9. Kết cấu của luận văn
1.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài
1.1.4. Khái niệm lãnh đạo, quản lý
Trong đời sống xã hội, tồn tại đồng thời hai khái niệm Quản lý và Lãnh đạo. Có không ìt người và một số nhà nghiên cứu đã đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Ví họ cho rằng, nội hàm của hai khái niệm này giống nhau và khó phân biệt rạch ròi ranh giới của chúng. Có một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, không nên tách chúng thành hai khái niệm riêng biệt mà nên xếp chúng bên cạnh nhau, dường như thành một khái niệm lãnh đạo, quản lý. Vấn đề cần được đây là hai khái niệm khác nhau song chúng lại có những điểm giống nhau rất cơ bản.
Tham gia lãnh đạo, quản lý là một hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa người đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, quản lý (chủ thể) với người bị lãnh đạo, quản lý (đối tượng). Trong quá trính lãnh đạo, quản lý các hiện tượng tâm lý được hính thành trong mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng lãnh đạo, quản lý đó. Hiện tượng tâm lý bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định phản ánh tâm lý của người lãnh đạo, quản lý và đối tượng [7].
Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Điểm chung của hai loại hoạt động này là đều đạt đến mục đìch mong muốn thông qua hành động của người khác. Nói cách khác, hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý là hoạt động điều khiển con người.
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis [45].
Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo” (On becoming a Leader), ông mô tả cách nhín nhận của mính về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo như sau: Quản lý điều hành, lãnh đạo đổi mới; Quản lý là bản sao, lãnh đạo là bản gốc; Quản lý duy trì, lãnh đạo phát triển; Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc, lãnh đạo tập trung vào con người; Quản lý dựa vào sự kiểm soát, lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởng; Quản lý chấp nhận thực tế, lãnh đạo điều tra thực tế; Quản lý có tầm nhìn hẹp, lãnh đạo có tầm nhìn rộng; Quản lý hỏi như thế nào và khi nào, lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao; Quản lý tập trung kết quả cuối cùng, lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng lớn bên ngoài; Quản lý làm theo, lãnh đạo khởi nguồn; Quản lý chấp nhận hiện trạng, lãnh đạo thách thức nó; Quản lý là một chiến sĩ giỏi, lãnh đạo là người của chính họ; Quản lý làm đúng việc, lãnh đạo làm việc đúng[45].
Đây là một danh sách khá tuyệt và luôn khiến ta luôn phải dừng lại suy ngẫm cách hành xử của mính và tự hỏi “Tôi đang dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Làm công việc tay trái hay công việc tay phải?”
Một chuyên gia khác cũng có tầm ảnh hưởng lớn về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là của John Kotter, tác giả của cuốn sách “John P. Kotter về những gí lãnh đạo thực sự làm” (John P. Kotter on What Leaders Really Do). Trong cuốn sách này, John đã đưa ra các nhận xét saub [44]:
Nhận xét của John Kotter nhận định“Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định” Sự thật là cả lãnh đạo và quản lý đều quan trọng, chúng là hai hệ thống hành động khác biệt, đều cần thiết, mỗi bên thực hiện những công việc khác nhau.
Về chủ đề này, Jim Estill cũng đưa một câu trìch dẫn hay trên blog của ông - “CEO Blog - Time Leadership”, trìch dẫn từ một bài báo cũ của Abraham Zaleznik trên Harvard Business Review năm 1977, với tên Lãnh đạo – Quản lý [40]:
“Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo nằm ở các khái niệm mà họ nắm giữ, sâu trong tinh thần, về sự lộn xộn và tình trật tự. Quản lý nắm giữ quy trính, tím kiếm sự ổn định và kiểm soát, và theo bản năng cố gắng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng – đôi khi trước khi họ hiểu rõ ý nghĩa của một vấn đề. Lãnh đạo thí ngược lại, chịu đựng sự lộn xộn và thiếu cấu trúc và sẵn sàng trí hoãn việc kết thúc để thực sự hiểu các vấn đề một cách đầy đủ hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều việc để làm như các nghệ sĩ, nhà khoa học và những người có tư duy sáng tạo khác, hơn cả những gí họ làm với các quản lý. Các tổ chức cần cả quản lý và lãnh đạo để thành công, nhưng để doanh nghiệp phát triển thí đòi hỏi cần giảm sự tập trung vào chiến lược, lý luận đồng thời nuôi dưỡng một môi trường cho phép sự sáng tạo và trì tưởng tượng có thể bung nở” [40].
Nói tóm lại, có thể hiểu: lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhín xa trông rộng, hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đó. Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược, còn quản lý là tổ chức thực hiện. Lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề chiến lược, những mục tiêu lâu dài, còn quản lý chú trọng những yêu cầu có tình chiến thuật, mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn. Lãnh đạo có thể gắn với các khìa cạnh trừu tượng của cuộc sống, còn quản lý thường phải xử lý những vấn đề rất thực tế. Lãnh đạo thuộc lĩnh vực chình trị, người lãnh đạo là nhà chình trị, còn quản lý thuộc lĩnh vực hành chình, người làm quản lý là những “nhà hành chình”.
Lãnh đạo dùng biện pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào đạo lý là chình, trái lại quản lý phải sử dụng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa vào ràng buộc của pháp chế, thể chế. Lãnh đạo tác động đến ý thức của con người, còn quản lý sử dụng con người như một nguồn lực, nguồn nhân lực bên cạnh nguồn tài lực và vật lực. Lãnh đạo thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận và đạo đức, không có tình cưỡng chế, còn quản lý lại thuộc phạm trù pháp luật, pháp quy, có suy nghĩ cưỡng chế rõ rệt.
Trong thực tế, nhất là ở cấp cơ sở, khó tách bạch hai hoạt động này trong con người cán bộ. Cán bộ nào cũng đồng thời thực hiện cả vai trò lãnh đạo và vai trò quản lý. Ví thế người ta thường gọi chung là hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Tại HVPNVN, sự tham gia lãnh đạo, quản lý được thể hiện qua nhiều khìa cạnh. Đối với lãnh đạo được thể hiện qua các yếu tố: Đưa ra phương hướng, kế hoạch lãnh đạo; Truyền đạt ý tưởng về các hoạt động mới; Năng lực đổi mới và sáng tạo trong hoạt động tổ chức; Đưa ra phản hồi kịp thời và cụ thể về hiệu suất công việc của tổ chức, đảm bảo tổ chức hoạt động đúng kế hoạch đề ra; Xác định rõ ràng đìch đến của đội ngũ và cách đi đến đó;... Đối với quản lý được thể hiện qua các yếu tố: Khai phá khả năng của mỗi người để nâng cao hiệu quả, giải quyết vấn đề, và sắp xếp công việc hợp lì; Liên kết nhân sự để hoàn thành các mục tiêu chung; Thu thập các thông tin từ cấp
dưới. Phổ biến các thông tin của cấp trên; Đưa ra các quyết định, chịu trách nhiệm về những quyết định đó trước cấp trên và các cộng sự, nhân viên...
Trong đề này nghiên cứu này, tôi sẽ nghiên cứu về “Sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam” qua các khìa cạnh được nêu như trên theo các lĩnh vực: công tác chuyên môn; nghiên cứu khoa học; tổ chức đoàn thể, quần chúng. Từ đó, nêu lên được những ưu điểm, hạn chế và những yếu tố ảnh hưởng của phụ nữ khi tham gia vào lãnh đạo, quản lý tại Học viện Phụ nữ Việt Nam.