Chính sách xã hội hiện hành

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 90 - 94)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo,

3.1.1. Chính sách xã hội hiện hành

Các chủ trương, chình sách đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia lãnh đạo quản lý của phụ nữ. Việc thực hiện chủ trương, chình sách tốt sẽ giúp phụ nữ nâng cao hơn nữa vai trò của mính trong lãnh đạo, quản lý

Chính sách của Nhà nước:

Có thể thấy, nhà nước ta đang có một đường lối chủ trương đúng đắn về bính đẳng giới. Những nỗ lực tiến tới bính đẳng giới được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt, Luật Bính đẳng giới ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho phụ nữ trong quá trình phát triển. Với chủ trương của nhà nước ta hiện nay đang tìch cực hỗ trợ, đào tạo phụ nữ để tiến tới sự công bằng xã hội, nam- nữ thực sự bính đẳng. Nghiên cứu thông tin số liệu từ bảng hỏi cho thấy:

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ nhân viên về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý về chủ trƣơng Nhà nƣớc

Các yếu tố ảnh hƣởng Ảnh hƣởng thƣờng Bình Không ảnh hƣởng Tổng N % N % 1. Các chính sách hỗ trợ của phụ nữ 33 60.0 22 40.0 0 55 2. Quan điểm của Đảng,

Nhà nước 32 58.2 23 41.8

0

55

(Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3-8/2021)

Ngày nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức độ bính đẳng giới cao. Một trong những nhân tố thể hiện mức độ bính đẳng giới tại Việt Nam đó là những chủ trương, chình sách của Nhà nước. Có thể nói, trong nhiều năm

qua Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương chình sách về bính đẳng giới trong đó phải kể đến Luật bính đẳng giới 2016. Đây là đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phong trào thúc đẩy bính đẳng giới tại Việt Nam. Quan điểm về bính đẳng giới cũng được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm kể từ năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn đề cập đến vấn đề bính đẳng giới trong xã hội. Quan điểm của Bác luôn tồn tại qua nhiều thế hệ kéo dài đến ngày nay. Có thể thấy, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự ưu tiên rõ ràng cho việc thúc đẩy bính đẳng giới, nhiều phụ nữ đã trở thành người lãnh đạo cấp cao trong cơ quan quyền lực của Nhà nước. Họ là những tấm gương tiêu biểu cho vai trò, vị trí, phẩm chất, năng lực của người phụ nữ lãnh đạo quản lý. Đối với phụ nữ trong lao động, Nhà nước luôn có chế độ hỗ trợ họ như: thời gian làm việc, chế độ thai sản, chế độ phúc lợi xã hội... Tại HVPNVN, suy nghĩ về các chính sách, quan điểm của Nhà nước hỗ trợ cho phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo, quản lý có nhiều ý kiến khác nhau.

Đối với yếu tố cho rằng “Các chình sách hỗ trợ phụ nữ” của Nhà nước có liên quan đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý có tỉ lệ người nhận xét “Ảnh hưởng” chiếm 60.0%, tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Bính thường” chiếm 40.0%.

Về “Quan điểm của Đảng, Nhà nước” có liên quan đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý có tỉ lệ người nhận xét “Ảnh hưởng” chiếm 58.2%, tỉ lệ người cho rằng yếu tố này “Bính thường” chiếm 48.1%.

Ngoài ra, trong Luật pháp ở nước ta cũng đề cao vấn đề Bính đẳng giới với việc đưa ra Luật Bính đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật này quy định về bình đẳng giới ở Việt Nam. Việc đưa ra Luật Bính đẳng giới có vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giới tại Việt Nam.

Qua số liệu trên có thể thấy, suy nghĩ cho rằng các chính sách hỗ trợ phụ nữ và quan điểm của Nhà nước có ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý. Các chình sách, quan điểm của Nhà nước ta hỗ trợ tốt đối với phụ nữ trong lao động. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý thì những chình sách, quan điểm của Nhà nước ta chưa thực sự lưu tâm. Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý họ phải dựa vào năng lực của bản thân và nỗ lực cá nhân để vượt qua mọi khó khăn mà họ gặp phải trong công việc.

