Âm mưu, thủ đoạn của địch và chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 46 - 58)

3. Những nội dung luận án nghiên cứu

1.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của địch và chủ trương của Đảng

Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, đế quốc Mỹ đã nhận ra vai trò quyết định của miền Bắc, Mỹ nhận ra rằng một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng miền Nam chính là sự chi viện của miền Bắc. Các chuyên gia quân sự Mỹ nhận định: “Việc chặn đứng nguồn tiếp tế của Bắc Việt là một tiên quyết cho sự thành cơng”, “để chiến thắng Mỹ khơng cịn cách nào khác là phải xoá bỏ cái cuống nhau nối liền miền Bắc Việt Nam”[121, tr.154]. Trên cơ sở nhận thức đó, Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn ra miền Bắc với âm mƣu:

- Phá tiềm lực kinh tế và quốc phịng, phá cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cho miền Bắc nƣớc ta kiệt quệ, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; nhằm bao vây, cô lập, làm suy yếu, đi đến tiêu diệt các lực lƣợng cách mạng, dập tắt cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ở miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam; buộc ta phải chấm dứt chiến tranh theo điều kiện của Mỹ.

Để đạt đƣợc mục đích trên đế quốc Mỹ đã thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau. Vì cho rằng miền Bắc là “nguồn gốc của mọi vấn đề”, nên từ rất sớm Mỹ đã đề ra chƣơng trình hành động chống phá miền Bắc. Chƣơng trình đã trở thành nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Thực hiện chƣơng trình đó, từ năm 1961 đến năm 1963 Mỹ nhiều lần bí mật tung nhiều tốn biệt kích thâm nhập miền Bắc thu thập tin tức tình báo và tiến hành các hoạt động gây rối, phá hoại những vùng căn cứ và hệ thống giao thơng. Chúng cịn dùng máy bay rải truyền đơn và dùng đài phát thanh tuyên truyền, xuyên tạc đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc, tạo tâm lý căng thẳng, mất ổn định trong nhân dân.

Từ năm 1964, trƣớc nguy cơ phá sản của “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, đế quốc Mỹ quyết định tăng cƣờng các hoạt động phá hoại miền Bắc lên một quy mô mới. Chúng triển khai cùng lúc 3 kế hoạch chống phá miền Bắc. Đó là “kế hoạch 34A”, kế hoạch “Đềsôtô” (DESOTO) và kế hoạch dùng không quân tại Lào. Các kế hoạch này nhằm trinh sát, thu thập tin tức, phát hiện hệ

thống phịng khơng, hệ thống ra đa, các căn cứ quân sự, mạng lƣới giao thông, kho tàng của miền Bắc và sử dụng các tàu khu trục Mỹ hoạt động khiêu khích ở vịnh Bắc bộ, hỗ trợ cho hải quân ngụy đánh phá vùng ven biển miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện vào miền Nam của ta.

Tháng 8 năm 1964, Mỹ gây ra “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”, tạo cớ để triển khai các hoạt động công khai đánh phá miền Bắc nƣớc ta. Đầu năm 1965 đế quốc Mỹ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Nằm trong âm mƣu tàn phá để ngăn chặn của đế quốc Mỹ, địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, với vị trí đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa hai miền Nam- Bắc là nơi bị đánh phá ác liệt nhất.

Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp nhận định: “Những năm kháng chiến chống Mỹ, địa bàn Quân khu gồm cả tỉnh Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh. Trong khi miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở thành căn cứ địa của cả nƣớc, hậu phƣơng lớn của tiền tuyến, thì do vị trí cực kỳ hiểm yếu của mình, Quân khu đã trở thành hậu phƣơng trực tiếp của miền Nam. Bao nhiêu nhân tài, vật lực chi viện cho tiền tuyến và hai nƣớc bạn Lào và Campuchia đều phải vận chuyển qua địa bàn của quân khu. Bởi vậy Quân khu đã trở thành trọng điểm quan trọng bậc nhất của chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân hiện đại của Mỹ. chúng đã trút hàng vạn tấn bom đạn xuống mảnh đất hình cán xoong dài mà hẹp này hịng biến địa bàn này thành một nơi khơng cịn sự sống” [140, lời giới thiệu]

Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua diễn biến chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và chỉ số bom đạn mà chúng ném xuống vùng này. Thậm chí ngay cả trƣớc khi gây ra “sự kiện Vịnh Bắc bộ” thì đây đã là nơi bị đế quốc Mỹ khiêu khích và đánh phá đầu tiên. Vào đêm 30/7/1964 tàu Mađốc (Maddox) của Mỹ đã bắn phá đảo Hịn Mê, Hịn Ngƣ, ngày hơm sau, khơng quân quân Mỹ ném bom xuống Nậm Cắn và Noọng Dẻ (Nghệ An)

Vào ngày nổ ra “sự kiện Vịnh Bắc bộ” - 5/8/1964, cùng với Quảng Ninh, các địa bàn Vinh, Bến Thủy, phà Sông Gianh là những nơi bị đế quốc Mỹ đánh phá đầu tiên. Tiếp đó, trong 2 chiến dịch “trả đũa” Mũi lao lửa I và Mũi lao lửa II (2/1965) Mỹ tiếp tục đánh phá Đồng Hới, Chấp Lễ, Chánh Hòa, Hạ Cờ… thuộc tỉnh Quảng Bình. Sau các chiến dịch “trả đũa”, không quân Mỹ bắt đầu chuyển sang đánh phá toàn khu vực từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh bằng chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder). Các mục tiêu của không quân Mỹ lúc này là Cồn Cỏ, Yên Lý, Yên Thành, Quỳ Châu, Cầu Cấm, Vinh… (Nghệ An), Cổ

Định, Hàm Rồng, Đò Lèn (Thanh Hóa). Cũng trong năm 1965 Mỹ liên tục mở nhiều đợt tấn công vào hệ thống giao thông của miền Bắc (đƣờng 1, 7, 8, 12, 15…). Ngày 12/4/1966 lần đầu tiên Mỹ sử dụng “Pháo đài bay B52” tại Việt Nam với mục tiêu là đèo Mụ Giạ phía tây Quảng Bình.

Năm 1968, sau khi Mỹ tuyên bố ném bom hạn chế đối với miền Bắc thì tồn bộ lƣợng bom đạn mà Mỹ “tiết kiệm” đƣợc đều trút xuống các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh làm cho cƣờng độ đánh phá nơi đây tăng lên gấp bội. Tạp chí Khơng Qn của Mỹ, tháng 4 năm 1969 viết: “trên một diện tích hẹp hơn bốn lần so với toàn miền Bắc, số trận ném bom lại tăng 2,6 lần, còn mật độ bom đạn tăng lên hai mƣơi lần”.

Sách Tại sao Việt cộng thắng (Pourquoi le Vietcong gagne, NXB

Francois Maspéro, Pari, 1968) có đoạn viết: “Sáu tháng sau khi Giơnsơn nêu ra câu chuyện bịa về giảm bớt những trận ném bom ở miền Bắc Việt Nam, những trận ném bom ấy lại càng đƣợc tăng lên hơn lúc nào hết và hàng tháng chúng ta đã thấy, số phi vụ tăng lên đều đều, số tấn bom ném xuống và số đạn pháo do các tàu của hạm đội 7 thƣờng trực di động theo dọc bờ biển cũng tăng nhƣ vậy. Chỉ có khác là những vụ oanh tạc bằng phi cơ và bằng pháo của các chiến hạm này tập trung vào một vùng nhỏ hẹp hơn nhiều… vùng ấy là vùng cán xoong” [45 - Tr199]

