Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn cáp điện lực KEVIN việt nam (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo động lực lao động

1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.4.2.1. Chính sách quản lý của doanh nghiệp

Yếu tố con người là một trong những yêu tố quan trọng trong việc cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và cả việc quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó. Mọi hoạt động quản lý đều được thực hiện bởi con người, việc quản lý nguồn nhân lực là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong việc quản lý tổ chức. Việc quản lý các nguồn lực khác cũng khó có thể đạt được hiệu quả nếu tổ chức không thể quản lý tốt nguồn nhân lực bên trong tổ chức của mình.

Do vậy, tổ chức nào xây dựng được các chính sách tạo động lực phù hợp, thực sự hiệu quả, sẽ phát huy được yếu tố con người, người lao động sẽ tích cực làm việc, đóng góp sức lao động cho tổ chức để đạt được các mục tiêu và chiến lược đã được đề ra. Ngoài ra, nếu người lãnh đạo tổ chức có được nhận thức, chủ trương và hành động đúng đắn cũng sẽ góp phần thúc đẩy, tạo động lực lao động cho các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại tổ chức. Khi lãnh đạo có được sự quan tâm, tôn trọng, cách thức quản lý khoa học, và phù hợp với tâm tư cũng như nguyện vọng của người lao động, họ sẽ có được sự tin tưởng, đồng lòng của người lao động để họ tiếp tục cống hiến cho tổ chức.

1.4.2.2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Cơng tác tạo động lực lao động là một công tác vô cùng quan trọng trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy người lao động làm việc đạt được hiệu quả và tối ưu năng suất. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố then chốt trong việc quyết định chính sách tạo động lực lao động cho nhân viên. Tùy thuộc vào khả năng tài chính, các doanh nghiệp có thể tạo động lực lao động thông qua các biện pháp như lương, thưởng, phụ cấp... hay những biện pháp tạo động lực lao động khác như khen thưởng, tổ chức du lịch, vui chơi, văn hóa thể dục thể thao...

Nếu doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh tốt, việc sử dụng các đòn bẩy để tạo động lực lao động sẽ rất dễ dàng, ngược lại khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, cần cắt giảm và thắt chặt chi tiêu thì các biện pháp để tạo động lực rất khó để áp dụng vào thực tiễn.

Ví dụ, doanh nghiệp khơng có khả năng tài chính thì sẽ rất khó khăn để có thể tạo động lực làm việc cho người lao động khi việc thanh toán các khoản như lương, thưởng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động, cũng như khơng có điều kiện để đầu tư các trang thiết bị nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động hay tổ chức các hoạt động tập thể để nâng cao đời sống tinh thần, tính đồn kết cho người lao động trong doanh nghiệp.

1.4.2.3. Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là hệ thống các giá trị, niềm tin, quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên ở trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của người lao động trong tổ chức. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng biệt, đặc thù trong văn hóa tổ chức, thường được xem như là cách sống của mọi người trong tổ chức. Chính việc mỗi doanh nghiệp có những nét đặc trưng riêng trong văn hóa tổ chức nên sẽ có những tác động khác nhau lên từng thành viên trong tổ chức của mình.

Văn hóa tổ chức có sức ảnh hưởng lớn đến hành vi của các cá nhân trong cơng việc. Văn hóa tổ chức tốt, tạo được sự đồn kết, gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức, mọi người cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ chung thì lợi ích của từng lao động cũng như mục tiêu của tổ chức đều được đảm bảo. Bên cạnh đó, việc xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên với cấp dưới, các bên đều có tinh thần thiện chí trong cơng việc sẽ giúp việc phản hồi thông tin luôn được thông suốt, cấp dưới sẽ phát huy được sự sáng tạo, sẵn sàng đóng góp ý kiến cho nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định, tạo được sự đồng thuận và nhất trí cao giữa các thành viên, tăng sự hợp tác, trung thành và gắn kết của các thành viên với tổ chức.

Vì vậy, muốn các thành viên trong tổ chức hết lịng vì mục tiêu chung, tạo ra được động lực làm việc thì các doanh nghiệp phải xây dựng, thiết lập được một văn hóa lành mạnh. Việc xây dựng được một văn hóa lành mạnh trong tổ chức sẽ giúp người lao động cảm thấy hưng phấn trong cơng việc, có động lực làm việc nên nỗ lực sáng tạo trong công việc và giảm sự thay đổi và biến động nhân sự.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn cáp điện lực KEVIN việt nam (Trang 39 - 41)