Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 57 - 62)

9. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

* Khái quát chung

Nguồn thông tin từ Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn đánh giá 2014-2019 của Học viện Phụ nữ Việt Nam, tại thời điểm tháng 2/2020 - Phụ lục I cho thấy:

Học viện Phụ nữ Việt Nam bao gồm 16 đơn vị trực thuộc, 06 khoa chuyên môn (Khoa học Cơ bản, Công tác Xã hội, Giới và Phát triển, Quản trị Kinh doanh, Luật, Truyền thông Đa phương tiện), 05 phòng chức năng (Tổ chức Hành chình, Đào tạo, Tài chình Kế toán, Quan hệ Quốc tế, Công tác Sinh viên), 03 Trung tâm (Bồi dưỡng Cán bộ, Công nghệ Thông tin và Thư viện, Đào tạo và Nâng cao Năng lực Phụ nữ), 01 Viện nghiên cứu Phụ nữ và Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chì Minh

Đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên của học viện cuối năm 2019: có tổng số 130 người, nữ: 107 người (chiếm 82.3%); nam 23 người (chiếm 18.7%); số trong biên chế 82 người; hợp đồng 48 người [13].

Giảng viên cơ hữu là 64 người, trong đó độ tuổi <30: 08 người; 30-40: 38 người; 41-45: 15 người; 51-60: 03 người. Phân theo giới: trong đó nam 10 người (15.6%); nữ (84.4%); phân theo trính độ: 04 PGS (chiếm tỷ lệ 6.25%) trong đó 01 nam và 03 nữ (chiếm 75%); 12 Tiến sĩ (chiếm 18.75%) trong đó nữ: 10 (chiếm 83.3%); 48 Thạc sĩ (chiếm 75%) trong đó nữ: 42 (chiếm 87.5%) [13].

Hội đồng Học viện gồm 17 thành viên. Chủ tịch Hội đồng học viện là PCT Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ban Giám đốc Học viện: 03 người; 01 nam là Giám đốc; 02 nữ PGĐ (66.7%). Ban chấp hành đảng bộ gồm 07 thành

viên, Bì thư đảng bộ là GĐ Học viện. BCH Công đoàn gồm 09 thành viên (06 là nữ chiếm 66.7%). Có 8/ 12 CBGV tham gia BCH đoàn thanh niên của Học viện, trong đó 01 bì thư là nam, 05 thành viên là nữ (chiếm 61.5%). Số nữ tham gia lãnh đạo quản lý các bộ phận: Phòng ban chức năng 80%; Trung tâm, viện trực thuộc (66.7%); các khoa, viện đào tạo, tổ (66.7%)[13].

Tỷ lệ cán bộ giảng viên và nhân viên (gọi chung là cán bộ cơ hữu) theo giới tình hàng năm so với nam giới liên tục duy trì trên 80% . Cụ thể: năm 2015: 81.4%; năm 2016:81.9%; Năm 2017: 82.5%; Năm 2018: 82.6%; Năm 2019: 82.3%. Cán bộ nữ quản lý lãnh đạo chiếm tỷ lệ cao. Ban đốc học viện tỷ lệ nữ chiếm 66.7% (1 nam là GĐ; 2 nữ PGĐ). Xét về chuyên môn đào tạo cao nhất của đội ngũ giảng viên, 33.66% là được đào tạo về kinh tế, quản trị; 39.6% được đào tạo về tâm lý, xã hội học và luật; còn lại 26.74% về khoa học cơ bản, Anh văn. Các giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu đã được đào tạo và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của Đại học Sư phạm và đại học Quốc gia Hà Nội [13].

Thực trạng trên cho thấy, phần đông cán bộ giảng viên, nhân viên tại HVPNVN là giới nữ. Phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động trong hệ thống quản trị, công tác Đảng, đoàn thể và công tác chuyên môn, góp phần to lớn vào việc hoàn thành sứ mệnh của Học viện nhiều năm qua. Điều đó cũng cho thấy vai trò của phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo tại HVPNVN được phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực hoạt động của Học viện.

