Một số kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 138 - 154)

3. Những nội dung luận án nghiên cứu

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

3.2.1. Lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có chiến tranh phá hoại phải linh hoạt, sáng tạo, kết hợp khéo léo các loại hình vận tải.

Trong quá trình đánh phá ngăn chặn tuyến chi viện từ Bắc vào Nam, đế quốc Mỹ đã trút xuống địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh một lƣợng bom đạn khổng lồ. Cách đánh phá của Mỹ thay đổi thƣờng xuyên để lực lƣợng phịng khơng khơng kịp đề phịng, và trên thực tế mỗi khi chúng khơng kịp thời đối phó với những thay đổi của khơng qn Mỹ thì thiệt hại là điều khơng tránh khỏi. Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thơng, vận tải từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong những năm 1965 - 1975, ta có thể khẳng định sự linh hoạt, chủ động và sáng tạo trên mặt trận giao thông, vận tải; sự kết hợp khéo léo các phƣơng thức vận chuyển, các binh chủng là điều hết sức quan trọng.

Nhƣ đã nói ở trên, các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh là vùng đất có địa bàn hết sức phức tạp, hiểm trở nên việc đảm bảo giao thơng vận tải rất khó khăn; cầu phà nhiều, đƣờng giao thông lại nhỏ, nhiều chỗ “độc đạo” nên việc chống ách tắc không hề đơn giản. Trong thời gian 1954 - 1964, khi chi viện cho miền Nam, nhân dân thƣờng dùng các phƣơng thức vận tải thơ sơ làm chính, kết hợp với một phần vận tải cơ giới (dùng xe ơ tơ chở hàng hố, chiến sỹ vào Vĩnh Linh, sau đó dùng các phƣơng tiện thô sơ để chở, gùi vào chiến trƣờng miền Nam). Do cách thức và phƣơng thức vận tải còn giản đơn nên hiệu quả khơng cao, số hàng hố chi viện cho chiến trƣờng rất ít, trong suốt 6 năm (1959- 1964), Đồn 559, đơn vị bộ đội chuyên đảm nhận công tác chi viện cũng chỉ đƣa đƣợc vài nghìn tấn hàng vào Nam.

Thời gian 1965 - 1975, khi địch đàn áp mạnh ở miền Nam, nhu cầu về bộ đội cũng nhƣ vũ khí, đạn dƣợc ở tất cả các chiến trƣờng tăng nhanh thì vấn đề chi viện qua địa bàn Thanh Hóa đến Vĩnh Linh lại càng trở nên quan trọng hơn, lúc này lực lƣợng đảm bảo giao thông vận tải chủ trƣơng lấy vận tải cơ giới làm chủ yếu, cịn vận tải thơ sơ vẫn phát huy nhƣng tuỳ thuộc từng địa

bàn. Sở dĩ lúc này chúng ta xác định lấy vận tải cơ giới làm chủ yếu là vì thời gian 1965-1975 lực lƣợng vận tải ta nói chung và lực lƣợng vận tải của Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh nói riêng đã đƣợc trang bị lại một số xe cơ giới có sức chuyên chở lớn, trang bị vận tải nói chung đã đƣợc tăng cƣờng.

Tuy vậy tại từng địa điểm cụ thể, các đảng bộ địa phƣơng lại có từng phƣơng pháp cụ thể để đảm bảo giao thông thơng suốt. Ví dụ nhƣ ở Thanh Hóa, hệ thống đƣờng sá tƣơng đối tốt, có nhiều đƣờng tránh, đƣờng vịng nên Đảng bộ Thanh Hóa chủ trƣơng khai thác tối đa ƣu thế của xe cơ giới. Thế nhƣng ở Nghệ An lại khác, do đọan đƣờng 1A từ Thanh Hóa vào Nghệ An bị đánh phá hƣ hỏng nặng, xe cơ giới khó di chuyển nên Đảng bộ Nghệ An chủ trƣơng khai thác thế mạnh của kênh Nhà Lê, phối hợp giữa ô tô trên bộ với những phƣơng tiện vận tải đƣờng thủy thô sơ mà hiệu quả. Nhƣ vậy, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, địa điểm mà Đảng có sự chỉ đạo linh hoạt, sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Về vấn đề chỉ đạo phối hợp các phƣơng tiện chuyên chở để đảm bảo giao thông, vận tải trên địa bàn Thanh Hóa đến Vĩnh Linh thời gian 1965 - 1975 chúng ta cũng rút ra đƣợc một số kinh nghiệm nhƣ sau:

