Các địa phương từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh một địa bàn trọng yếu trên mặt trận giao thông vận tả

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 27 - 31)

3. Những nội dung luận án nghiên cứu

1.1.1. Các địa phương từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh một địa bàn trọng yếu trên mặt trận giao thông vận tả

yếu trên mặt trận giao thông vận tải

Địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh là một dải đất dài và hẹp, một bên chạy dọc ven biển miền Trung một bên chạy dọc dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ. Dải đất này kéo dài suốt từ Thanh Hoá vào đến tận bắc Quảng Trị. Vị trí địa lý của khu vực này nằm vào khoảng 16,2 đến 20,3 độ vĩ Bắc, 103,5 đến 108,10 độ kinh Đơng; phía Bắc giáp các tỉnh Hồ Bình, Ninh Bình, Sơn La; phía tây giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía nam giáp Quảng Trị, phía Đơng giáp biển.

Trong lịch sử giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, nơi đây ln giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phƣơng Bắc thời phong kiến cho đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh ln đƣợc coi là căn cứ địa quan trọng, là nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho toàn bộ cuộc chiến.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1975), đây là địa bàn chiến lƣợc cực kỳ quan trọng; là nơi tiếp xúc với tiền tuyến, nơi tập kết lực lƣợng để chi viện cho chiến trƣờng miền Nam, nơi kết thúc tuyến vận tải hậu phƣơng và là điểm bắt đầu của các tuyến vận tải nơi tiền tuyến. Đứng trên phƣơng diện vận tải thì khu vực từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là:

Về địa thế: các dãy núi cao và dốc nằm dọc ở phía tây cùng với biển ở phía đơng đã làm cho địa bàn này trở thành thế “độc đạo”, với chiều ngang nơi rộng nhất chỉ khoảng 207km (Nghệ An), nơi hẹp nhất chỉ có 46,5km (Quảng Bình); rõ ràng đây là địa hình dễ bị kẻ thù thực hiện âm mƣu chia cắt, phong toả. Trên thực tế, trong những năm chống chiến tranh phá hoại, trƣớc sự đánh phá dữ dội của không quân, hải quân Mỹ, giao thơng vận tải nơi đây khơng ít lần đã bị ách tắc, thiệt hại.

cũng không nhỏ. Do địa hình dốc về phía Tây và thấp dần về phía Đơng nên địa bàn Thanh Hóa đến Vĩnh Linh có nhiều sơng ngịi chảy cắt ngang đã làm cho địa hình bị chia cắt, gây khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển. Trong những năm chiến tranh, nhiều khu vực cầu, phà ở nơi đây trở thành nơi đấu sức, đấu trí giữa ta và đế quốc Mỹ; tiêu biểu nhƣ khu vực cầu Hàm Rồng, cầu Bùng, cầu Tào, phà Ghép, phà Bến Thuỷ, phà Quán Hàu, phà Linh Cảm...

Một khó khăn nữa trong việc đảm bảo giao thông vận tải ở khu vực này là nơi đây không những bị chia cắt bởi sơng mà cịn bị chia cắt bởi núi. Có nhiều dãy núi chạy dài từ miền Tây vƣơn ra biển, tạo thành các đèo dốc rất hiểm trở, gây khó khăn trong việc vận tải, đi lại, đặc biệt là gây khó khăn cho các phƣơng tiện cơ giới, các dãy núi nổi tiếng nhƣ núi Nƣa, Cao Sơn, Đại Huệ, Mồng Gà, Hồnh Sơn, Bạch Mã...

Về khí hậu, khu vực từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh là địa hình có điều kiện khí hậu tự nhiên hết sức khắc nghiệt có những vùng lƣợng mƣa lên tới 300ml mỗi năm nhƣng cũng có vùng thƣờng xuyên xảy ra hạn hán. Nắng nóng có thể lên tới 40 độ nhƣng mùa đông vẫn rất lạnh. Bão lũ xảy ra thƣờng xuyên làm cho công tác giao thông vận tải ở đây vốn đã khó khăn lại càng gian khổ hơn.