* Năng lực trình độ

Để đáp ứng yêu cầu của Học viện, trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên không ngừng nâng cao về trính độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cũng như năng lực quản lý. Kết quả đánh giá giữa kỳ Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020 của Học viện Phụ nữ Việt Nam về một số chỉ tiêu phấn đấu cho thấy: Về cơ bản các chỉ tiêu thể hiện về năng lực đã đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, cụ thể:

Bảng 2.1: Bảng thể hiện kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về năng lực của giảng viên, nghiên cứu viên tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

(Đơn vị tính: %) STT Chỉ tiêu Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 (%) Tỷ lệ đạt chỉ tiêu tại thời điểm đánh giá (%) So sánh mục tiêu 2020 (%) 1 Tỷ lệ công chức viên chức đạt trính độ cử nhân trở lên 100 100 100

2 Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ Thạc sĩ >=70 98.63 140.9

3 Tỷ lệ giảng viên nghiên cứu viên có trình độ Tiến sĩ >=25 21.92 87.7

4 Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trính độ

trung cấp lý luận chính trị trở lên >=90 96 106.7 5 Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trính độ

cao cấp lý luận chính trị >=50 60 120

6

Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định của Học viện

>=90 83.6 92.9

7 Tỷ lệ kết quả nghiên cứu khoa học được

áp dụng vào thực tế >=90 <90 <100

8

Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước

70 89.2 127.4

9 Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên đạt trình độ B2 chuẩn khung Châu Âu về tiếng Anh >=90 28.38 31.5

Nguồn: Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn đánh giá 2014-2019 Học viện Phụ nữ Việt Nam tháng 02/2020).

So với chỉ tiêu phấn đấu đặt ra đến năm 2020. Tỷ lệ GV, NCV có trình độ Cử nhân đạt 100% chỉ tiêu; Tỷ lệ GV,NCV có trính độ Thạc sĩ đạt 98.63%, so với tỷ lệ chỉ tiêu phấn đấu (ít nhất 70%) đạt gấp đôi (140.9%). Tỷ lệ GV,NCV có trính độ Tiến sĩ đạt 21.92%, chỉ mới đạt 87.7% của 25% chỉ tiêu phấn đấu. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo có trính độ trung cấp lý luận chính trị đạt 96%, so với tỷ lệ chỉ tiêu phấn đấu (đạt ít nhất 90%) hiện vượt mức (đạt 106.7%) . Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý có trính độ cao cấp lý luận chính trị đạt 60%, So với chỉ tiêu phấn đấu (đạt ít nhất 50%) vượt tỷ lệ chỉ tiêu phấn đấu (đã đạt 120%). Tỷ lệ GV,NCV hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đạt 83.6%, chưa đạt so với chỉ tiêu phấn đấu (đạt ít nhất 90%) hiện mới đạt (92.9%) chỉ tiêu. Tỷ lệ kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng vào thực tế đạt 90%, đạt chỉ tiêu phấn đấu (ít nhất 90%), hiện đã đạt chỉ tiêu (100%). Tỷ lệ GV,NCV tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước đạt 89.2%, so với tỷ lệ chỉ tiêu phấn đấu đặt ra là (70%) vượt so với chỉ tiêu phấn đấu đạt ra (127.4%). Tỷ lệ GV,NCV đạt trính độ B2 chuẩn khung Châu Âu về tiếng Anh đạt 28.39%, so với chỉ tiêu phấn đấu (ít nhất đạt 90%) mới chỉ đạt (31.5%) chỉ tiêu phấn đấu. Từ việc phân tích các thông tin số liệu trên cho thấy HVPNVN là cơ sở giáo dục bậc đại học có lực lượng cán bộ khoa học có trình độ chính trị, trính độ chuyên môn hóa cao, có khả năng phát huy năng lực trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ về cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo ở bậc đại học. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải có các giải pháp hiệu quả tiếp tục nâng cao trính độ, năng lực cho đội ngũ CBGV, nhằm thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh của Học viện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kì giáo dục hội nhập quốc tế. Thống kê trên cho thấy thực trạng năng lực về trính độ ngoại ngữ của CBGV (hiện chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục hội nhập). Công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cần coi trọng đào tạo nguồn giảng viên nghiên cứu viên có trính độ cao (Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học, PGS, GS).

Bảng 2.2: Thống kê đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong 5 năm từ 2015-2019 của cán bộ giáo viên tại Học viện Phụ nữ Việt Nam. Phân loại mức độ CBGV hoàn

thành nhiệm vụ

Năm

2015 2016 2017 2018 2019

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 39 41 44 31 24 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 51 63 55 83 99 Hoàn thành nhiệm vụ 9 01 01 0 2 Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0 Không bính xét do chưa đủ thời

gian công tác 6 14 14 12 5

Tổng số 105 119 114 126 130

Nguồn: Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn đánh giá 2014-2019 Học viện Phụ nữ Việt Nam tháng 02/2020).

Thống kê bảng 2.2 cho thấy: Hầu hết cán bộ giảng viên của Học viện trong 05 năm gần đây đều được đánh giá là hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Rất ìt trường hợp được đánh giá ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Không có người được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

- Kết quả công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài, tháng 9/2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) của Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tháng 9/2020, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã có tên trong danh sách 30 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia theo các tiêu chí tiếp cận Bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN).

Từ bảng trên cho thấy, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBGV tại HVPNVN được thể hiện rất cao, công tác trong nhà trường luôn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)