấy nhiều người đã nhận thấy được sự bất cập trong việc bính đẳng giữa nam và nữ trong quá trình phát triển sự nghiệp. Vì vậy việc nâng cao hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý là hết sức cần thiết.

Bảng 3.5: Quan điểm của cán bộ nhân viên tại Học viện Phụ nữ Việt Nam về các nhận định liên quan đến việc bổ nhiệm, quy hoạch giữa nam và nữ

Quan điểm Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Tổng N % N % N %

1. Các cấp lãnh đạo thường ưu tiên

chọn nam giới quy hoạch, đào tạo 34 61.8 15 27.3 6 10.9 55 2. Khung chính sách, pháp luật còn

có nguyên nhân đối với phụ nữ 29 52.7 24 43.6 2 3.6 55 3. Cử tri thường ưu tiên bầu nam

giới vào các vị trì lãnh đạo, quản lý

32 58.2 20 36.4 3 5.5 55

4. Gia đính/người thân tạo điều kiện

cho nam giới hơn 31 56.4 22 40.0 2 3.6 55 5. Dư luận xã hội khắt khe với phụ

nữ khi tham gia lãnh đạo, quản lý 39 70.9 14 25.5 2 3.6 55

Qua nghiên cứu trên có thể thấy, tại HVPNVN đối với yếu tố “Các cấp lãnh đạo thường ưu tiên chọn nam giới quy hoạch, đào tạo” có tỉ lệ người “Đồng ý” với nhận định trên chiếm 61.8%; tỉ lệ người có quan điểm “Bính thường” chiếm 27.3% và tỉ lệ người “Không đồng ý” với quan điểm trên chiếm 10.9%.

Với ý kiến “ Các cấp lãnh đạo thường ưu tiên chọn nam giới quy hoạch, đào tạo” có tỉ lệ người “Đồng ý” với nhận định trên chiếm 52.7%; tỉ lệ người có quan điểm “Bính thường” chiếm 43.6% và tỉ lệ người “Không đồng ý” với quan điểm trên chiếm 3.6%.

Quan điểm “Cử tri thường ưu tiên bầu nam giới vào các vị trì lãnh đạo, quản lý” có tỉ lệ người “Đồng ý” với nhận định trên chiếm 58.2%; tỉ lệ người có quan điểm “Bính thường” chiếm 36.4% và tỉ lệ người “Không đồng ý” với quan điểm trên chiếm 5.5%.

Qua nhận xét trên ta có thể thấy nữ giới có xu hướng thiệt thòi hơn nam giới trong quá trình bổ nhiệm. So với nam giới, nữ giới gặp nhiều vướng bận

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)