Định kiến của xã hội

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 105)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo,

3.1.3. Định kiến của xã hội

Nhận thức của xã hội về nữ trong lãnh đạo, quản lý là hết sức quan trọng. Những nhận thức đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển bản thân tốt hơn, giúp cho phụ nữ có nhiều cơ hội hơn trên bước đường thăng tiến. Ngược lại, những nhận thức cổ hủ, lạc hậu luôn kìm hãm sự phát triển của họ, gây nhiều những vướng bận cho họ, là rào cản đẩy lùi cuộc sống của họ. Tại HVPNVN, qua nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng của phụ nữ đến lãnh đạo, quản lý đã đưa ra được số liệu sau.

Bảng 3.6: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý về nhận thức xã hội

Các yếu tố ảnh hƣởng đối với xã hội Ảnh hƣởng Bình thƣờng Không ảnh hƣởng Tổng N % N % N % 1. Quan điểm trọng nam khinh

nữ trong công tác cán bộ 34 61.8 21 38.2 0 0 55 2. Phụ nữ không nên làm lãnh

đạo 23 41.8 27 49.1 5 9.1 55 3. Phụ nữ thành đạt thì không có

hạnh phúc 26 47.3 24 43.6 5 9.1 55 4. Nam giới không thích phụ nữ

trên quyền mình 37 67.3 17 30.9 1 1.8 55 5. Nữ lãnh đạo, quản lý không

có khả năng làm việc liên tục với cường độ cao

28 50.9 24 43.6 3 5.5 55

(Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3-8/2021)

Đối với yếu tố “Quan điểm trọng nam khinh nữ trong công tác cán bộ” có tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 61.8%; có tỉ lệ người cho rằng quan niệm này là “Bính thường” chiếm 38.2%; không có ai cho rằng quan niệm này “Không ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý.

Sở dĩ như vậy là do nước ta chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa phong kiến. Dù ngày nay, các chình sách, quan điểm của Nhà nước đang tiến tới một xã hội dân chủ, bính đẳng giữa nam và nữ, nhưng chúng ta vẫn còn bị tồn dư bởi một chế độ phụ quyền. Điều đó dẫn đến trong tiềm thức của một bộ phận người Việt Nam vẫn còn có tư tưởng phụ quyền.

Ở một số nơi có tư tưởng phụ quyền, việc phụ nữ tham gia làm lãnh đạo, quản lý được coi là lệch lạc, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội truyền thống, đặc biệt là những gia đính nhiều thế hệ ở nông thôn. Vẫn còn nhiều người cho rằng, phụ nữ được sinh ra để duy trì nòi giống và chăm sóc con cái, gia đính, còn việc lớn ngoài xã hội là việc của người đàn ông trong gia đính. Việc phụ nữ tham gia làm lãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc

gia đính nhiều thế hệ của họ và không đáp ứng được các nghi lễ, phong tục tập quán địa phương. Trong công tác, nhiều người có quan điểm nên để nam giới làm lãnh đạo, quản lý hơn so với nữ giới do các đặc điểm về tư tưởng, nhận thức và khả năng xã hội.