Tuy lực lƣợng vận tải có nhiều loại phƣơng tiện nhƣng trong qua trình đảm bảo cơng tác vận chuyển, chúng ta vẫn phải coi xe ô tô là phƣơng tiện chủ lực. Lý do để coi xe ô tơ là chủ lực là vì khả năng chun chở của loại phƣơng tiện này. Với địa hình dài và hẹp từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh thì việc dùng các phƣơng tiện thô sơ nhƣ xe thồ, thuyền nan chỉ hiệu quả ở một số chặng... để chuyên chở hàng hố cho tồn tuyến thì các phƣơng tiện thô sơ là không hiệu quả. Địa bàn này có chiều dài hàng trăm kilơmét, với quãng đƣờng nhƣ vậy thì việc chuyên chở bằng các phƣơng tiện thô sơ mất rất nhiều thời gian, công sức... mà năng suất lại không cao. Nếu chuyên chở bằng đƣờng sắt thì việc đảm bảo thơng suốt cho các tuyến đƣờng là rất khó khăn; hơn nữa, các điều kiện để một đoàn tàu vận hành đƣợc tƣơng đối phức tạp, phƣơng tiện này lại khó nguỵ trang, dễ bị phá hoại, tính cơ động rất thấp... Ơ tơ là loại hình vận tải có sức chun chở tƣơng đối lớn, các điều kiện đảm bảo cho ô tô hoạt động đƣợc tƣơng đối

đơn giản so với các phƣơng tiện cơ giới khác. Ơ tơ cũng không lệ thuộc quá nghiêm ngặt vào các tiêu chuẩn địa lý nhƣ tàu hoả hay tàu thuỷ. Hơn nữa, trên chiến trƣờng, ô tô là phƣơng tiện tƣơng đối nhỏ, dễ nguỵ trang, phịng tránh, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục. Loại phƣơng tiện này cịn có đặc điểm cơ động nhanh, có khả năng phối hợp với các phƣơng tiện vận tải khác một cách dễ dàng, dễ thay đổi quy mơ, lịch trình vận tải khi cần thiết. Trong việc đảm bảo giao thơng, vận tải trên địa bàn Thanh Hóa đến Vĩnh Linh thời gian 1965 - 1975 ô tô đƣợc coi là loại hình quan trọng nhất và trên thực tế, binh chủng này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên chở của mình.

Tuy vậy nếu chỉ dùng xe ơ tơ thì cơng tác vận tải không thể đảm bảo, ngoài phƣơng tiện chủ lực ra ta cần phải phát huy thế mạnh của các loại hình vận tải khác, đặc biệt là các phƣơng tiện thô sơ. Có nhiều tuyến đƣờng khi bị đánh phá ác liệt, mặt đƣờng hƣ hỏng nặng, để đảm bảo yêu cầu chi viện chúng ta có thể huy động các loại phƣơng tiện thô sơ. Nghệ An là một địa phƣơng điển hình về việc sử dụng các phƣơng tiện thơ sơ một cách hiệu quả. Nghệ An có lợi thế là có kênh đào nhà Lê chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, khi tuyến quốc lộ 1A bị hƣ hỏng nặng, Đảng bộ tỉnh đã nhanh chóng huy động hàng nghìn thuyền nan có trọng tải nhỏ chở hàng trên kênh đào nhà Lê, kết quả sức chi viện ngày càng tăng, đảm bảo chi viện cho miền Nam. Thanh Hoá cũng là địa phƣơng sử dụng tốt phƣơng tiện vận tải thô sơ. Khi các tuyến đƣờng bị hƣ hỏng, xe ô tơ lƣu thơng khó khăn, tỉnh uỷ đã huy động hàng nghìn xe thồ làm cơng tác đƣa hàng vào phía Nam. Xe thồ tuy sức chở nhỏ nhƣng có thể lƣu thơng cơ động trên các tuyến đƣờng bị hƣ hỏng nặng, cách chuyên chở cũng hết sức linh hoạt, nhiều đơn vị vừa đi vừa tự tìm đƣờng tắt, đƣờng làng nên đã tránh đƣợc sự oanh tạc của kẻ thù.

