Quan điểm của Đảng, Nhà nước

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 51 - 52)

9. Kết cấu của luận văn

1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội về sự tham gia của phụ nữ

1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước

Từ những ngày đầu tiên thành lập cho đến nay, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến các tầng lớp và phong trào phụ nữ, những quan tâm ấy được thể hiện khá rõ nét trong cuốn “Quan điểm của Đảng,

Nhà nƣớc và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ” do

Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 2012.

Các cấp ủy Đảng đã luôn quan tâm chăm lo công tác vận động phụ nữ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Hơn 80 năm qua, quan điểm đó luôn được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ. Quan điểm “Nam, nữ bình quyền” của Đảng được xác định ngay trong Luận cương Chình trị của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng thời, Đảng cũng luôn đánh giá cao sự đóng góp của phụ nữ và đề ra nhiệm vụ lãnh đạo, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng to lớn của mình: “Phụ nữ nước ta là một lực lượng quan trọng trong cách mạng và sản xuất... Cần có kế hoạch thiết thực bồi dưỡng tư tưởng cho phụ nữ, nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật cho chị em, giúp đỡ chị em dần dần thoát khỏi gánh nặng công việc của gia đình... làm cho vai trò của phụ nữ trong việc quản lý sản xuất và quản lý Nhà nước được không ngừng nâng cao” [36].

Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm và 5 nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ, tạo động lực giúp phụ nữ vươn lên, khắc phục khó khăn, trở ngại đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, khẳng định vị thế của mính trong gia đính và xã hội [3].

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)