Với tư tưởng “Phụ nữ không nên làm lãnh đạo” có tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 41.8%; tỉ lệ người cho rằng quan niệm này là “Bính thường” chiếm 49.1%; và tỉ lệ người cho rằng quan niệm này “Không ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 9.1%. Sở dĩ, quan điểm này vẫn còn xuất hiện nhiều bởi do tư tưởng bất bính đẳng giới giữa nam và nữ vẫn còn đang ngự trị len lỏi trong mỗi gia đính, đặc biệt là gia đính truyền thống nhiều thế hệ. Ngay chính bản thân phụ nữ cũng vậy. Họ luôn ý thức, tự gán cho mình trách nhiệm là phải chu toàn việc nhà, chăm sóc con cái mà không yêu cầu ai chia sẻ, trợ giúp. Trong đấu tranh bính đẳng giới không chỉ có nam giới mới là nhân tố tạo ra sự bất bính đẳng, mà thực tế, nữ giới cũng là nhân tố tạo ra sự bất bính đẳng giới mà họ không nhận ra. Nhiều người phụ nữ thường xét nét con gái phải nề nếp, chăm lo việc nhà nhưng đối với con trai chỉ nhắc nhở qua loa, ít ai dạy con trai họ cũng xét nét như vậy. Những lớp bé gái khi lớn lên sẽ hình thành nếp suy nghĩ đó là công việc của mình và họ âm thầm làm việc một cách quá tải như một lẽ dĩ nhiên, rồi khi trưởng thành nhập vai các bà mẹ, họ lại dạy con gái mình trở thành người phụ nữ phải biết hi sinh, chịu đựng. Điều đó trở thành nếp nghĩ ăn sâu vào tiềm thức con người trong xã hội khó rời bỏ. Bởi vậy, nhiều phụ nữ cho rằng sứ mệnh của mính là chăm sóc con cái, chăm lo công việc gia đính và họ không nên có những hoài bão lớn lao trong công việc. Ngoài xã hội lại thấy việc phụ nữ tham chính, việc đàn ông vào bếp, đi chợ, giặt giũ quần áo,v.v.. là một nghịch cảnh. Thực tế đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến con đường thăng tiến trong công việc của phụ nữ nói chung và nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng.

Ý kiến về quan điểm “Phụ nữ thành đạt thì không có hạnh phúc” trong tổng số người tham gia trả lời tại HVPNVN có tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 47.3%; tỉ lệ người cho rằng quan niệm này là “Bính thường” chiếm 43.6%; và tỉ lệ người cho rằng quan niệm này “Không ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 9.1%. Không phải không có tư tưởng phụ nữ học cao, làm chức vụ cao sẽ khó lấy chồng. Trong xã hội chúng ta, ngay cả hiện nay khi Công tác bính đẳng giới đã làm thay đổi nếp nghĩ của đại bộ phận người dân, thì luồng tư tưởng cổ hủ lạc hậu đó vẫn ít nhiều len lỏi trong mỗi gia đính và mỗi con người ở mức độ khác nhau. Ở góc nhìn khác, để phát triển sự nghiệp, phụ nữ thường phải học cao. Nhưng để có được điều đó, họ phải đánh đổi quãng thời gian thanh xuân cho sự nghiệp. Chính vì thế mà có nhiều phụ nữ học cao lấy chồng muộn hoặc sẵn sàng sống độc thân khi quá khó để tìm thấy một người phù hợp với mình. Mặt khác, khi người phụ nữ đã ở một ngưỡng cao của sự nghiệp họ lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời. Nam giới thường không chờ đợi phụ nữ, còn phụ nữ học cao lại có tư tưởng “Mây tầng nào thì gặp mây tầng ấy”, các cô gái học cao đều có mong muốn tìm một người đàn ông tương xứng với mình, không phải vì họ “kiêu kỳ” hay tự cao, mà đơn giản, trong cuộc sống hôn nhân nếu không có sự hòa hợp về trính độ, nhận thức, lối sống, suy nghĩ,... thí rất khó để có được tiếng nói chung. Một thực tế khác, đa số những người phụ nữ hiện đại thường có cuộc sống tự lập và không phụ thuộc vào người khác. Bên cạnh đó đàn ông lại thích cảm giác mính được che chở, bảo vệ cho cô gái của mính. Khi người phụ nữ quá mạnh mẽ và độc lập sẽ khiến đàn ông muốn rút lui từ sớm. Có hay không tư tưởng “Phụ nữ học cao là khó lấy chồng” phải khẳng định điều này có diễn ra trong thực tế, xong không phải là phổ biến. Mặc dù có tồn tại quan điểm cho rằng “Phụ nữ học cao là khó lấy chồng” nhưng phổ biến có rất nhiều phụ nữ thành công trong sự nghiệp và viên mãn với hạnh phúc gia đính. Điều quan trọng là phụ nữ cần biết điều chỉnh bản thân để có một cuộc sống

trọn vẹn. Họ cần phải mạnh mẽ trong công việc và nhẹ nhàng mềm mại và đôi khi yếu đuối cũng là điều cần thiết trong cuộc sống hôn nhân và gia đính để mang lại hạnh phúc mọi mặt và thành công viên mãn cho bản thân