Đƣờng ống cũng là một phƣơng tiện vận chuyển xăng dầu hết sức hữu hiệu. Trong thời gian 1965 - 1975 tuy hệ thống đƣờng ống còn đơn giản nhƣng loại hình vận chuyển này đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Khi không quân Mỹ tập trung đánh phá khu vực nam Nghệ An, bắc Hà Tĩnh, khu vực Vinh - Nam Đàn - Linh Cảm trở thành “tam giác lửa”, Đảng đã nhanh chóng chỉ đạo quân đội nhập các thiết bị đƣờng ống, máy bơm của Liên Xô để xây dựng đƣờng

ống qua khu vực này, kết quả là xăng dầu đƣợc đảm bảo, các phƣơng tiện cơ giới hoạt động tốt. Việc xây dựng thành công hệ thống đƣờng ống dẫn dầu đã giải quyết cơ bản vấn đề nhiên liệu. Trƣớc khi có hệ thống đƣờng ống, các xe ô tô phải tự chở theo xăng, thậm chí có những vùng đặc biệt khó khăn, nhân dân phải dùng xe thô sơ để chở xăng dầu vào tiếp viện và đó rõ ràng là một việc làm hết sức nguy hiểm. Nhƣ vậy việc chúng ta sử dụng các phƣơng tiện vận tải, phối hợp binh chủng một cách có hiệu quả là một kinh nghiệm hết sức quan trọng để đảm bảo giao thông, vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong điều kiện có chiến tranh phá hoại.

Một kinh nghiệm nữa để đảm bảo giao thông, vận tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh những năm 1965 - 1975 là phải biết chỉ đạo phân đoạn hợp lý. Việc phân đoạn vận chuyển nhƣ thế nào là tuỳ thuộc vào khả năng của từng loại phƣơng tiện và tùy theo địa hình. Đối với ơ tơ ta có thể phân tuyến vận tải thành các đoạn tƣơng đối dài, vì ơ tơ là loại xe cơ giới có vận tốc khá cao. Tuy vậy việc phân đoạn vận chuyển cho xe ô tô phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và quy luật đánh phá của kẻ địch. Địa bàn các địa phƣơng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh có nhiều tuyến đƣờng có vị trí hiểm trở, địa hình địa vật trống trải, khó nguỵ trang ẩn nấp, đó là những chỗ khơng thể dừng để giao, nhận hàng hay nghỉ chân. Muốn dừng chân để giao nhận hàng phải lựa chọn vị trí kín đáo, địa hình, địa vật dễ ẩn nấp, ngụy trang; có lực lƣợng bốc xếp, giải toả hàng hố kịp thời; có các hƣớng cơ động, sơ tán nếu địch bất ngờ tấn công. Ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, các đoạn vận chuyển thƣờng có độ dài khác nhau cũng là vì ngun nhân đó. Ngồi ra trong việc chỉ đạo phân đoạn vận tải chúng ta cũng cần lƣu ý đến các yếu tố nhiên liệu, hậu cần cho bộ đội. Những chỗ nghỉ chân của bộ đội phải đƣợc bố trí tiếp nhiên liệu, bảo dƣỡng cho các phƣơng tiện vận tải và đảm bảo hậu cần cho chiến sỹ.

3.2.2. Đảm bảo giao thông vận tải trong chiến tranh phá hoại phải chú trọng xây dựng cả lực lượng vận tải, lực lượng phịng khơng và lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn cho hành lang giao thơng và hàng hóa.

Trong q trình chỉ đạo cơng tác giao thơng, vận tải chi viện tiền tuyến trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh việc chủ động, chuẩn bị trƣớc lực

lƣợng là một trong những yếu tố giúp chúng ta giành thắng lợi. Nhƣ đã nói ở trên, ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, những năm 1954- 1964, tuy đế quốc Mỹ chƣa dùng không quân và hải quân để đánh phá, phong toả tuyến chi viện trên địa bàn, song với khả năng phán đốn nhạy bén, chính xác Đảng đã chỉ đạo quân và dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh gấp rút xây dựng một số tuyến đƣờng chi viện chiến lƣợc, Đảng còn chỉ đạo quân đội chuẩn bị các phƣơng tiện cần thiết (chủ yếu là xe ô tô) để kịp thời đối phó với thủ đoạn của đế quốc Mỹ, chi viện đầy đủ cho chiến trƣờng miền Nam.

Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại, ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất, phƣơng tiện, Đảng còn nhanh chóng chỉ đạo hàng vạn thanh niên các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh tham gia vào cơng tác đảm bảo giao thông, vận tải. Lực lƣợng vận tải tăng nhanh, kịp thời phục vụ công tác chi viện, chiến đấu. Khi cuộc chiến tranh phá hoại của địch lên đến cao điểm, các địa phƣơng gặp nhiều tổn thất, các tuyến đƣờng giao thông bị hƣ hỏng nặng, Đảng bộ các địa phƣơng đã nhanh chóng huy động hàng triệu lƣợt dân công tham gia sửa chữa hệ thống giao thông, vận tải, ngồi ra cịn huy động các loại phƣơng tiện thơ sơ, thậm chí là cả sức ngƣời để bốc vác, gùi, chở hàng đến điểm tập kết đúng kế hoạch.

