Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần sông đà 6 (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1. Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn nhƣ: các yếu tố kinh tế, các yếu tố luật pháp, các yếu tố văn hóa – xã hội, các yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ hay đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Tất cả những yếu tố này đều có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung và cách thức tiến hành, triển khai công tác đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp.

- Các yếu tố kinh tế: chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh (trong nền kinh tế hung thịnh hay suy thoái) liên quan đến vấn đề về sử dụng lao động, chính sách mở cửa nền kinh tế, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, v.v... đều đòi hỏi các tiêu chuẩn đánh giá năng lực làm việc trong doanh nghiệp phải toàn diện và thiết thực hơn.

- Các yếu tố luật pháp: thông thƣờng Luật lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Bộ luật Lao động năm 1994 có hiệu lực từ 01/01/1995 có những quy định về bảo vệ quyền lợi nhân viên, đặc biệt là lao động nữ. Các vấn đề về Luật lao động và thực thi Luật lao động trong các doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng đến công tác đánh giá năng lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp.

- Các yếu tố văn hóa – xã hội: nề nếp văn hóa – xã hội ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của con ngƣời, sự thay đổi về cách nhìn nhận đối với lao động nữ. Vấn đề về dân số và việc làm (tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và thành thị, vấn đề việc làm cho nữ giới,v.v...), vấn đề đẳng cấp trong xã hội, các chuẩn mực xã hội, lối sống, suy nghĩ của thanh niên,v.v... tất cả các yếu tố đó đều có ảnh hƣởng nhất định đến tƣ duy và quan điểm của các nhà quản lý trong cách

thức đánh giá và ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác đánh giá thực hiện công việc ở xu hƣớng nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay.

- Các yếu tố chính quyền và đoàn thể: chính quyền và cơ quan đoàn thể tác động đến doanh nghiệp nhằm đảm bảo các quyền lợi của nhân viên. Do đó ảnh hƣởng của các tổ chức này đối với các doanh nghiệp thƣờng liên quan đến chế độ, chính sách tuyển dụng, sa thải, lao động. Ngoài ra, họ còn gây áp lực với cấp quản trị trong việc tăng lƣơng, tăng ngạch cho những ngƣời có thâm niên hơn là dựa vào thực hiện công việc công tác.

- Các yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ: khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc cần ít ngƣời hơn mà vẫn sản xuất ra đƣợc số lƣợng sản phẩm tƣơng tự. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến việc đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp mới hay vấn đề sắp xếp lại nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng đến khả năng ứng dụng các phƣơng pháp đánh giá năng lực làm việc và việc lƣu trữ thông tin của các nhân viên trong doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: đây luôn là yếu tố tác động gián tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nếu nhƣ không có hệ thống đánh giá thực hiện công việc hợp lý sẽ gây chảy máu chất xám trong doanh nghiệp, dẫn đến thua thiệt trên thị trƣờng. Vậy nên kết quả đánh giá nhân viên cần phải đƣợc đảm bảo tính khách quan, công bằng, ghi nhận và phản ánh trung thực thành tích công tác cũng nhƣ năng lực cá nhân phục vụ cho công tác đãi ngộ và các công tác nhân sự khác trong doanh nghiệp.

- Khách hàng: để giữ chân các khách hàng cũ và có khách hàng mới, doanh nghiệp cần đào tạo đƣợc một đội ngũ nhân viên am hiểu và phục vụ một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, luôn có thái độ ứng xử phù hợp với khách hàng. Đánh giá thực hiện công việc giúp cho các nhà lãnh đạo nắm rõ đƣợc tình hình nhân sự, từ đó có các phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự, giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần sông đà 6 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)