Trong quan điểm được nghiên cứu về “Nam giới không thích phụ nữ trên quyền mính” tại HVPNVN, có tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 67.3%; tỉ lệ người cho rằng quan niệm này là “Bính thường” chiếm 30.9%; và tỉ lệ người cho rằng quan niệm này “Không ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 1.8%. Quan điểm này được đồng tình nhiều là do: Nhiều nam giới có lòng tự tôn cao, họ muốn làm chủ gia đính. Ví thế, đàn ông thường tự ti trước những cô gái học cao. Họ cảm thấy mặc cảm trước những cô gái quá tài giỏi trong sự nghiệp, đặc biệt là khi họ thua các cô gái ấy về mặt thu nhập, địa vị,…. Đàn ông có lòng tự trọng rất cao, khi gặp phụ nữ tài cao học rộng có những người họ sẽ chọn cách rút lui, tìm một cô gái khác bính thường hơn là một cô gái tài giỏi. Bên cạnh đó, nhiều người đàn ông cũng ngại lấy phụ nữ học cao, họ cho rằng các cô gái này sẽ không chăm lo gia đính tốt vì họ dành quá nhiều thời gian cho công việc. Với những người đàn ông này, họ mong lấy vợ để có người quán xuyến việc gia đình thay họ. Mặt khác phụ nữ học cao có cái “tôi” quá lớn để nhún nhường trong hôn nhân, trong khi đàn ông thường chỉ muốn yêu một cô gái dễ nghe, dễ bảo. Phụ nữ địa vị cao thí cũng mong muốn lấy được người đàn ông xứng tầm nhưng đa phần đàn ông thành đạt cũng có cái "tôi" rất lớn, nên họ muốn yêu một cô gái dễ nghe, dễ bảo, hiểu biết chút để làm hậu phương vững chắc. Bởi vậy, các khía cạnh phân tích trên là những điểm yếu, những rào cản đối với phụ nữ trong bước đường phát triển bản thân.

Đối với tiêu chí cho rằng “Nữ lãnh đạo, quản lý không có khả năng làm việc liên tục với cường độ cao” có tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 50.9%; tỉ lệ người cho rằng quan niệm này là “Bính thường” chiếm 43.6%; và tỉ lệ người

cho rằng quan niệm này “Không ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 5.5%. Bên cạnh công việc, phụ nữ còn gắn với thiên chức làm mẹ. Con cái có xu hướng được mẹ che chở bao bọc hơn so với người cha. Vì vậy, phụ nữ thường phải dành thời gian cho con cái nhiều hơn. Công việc của phụ nữ cũng ví thế mà bị ảnh hưởng. Họ không thể chu toàn dành thời gian của mình cho công việc khi con bị ốm đau hay chỉ đơn thuần là dạy con học. Đối với việc nội trợ, nhiều phụ nữ phải dành thời gian của họ cho việc nội trợ và chăm sóc con nhỏ điều này khiến họ không thể làm thêm giờ và cũng khó để tan ca muộn. Người lãnh đạo, quản lý luôn phải làm việc với thời gian dài, áp lực lớn. Đối với người không vướng bận việc gia đính, nếu họ tham gia làm lãnh đạo, quản lý thì phải tốn rất nhiều thời gian cho công việc. Những người phụ nữ bị vướng bận nhiều việc gia đính sẽ không thể toàn tâm tham gia vào lãnh đạo, quản lý.

Từ những nghiên cứu tại HVPNVN cho thấy, phụ nữ ngày nay vẫn còn gặp khá nhiều nguyên nhân về khía cạnh xã hội khi họ tham gia vào lãnh đạo, quản lý. Bởi vậy để tham gia làm lãnh đạo, quản lý, người phụ nữ phải nỗ lực bản thân vượt qua định kiến của xã hội, bỏ qua những ý kiến tác động xấu xung quanh mình, phải sắp xếp thời gian cho mọi công việc một cách khoa học, hợp lý.