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất và lực lƣợng phục vụ công tác đảm bảo giao thơng vận tải việc phán đốn đúng âm mƣu, thủ đoạn của địch cũng là một vấn đề quan trọng. Trong quá trình đảm bảo giao thơng, sự đánh phá của địch là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ công việc của ta. Để giải quyết sự ách tắc, bảo vệ tính mạng và của cải, trong q trình chỉ đạo, các cấp uỷ phải luôn nắm vững quy luật đánh phá của kẻ địch và đặc biệt là phải phán đốn chính xác âm mƣu cũng nhƣ thủ đoạn của kẻ thù. Việc nắm vững, phân tích khoa học về quy luật, thủ đoạn, chiến thuật, kỹ thuật đánh phá của địch có ý nghĩa rất lớn trong q trình xây dựng và bảo vệ hệ thống giao thông ở các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Nếu đối phƣơng đột ngột thay đổi quy luật đánh phá, chúng ta phải có sự nhận định chính xác, phân tích kỹ lƣỡng sự thay đổi, qua đó phán đốn đúng âm mƣu của chúng, chủ động đối phó. Ở

một số địa bàn trọng điểm nhƣ cầu Hàm Rồng, phà Bến Thuỷ, phà Linh Cảm... phải tổ chức tốt các vị trí ẩn nấp cho các phƣơng tiện vận tải, tranh thủ lúc địch sơ hở, ngừng đánh phá các phƣơng tiện phải vƣợt nhanh qua tuyến lửa, sơ tán kịp thời, tránh thiệt hại. Trên thực tế, nhiều địa phƣơng cịn chủ quan nên đã có lúc, hệ thống giao thông, vận tải bị ách tắc nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác chi viện cho chiến trƣờng miền Nam.

Đi đôi với việc xây dựng cơ sở vật chất là lực lƣợng phục vụ giao thông vận tải chúng ta còn phải chú ý xây dựng lực lƣợng phịng khơng và lực lƣợng an ninh để bảo vệ hệ thống giao thông vận tải

Trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, Đảng đã chỉ đạo qn sự hố tồn dân và coi đó là lực lƣợng an ninh để bảo vệ hệ thống giao thông, vận tải, đảm bảo chi viện cho miền Nam. Thực tiễn vận động, phát triển của cách mạng cho thấy vũ trang tồn dân là một q trình mang tính quy luật của cuộc chiến tranh nhân dân. Đó là q trình vận động, giáo dục lịng u nƣớc của ngƣời dân, lòng căm thù quân xâm lƣợc và bọn tay sai, ý chí quyết chiến quyết thắng, phƣơng pháp tác chiến... Việc trang bị vũ khí chiến đấu cho tồn thể nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân các địa phƣơng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh để mỗi ngƣời dân trở thành một chiến sỹ bảo vệ hệ thống giao thông, vận tải là một việc làm hết sức đúng đắn. Lực lƣợng này cùng phối hợp với lực lƣợng phịng khơng chính quy đã tạo ra một sức mạnh to lớn, một sức chiến đấu phi thƣờng. Nhanh chóng xây dựng một lực lƣợng phịng khơng mạnh, phối hợp với sức chiến đấu của toàn dân cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng để bảo vệ hệ thống giao thông, vận tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trƣớc năm 1964, khi sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” chƣa xẩy ra, Đảng đã phán đoán đƣợc ý đồ của kẻ thù. Nhận rõ âm mƣu đánh phá miền Bắc mà tiêu điểm là Bắc trung bộ của đế quốc Mỹ, Đảng đã nhanh chóng điều các đơn vị phịng khơng vào lập sẵn các trận địa, sẵn sàng đánh trả khi máy bay Mỹ tấn cơng. Nhờ có sự chuẩn bị tích cực đó, khi đế quốc Mỹ tấn công, bộ đội và nhân dân đã kịp thời đánh trả và ngay trong trận đánh đầu tiên miền Bắc đã bắn rơi máy bay Mỹ. Trong quá trình đánh phá hệ

thống giao thông, vận tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, không quân Mỹ đã sử dụng nhiều loại phƣơng tiện hết sức hiện đại nhƣ máy bay B52, F111... , dùng các loại vũ khí tối tân nhƣ bom laze, bom từ trƣờng... gây cho chúng ta rất nhiều tổn thất. Trƣớc hồn cảnh đó qn đội phải nhanh chóng xây dựng đƣợc một lực lƣợng phịng khơng đủ mạnh để đánh trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 138 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)