Bên cạnh những khó khăn trên, cơng tác đảm giao thông vận tải ở các các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh cũng có một số thuận lợi nhất định. Thuận lợi đáng kể nhất là sau 10 năm hịa bình, qn và dân các địa phƣơng nơi đây đã xây dựng đƣợc một mạng lƣới giao thông tƣơng đối tốt, cơ bản đáp ứng nhu đƣợc nhu cầu vận tải hàng hóa vào miền Nam. Tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam qua địa bàn dài 776,4km, có 70 ga lớn nhỏ phần lớn chạy dọc đồng bằng và gần nhƣ song song với đƣờng quốc lộ 1A cùng với các tuyến đƣờng phụ Cầu Giát - Nghĩa Đàn, Vinh - Cửa Lò, Vinh - Bến Thủy (các tuyến này hiện nay không dùng nữa). Khối lƣợng vận chuyển bằng đƣờng sắt khá cao, là phƣợng tiện quan trọng để chuyên chở ngƣời và hàng hóa. Đƣờng số 1 chạy dọc ven biển qua nhiều đèo cao, nhiều cầu phà hiểm trở nhƣng vẫn là tuyến đƣờng huyết mạch. Đƣờng 15 từ Vạn Mai (giáp giới Thanh Hóa, Hịa Bình) chạy dọc đơng Trƣờng Sơn qua Quan Hóa, Triệu Sơn, Nghĩa Đàn, Đô Lƣơng, Thanh Chƣơng, Nam Đàn Đức Thọ, Hƣơng Khê, Tuyên Hóa, Bãi Hà, Hƣớng Hóa... Ngồi ra cịn có các tuyến ngang nhƣ đƣờng 217 (Đồng Tâm - Na Mèo - Bắc Lào), Đƣờng Số 7 (Diễn Châu - Nậm Cắn qua Lào), đƣờng Số 8 (Bãi Vọt - Hƣơng Sơn - Na Pê - Lạc Xao). Các đƣờng 10, 12, 16, 20 nối đƣờng 15 đoạn Quảng Bình qua Lào

cùng các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, đƣờng lên các nông - lâm trƣờng cũng là hệ thống đƣờng bộ quan trọng. Thanh Hóa đến Vĩnh Linh cũng là vùng có nhiều cầu phà do hệ thống sông suối phức tạp, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, địa bàn này có hàng trăm chiếc cầu, 10 bến phà lớn (Ghép, Bến Thủy, Sông Gianh, Quán Hàu, Xuân Sơn, Long Đại, Đô Lƣơng, Nam Đàn, Linh Cảm, Địa Lợi). Địa hình nơi đây tuy hiểm trở nhƣng có dải đồng bằng chạy dọc ven biển tƣơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho các phƣơng tiện cơ giới hoạt động.

Nhƣ vậy, cùng với những khó khăn, các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh cũng có một số thuận lợi trong q trình đảm bảo giao thơng vận tải trong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Tuy vậy những điều kiện thuận lợi trên rất nhỏ bé so với khó khăn mà quân và dân nơi đây phải đối mặt trong công tác đảm bảo giao thông vận tải chi viện tiền tuyến.

Các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh là vùng đất có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm. Với tổng số khoảng 8 triệu ngƣời (trong kháng chiến chống Mỹ), nhân dân nơi đây có truyền thống yêu nƣớc từ lâu đời, truyền thống đó đƣợc cha truyền con nối, đƣợc lƣu giữ và phát huy. Mỗi khi tổ quốc lâm nguy thì nhân dân nơi đây là lực lƣợng đóng vai trị quan trọng để bảo vệ tổ quốc. Ngƣời dân nơi đây tính tình ngay thẳng, nghĩa hiệp, trung thành, u quê hƣơng đất nƣớc, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc và là lực lƣợng chính để đảm bảo giao thơng vận tải trong chiến tranh phá hoại.

Thật vậy, từ những triều đại phong kiến đầu tiên của Việt Nam, Ngô Quyền, một tƣớng giỏi đƣợc cử trông coi vùng Châu Ái (Thanh Hoá và một phần Nghệ An ngày nay) đã dựa vào địa thế và truyền thống yêu nƣớc của vùng đất này để xây dựng lực lƣợng rồi sau đó kéo quân ra Bắc đánh tan quân Nam Hán. Thời Lý, vùng Hoan, Ái (Thanh - Nghệ - Tĩnh ngày nay) là hậu phƣơng chiến lƣợc quan trọng để triều đình và nhân dân đánh bại cuộc xâm lƣợc của nhà Tống. Đến thời Trần, trƣớc sự tấn công ồ ạt của quân Nguyên Mông, nhà Trần đã đƣa quân chủ lực về vùng Thanh - Nghệ ngày nay để phòng thủ và dựa vào địa thế, kinh tế của vùng này để tích lũy thêm lực lƣợng, thành chỗ đứng chân, thành bàn đạp đánh lui qn Ngun - Mơng. Thanh Hố, Nghệ An cũng là nơi Lê Lợi, Nguyễn Trãi xây dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng lực lƣợng để đánh đuổi giặc Minh…

vùng đất này đã lợi dụng địa thế đặc biệt hiểm trở của địa phƣơng, nhiều lần tổ chức kháng chiến, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân... hay các phong trào Đông Du, Duy Tân chống thuế ở Trung Kỳ...

