9. Kết cấu của luận văn
1.2. Lý thuyết vận dụng
1.2.1. Lý thuyết vai trò
Lịch sử của lý thuyết vai trò gắn liền với những tên tuổi của các tác giả như: G.Simmel, Ch.Cooley, R.Linton, Mead, R.Merton, T.Parsons….Trong đó có sự đóng góp rất lớn của R.Linton, T.Parsons và R.Merton là những người có công đưa ra và xây dựng phát triển hệ thống lý thuyết vai trò [18].
Lý thuyết vai trò nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế xã hội hay vị trí xã hội nhất định của cá nhân hay tổ chức trong xã hội và
phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy. Như vậy có thể phân ra các loại vai trò (i) vai trò cá nhân, (ii) vai trò tổ chức. Trong xã hội mỗi một cá nhân, tổ chức đều tham gia vào rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau tương ứng với mỗi một mối quan hệ đó mỗi cá nhân đều có những vị trí, vị thế xã hội nhất định và sẽ đáp ứng những kỳ vọng của xã hội đối với từng vị trí, vị thế đó. Theo đó lý thuyết vai trò có hai phương diện tiếp cận là bộ phận của một tiếp cận “lý thuyết hành động – tương tác” (thực hiện để đáp ứng các kỳ vọng của xã hội –Linton và Merton) và của một tiếp cận “lý thuyết hệ thống chức năng” (nhu cầu cần thực hiện trong xã hội-Parson). Trong giao diện của cả hai tiếp cận lý thuyết (hay đúng hơn là các phương diện) lý thuyết vai trò có nhiệm vụ như là một quan niệm trung gian” như là lý thuyết tầm trung bình”có chủ đề là các cơ chế trung chuyển giữa các thể và hệ thống [18].
Tác giả Ralph Linton định nghĩa vị thế là vị trì đối cực trong khuôn mẫu của hành vi tương tác. Mỗi cá nhân có vị thế cụ thể trong từng khuôn mẫu hành vi nhất định (vị thế trừu tượng) và tập hợp các vị thế mà cá nhân nắm giữ trong các mối tương tác xã hội sẽ tạo nên vị thế của họ trong hệ thống xã hội đó (vị thế cụ thể). Vai trò luôn gắn liền với vị trí, vị thế của cá nhân trong đời sống xã hội do vậy các cá nhân sẽ phải thực hiện nhiều vai trò cụ thể tương ứng với những vị thế cụ thể mà người đó chiếm giữ và theo một cách khác vai trò của một người là tổng hợp các vai trò mà người đó thực hiện, nhờ vậy mà vai trò của một người sẽ xác định người đó làm gí cho xã hội và có thể mong chờ gì ở xã hội. Đồng thời trong sự vận động biến đổi của xã hội theo Linton có hai loại vị thế đó là vị thế gán cho là những vị thế được giao cho các cá nhân mà không phụ thuộc vào sự nỗ lực của họ và vị thế giành được là những vị thế đòi hỏi những năng lực, phẩm chất và nỗ lực nhất định để giành lấy trong quá trính tương tác xã hội . Tuy nhiên, Linton chưa nhấn mạnh đến khả năng cá nhân nỗ lực giành lấy những vị thế xã hội trong xã hội hơn nữa họ có khả năng sáng tạo ra những vị thế mới, vai trò mới cho xã hội, bằng cách đó con người có thể biến đổi các mối tương tác xã hội và toàn bộ
cấu trúc xã hội mà họ là thành viên. Tiếp sau Linton lý thuyết vai trò được R.Merton bổ sung với quan điểm về tập hợp vai trò và vai trò đa dạng. Theo R.Merton một cá nhân trong xã hội tất yếu nắm giữ nhiều vị thế và mỗi một vị thế không chỉ có có một vai trò kèm theo, mà mỗi một vị thế đòi hỏi không chỉ một vai trò mà hàng loạt vai trò mà ông gọi là vai trò-tập hợp (role-set). R.Merton phân biệt vai trò-tập hợp với các vai trò đa dạng: một loạt các vai trò của các vị thế xã hội khác nhau là các vai trò đa dạng vai trò đa dạng tương ứng với từng vị thế. Trong khi đó, vai trò-tập hợp là tập hợp các vai trò gắn với một vị thế xã hội nhất định chứ không phải với nhiều vị thế xã hội [18].