3.1.4. Về phía gia đình

Không chỉ gặp khó khăn đối với xã hội, phụ nữ tham gia vào lãnh đạo, quản lý còn gặp khó khăn ở góc độ gia đính. Nếu họ được gia đính tốt ủng hộ thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, ngược lại nếu họ không được gia đính ủng hộ thì sự nghiệp của họ khó có thể thăng tiến. Nghiên cứu về quan điểm của cán bộ nhân viên tại HVPNVN về các yếu tố gia đính ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7: Đánh giá của cán bộ nhân viên về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý về phía gia đình

Các yếu tố ảnh hƣởng đối với gia đình

Ảnh hƣởng thƣờng Bình Không ảnh hƣởng Tổng

N % N % N %

1. Phụ nữ phải lo công việc gia đính hơn công việc xã hội 29 52.7 24 43.6 2 3.6 55 2. Gia đính không ủng hộ 31 56.4 20 36.4 4 7.3 55 3. Người chồng không thích phụ nữ giỏi hơn mình 32 58.2 23 41.8 0 0 55

(Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3-8/2021)

Trong tổng số 55 người tham gia trả lời có tỉ lệ người cho rằng quan điểm “Phụ nữ phải lo công việc gia đính hơn công việc xã hội” có gây “Ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 52.7%; tỉ lệ người cho rằng quan điểm này ảnh hướng “Bính thường” chiếm 43.6%; và tỉ lệ người cho rằng quan điểm này “Không ảnh hưởng” chiếm 3.6%. Việc phụ nữ làm lãnh đạo, quản lý ở thành thị sẽ thuận lợi hơn so với nông thôn. Ở thành thị, việc con người tiếp xúc tư tưởng mới tốt hơn ở nông thôn nên những tư tưởng về việc phụ nữ tham gia làm lãnh đạo, quản lý cũng thoáng hơn so với nông thôn.

Phụ nữ Việt Nam ngày nay ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng xã hội truyền thống. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, họ không được quyết định cuộc đời của mình, ít được đi học và phải sống trong khuôn phép xã hội. Phụ nữ thời phong kiến trở thành những cái bóng nép sau góc nhà và luôn phụ thuộc vào đàn ông. Trong phân công lao động, những công việc trong nhà như: Chăm sóc, nuôi dạy con nhỏ, nội trợ,... được cho là của phụ nữ. Và dĩ nhiên, phụ nữ không có quyền được làm việc, giữ bất kì chức vụ nào trong bộ máy chính quyền. Xã hội phát triển, phụ nữ ngày nay được đi học, được làm những công việc mính thìch và cũng nhiều

người phụ nữ nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý cao trong bộ máy nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh, trong mọi tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội. Phụ nữ ngày nay cũng đi làm như nam giới, cũng tham gia vào phát triển kinh tế gia đính. Tuy nhiên, nhiều người phụ nữ vẫn phải hai vai, một mình làm những công việc nhà mà không có sự trợ giúp của nam giới. Nếu như trong xã hội phong kiến chỉ có nam giới tham gia vào lực lượng lao động tạo ra của cải vật chất nhiều thì ngày nay cả nam và nữ đều tham gia vào lực lượng lao động và cùng tạo ra nguồn kinh tế cho gia đính. Việc phân công lao động trong gia đính ngày nay cũng cần phải thay đổi, không chỉ có nữ giới làm nội trợ mà nam giới cũng cần tham gia vào mọi công việc gia đính. Vấn đề này, những năm gần đây đã có rất nhiều tiến bộ. Việc tuyên truyền bình đẳng giới đã đến mọi gia đính và mọi ngóc ngách xã hội. Sự bính đẳng giữa nam và nữ được cải thiện rất nhiều. Có nhiều mô hính gia đính hạnh phúc, đàn ông sẵn sàng vào bếp, đi chợ.v.v…Phụ nữ khi cần có thể cả ngày gắn với việc cơ quan. Điều đó chỉ có được khi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đính, giữa nam và nữ là mối quan hệ bính đẳng. Mọi người cùng có trách nhiệm trong mọi công việc như nhau.

Với quan điểm “Gia đính không ủng hộ” có tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Ảnh hưởng” đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý chiếm 56.4%; tỉ lệ người cho rằng quan niệm này là “Bính thường” chiếm 36.4%; và

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)