Từ năm 1930, dƣới sự Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân nơi đây lại càng mạnh mẽ hơn. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra đã làm thực dân Pháp khiếp sợ. Sau thời kỳ 1930-1931, tuy bị đàn áp dã man nhƣng ngƣời dân Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn một lòng trung thành với Đảng, ra sức xây dựng lực lƣợng để rồi đến năm 1945 đã cùng cả nƣớc vùng lên đập tan ách đô hộ gần 100 năm của thực dân Pháp.

Trong 9 năm chống Pháp, Phần lớn khu vực này là vùng tự do, là hậu phƣơng của chiến trƣờng chính Bắc bộ. Đặc biệt năm 1954, nhân dân nơi đây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một hậu phƣơng chiến lƣợc; cung cấp cho chiến trƣờng hàng trăm tấn lƣơng thực, thực phẩm, hàng chục vạn chiến sĩ, hàng triệu lƣợt dân cơng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại.

Có thể khẳng định, nhân dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh vốn có truyền thống anh hùng, yêu nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống anh hùng đó đƣợc nhân lên gấp bội và đó cũng là một nhân tố quan trọng để chúng ta dành chiến thắng trên mặt trận giao thông vận tải sau này.

Với những đặc điểm về tự nhiên và xã hội nhƣ trên, các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trở thành một khu vực có tầm quan trọng chiến lƣợc trong tất cả các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đã nhiều lần địa bàn này trở thành hậu phƣơng, thành nơi phòng thủ chiến lƣợc để đánh tan các cuộc xâm lăng của kẻ thù. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, tính chiến lƣợc của địa bàn này lại càng rõ hơn, nơi đây là thành luỹ để che chắn cho miền Bắc. Kẻ thù đã nhiều lần đƣa biệt kích, bọn phản động ra Bắc hoạt động đã bị nhân dân nơi đây kịp thời ngăn chặn, giữ vững an ninh. Nhƣ vậy, địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh là bức tƣờng phía Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ; là cầu nối để chúng ta chi viện cho cách mạng miền Nam. Kẻ thù coi đây là cái “cuống nhau”, “cuống phễu”... chúng điên cuồng đánh phá hòng cắt đứt con đƣờng huyết mạch này.

mối quan trọng của chiến trƣờng Lào và chiến trƣờng Campuchia, nhiều lần Việt Nam đã chi viện cho chiến trƣờng nƣớc bạn thông qua hệ thống giao thông vận tải nơi đây.

Đối với sự nghiệp cách mạng chung của cả nƣớc, khu vực Thanh Hóa đến Vĩnh Linh là nơi đấu trí, đấu sức giữa hai miền; đây vừa là hậu phƣơng nhƣng cũng vừa là tiền tuyến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khu vực này trở thành tuyến lửa của cả nƣớc, các địa phƣơng nơi đây trở thành “túi bom”, trở thành nơi kẻ thù triển khai các âm mƣu thâm độc, các loại vũ khí tối tân và cũng là nơi để chúng ta chứng minh sức mạnh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đƣợc quyết định bởi sự chi viện từ miền Bắc, sự chi viện Bắc- Nam lại phụ thuộc rất lớn vào công tác đảm bảo giao thông vận tải ở địa bàn Thanh Hóa đến Vĩnh Linh; do đó, cơng tác giao thơng vận tải chi viện ở đây có vai trị đặc biệt quan trọng. Đây vừa là nơi vận chuyển, vừa là nơi cung cấp và cũng là nơi tập kết hàng hoá (thành chân hàng) để miền Bắc chi viện cho miền Nam.

Nhƣ vậy khu vực Thanh Hóa đến Vĩnh Linh là một địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa chiến lƣợc, trọng yếu trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là địa bàn mang tính sống cịn của cách mạng Việt Nam, là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc, là cửa ngõ của chiến trƣờng Đông Dƣơng. Khu vực này là điểm chốt quan trọng trong hệ thống mạch máu giao thông vận tải của nƣớc ta, là địa bàn mang tính chiến lƣợc trong cơng cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)