Chính sách tại cơ quan cho phụ nữ tại HVPNVN

Tại HVPNVN, các chính sách hỗ trợ CBNV được đẩy mạnh. Chế độ phúc lợi cho giới nữ cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Bảng 3.3. Quan điểm của cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của chính sách hỗ trợ phụ nữ tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

Chính sách Rất quan trọng Bình thƣờng quan trọng Không Tổng N % N % N %

1.Thời gian nghỉ ngơi 40 72.7 14 25.5 1 1.8 55 2.Chế độ ngày lễ tết 30 54.5 23 41.8 2 3.6 55 3.Chế độ thai sản 41 74.5 12 21.8 2 3.6 55 4.Hỗ trợ học tập, nâng cao

trính độ chuyên môn 36 65.5 17 30.9 2 3.6 55

(Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 3-8/2021)

Qua bảng trên có thể thấy được chính sách hỗ trợ cho phụ nữ tại HVPNVN là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Trong tổng số người tham gia trả lời về tầm quan trọng của chính sách hỗ trợ phụ nữ ở tiêu chí: “Chế độ thai sản” có tỉ lệ người trả lời “Rất quan trọng” chiếm 74.5%, tỉ lệ người trả lời “Bính thường”. Đây là nội dung có số ý kiến cho rằng “rất quan trọng” là cao nhất. Vấn đề này cũng phản ánh rất thực tế với một cơ quan đặc thù phụ nữ là số đông là người trực tiếp thụ hưởng chính sách. Chế độ thai sản được quan tâm hợp lý sẽ giúp cho nữ CBGVNV cân đối được vấn đề đời

sống và việc làm đảm bảo hiệu quả công việc, đồng thời giúp cho nhà quản lý chủ động hơn trong việc tổ chức, quản lý điều hành công việc chung.

Về “Thời gian nghỉ ngơi” có tỉ lệ người trả lời “Rất quan trọng” chiếm 72.7%, tỉ lệ người trả lời “Bính thường” chiếm 25.5%, tỉ lệ người trả lời “Không quan trọng” chiếm 1.8%; đây là tiêu chì chiếm tỷ lệ cao số người trả lời “Rất quan trọng”. Qua quan sát thực tế và trao đổi với một số các Thầy Cô của học viện thấy rằng: Phụ nữ, nói chung, phụ nữ lãnh đạo quản lý nói riêng cần thiết phải được cân đối hợp lý giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và nâng cao hiệu quả công tác. Do đặc thù công việc ở mỗi bộ phận khác nhau, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc của mỗi người khác nhau, thực tế nhiều CBNV của HVPNVN hàng ngày khá bận bịu, đa số phụ nữ lãnh đạo ít có thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe phần nào đó đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác.

Về vấn đề “Hỗ trợ học tập, nâng cao trính độ chuyên môn” có tỉ lệ người trả lời “Rất quan trọng” chiếm 65.5%, tỉ lệ người trả lời “Bính thường” chiếm 30.9%, tỉ lệ người trả lời “ Không quan trọng” chiếm 3.6%. Thực tế tại HVPNVN những năm gần đây, số phụ nữ tham gia đào tạo nâng cao trính độ chiếm tỷ lệ lớn. Đại bộ phận ở diện vừa học vừa làm. Đối với nữ cán bộ trong độ tuổi sinh đẻ, việc đi học nâng cao trính độ rất vất vả đòi hỏi phải được tạo điều kiện từ phìa nhà nước và bản thân người học phải có quyết tâm cao. Bởi vậy, cần phải có chính sách tốt nhằm hỗ trợ cho nữ cán bộ giáo viên đi học nâng cao trính độ, đây là nhu cầu, đồng thời cũng là đòi hỏi từ thực tế. HVPNVN là cơ sở giáo dục đại học đòi hỏi liên tục đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ là điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Những năm qua, Học viện đã rất quan tâm coi trọng đến việc tạo điều kiện cho CBGVNV đi học nâng cao trính độ. Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện đã quy định mức hỗ trợ 50% học phí cho cán bộ không trong quy hoạch, hỗ trợ 100% học phí cho cán bộ đang là quản lý hoặc thuộc diện quy hoạch từ cấp bộ môn trở lên.

Về “Chế độ ngày lễ tết” có tỉ lệ người trả lời “Rất quan trọng” chiếm .5%, tỉ lệ người trả lời “Bính thường” chiếm 41.8%, tỉ lệ người trả lời “Không quan trọng” chiếm 3.6%. Đây là vấn đề phản ảnh hết sức khách quan tại HVPNVN. Số quá bán ý kiến cho rằng “Rất quan trọng”. Tuy nhiên vấn đề này ở Học viện chưa phải là vấn đề bức xúc, do đã được quan tâm đáp ứng nhu cầu, một phần do bản thân CBGVNV có khả năng tự lo được trong điều kiện kinh tế hiện tại.

Nhìn chung, chính sách hỗ trợ CBGVNV tại HVPNVN luôn là vấn đề cần được quan tâm coi trọng hoạch định. Việc thực thi những chính sách hỗ trợ kịp thời là điều kiện thúc đẩy CBGVNV làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)