Talcott Parsons đã phác hoạ và kiểm chứng về cấu trúc vai trò qua phân tìch trường hợp thực hành y tế. Parson cho rằng vị trí, vị thế và vai trò như hai thành tố trong hệ thống xã hội. Vị trí, vị thế là phương diện “tĩnh” mà mỗi cá nhân xác định vị trí của mình trong mối liên hệ với các nhân vật khác trong hệ thống xã hội. Vai trò xã hội là phương diện “động” khi đó các cá nhân, tổ chức thực hiện những kỳ vọng xã hội đòi hỏi trong mối liên hệ với các hệ thống khác trong xã hội. Khi các tiểu hệ thống thực hiện các chức năng của mình sẽ tạo nên sự ổn định trong toàn bộ hệ thống xã hội. Như vậy theo Parsons vị thế và vai trò là hai mặt của một quá trình luôn luôn gắn chặt với nhau. Trong hệ thống các cá nhân vừa là chủ thể của sự định hướng (vị thế - thực hiện vai trò) vừa là đối tượng được định hướng (sự mong đợi đối với vị thế) từ người khác trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Như vậy vị thế thế và vai trò không phải là thuộc tính của hệ thống xã hội mà là hai mặt của mỗi một đơn vị của hệ thống xã hội (units of social system) [18].
Như vậy cách giải thích cấu trúc về vai trò nhóm tím cách xác định một vị thế của các nhân trong xã hội và những khuôn mẫu hành vi gắn với vị thế đó. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau, và mỗi nhóm đó lại có một hệ các kỳ vọng riêng của họ. Tổng các kỳ vọng của những đối tác
này được gọi là hệ vai trò. Khi những kỳ vọng đó mâu thuẫn nhau, mà thường là mâu thuẫn thí được gọi là xung đột vai trò hay căng thẳng vai trò [18].
Như vậy qua lý thuyết vai trò như một lý thuyết tầm trung để giải thích những khuôn mẫu hành vi của các cá nhân trong quá trính tương tác xã hội. Khi họ nhập tâm hóa những địa vị và vai trò xã hội. Khi đó trong mỗi một hoàn cảnh con người sẽ mang một mặt nạ xã hội và đóng một vai trên sân khấu cuộc đời phù hợp với những kỳ vọng mà xã hội mong đợi ở mỗi cá nhân. Đôi khi cùng lúc cá nhân thường (thực sự là rất thường xuyên) phải thực hiện nhiều vai trò từ đó đã dẫn đến sự xung đột và căng thẳng vai trò khiến cho các cá nhân phải có những hành động lựa chọn hợp lý.
Trong đề tài nghiên cứu, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong xã hội, đặc biệt là trong công việc. Mỗi thành viên gia đính và xã hội đều có vai trò riêng của mính. Phụ nữ trong xã hội ngày nay không chỉ chiếm một vai trò quan trọng trong gia đính như chức năng làm vợ, làm mẹ, làm con,... Đối với xã hội, họ còn đóng một vai trò quan trọng góp phần xây dựng xã hội. Cũng như nam giới, phụ nữ ngày càng đóng góp càng nhiều cho xã hội. Trính độ học vấn, chuyên môn của phụ nữ ngày càng cao, vai trò của họ ngày càng lớn. Nhiều người phụ nữ đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp của xã hội. Ngày càng nhiều phụ nữ đứng vai trò lãnh đạo trong tập thể, hội nhóm. Năng lực lãnh đạo của phụ nữ hiện nay được đánh giá rất tốt, không thua kém gí nam giới, đặc biệt nhiều người phụ nữ còn được đánh giá cao hơn nam giới về năng lực lãnh đạo, tầm nhín chiến lược. Vai trò của nữ giới trong xã hội ngày nay càng được nâng cao.