Trong năm 1968, không quân địch tập trung đánh phá dữ dội các trọng điểm ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, gồm Nghệ An 6 điểm (Cầu Cấm, Phƣơng Tích, Rú Nguộc, Trng Bồn, Nam Đàn và Bến Thủy), Hà Tĩnh 7 điểm (Linh Cảm, Đồng Lộc, Thƣợng Gia, Hạ Vàng, Khe Út, Bến Ràng, Cịi Sâu), Quảng Bình 6 điểm (Rịn, Sơng Gianh, Xuân Sơn, Long Đại, Quán Hàu, Phong Nha). Từ năm 1969 đến năm 1972, hoạt động của không quân Mỹ vẫn không ngừng tăng, năm 1970 số phi vụ của Mỹ trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh tăng gấp 4 lần so với năm 1969, năm 1971 tăng gấp 6 lần so với năm 1970 [45. Tr200].

Nhƣ vậy, trong những năm tháng chiến tranh đế quốc Mỹ đã huy động một lƣợc lƣợng không quân và hải quân khổng lồ, gồm hàng ngàn tầu chiến, hàng ngàn máy bay tối tân thuộc hàng chục loại khác nhau, trong đó có những loại hết sức hiện đại nhƣ B52, F111... và các loại vũ khí hiện đại khác để đánh phá hệ thống giao thông vận tải của khu vực Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Khơng quân Mỹ đƣợc lệnh tập trung đánh phá vào các mục tiêu quân sự, các tuyến giao

thơng vận tải, ngồi ra chúng cịn ra sức đánh phá vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các cơng trình thủy lợi, các khu dân cƣ. Chúng đánh cả trƣờng học, bệnh viện, nhà trẻ, khu an dƣỡng, nhà thờ, đền chùa... Trên đƣờng Trƣờng Sơn đế quốc Mỹ còn áp dụng nhiều kiểu chiến tranh hiện đại nhƣ: “Chiến tranh điện tử”, “Chiến tranh khí tƣợng”, “Chiến tranh hoá học”... Đây là những kiểu chiến tranh vơ nhân đạo, có sức phá huỷ lớn, gây hậu quả nặng nề và lâu dài cho con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng. Máy bay Mỹ bắn phá liên tục, khắp mọi nơi, trong mọi điều kiện thời tiết với cƣờng độ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày có 300 lần chiếc máy bay đi oanh tạc, bắn phá với 1600 tấn bom đạn trút xuống các làng mạc, thành phố, các tuyến giao thông... gây tổn thất nghiêm trọng. Trong cuộc chiến này Mỹ quyết tâm huỷ diệt miền Bắc bằng các loại vũ khí giết ngƣời hàng loạt. Đây là một thử thách nghiêm trọng đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta; lúc này giao thông vận tải thực sự trở thành nơi đọ sức, đọ ý chí, trí tuệ. Mặt trận này địi hỏi Đảng phải ln thể hiện đƣợc sự kiên cƣờng, tỉnh táo, luôn phát huy đƣợc chủ nghĩa anh hùng cách mạng, có vậy miền Bắc mới đảm bảo đƣợc sự chi viện cho miền Nam, đảm bảo đƣợc sức chi viện cho chiến trƣờng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.

Trƣớc tình hình đó, Đảng đã nhanh chóng có những chủ trƣơng, đối sách để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong nhận thức của Đảng, giao thông vận tải là một lĩnh vực quan trọng, mang tính sống cịn đối với quốc gia, trong điều kiện đang có chiến tranh thì vấn đề giao thông vận tải lại càng trở nên quan trọng hơn. Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp, Đảng đã nhận thức rất rõ ràng về vai trò của vấn đề này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giao thơng là mạch máu cuả mọi việc. Giao thơng tắc thì việc gì cũng tắc, giao thơng tốt thì việc gì cũng dễ dàng” [101, tr79]. Đây là một nhận định hết sức chính xác. Trong các cuộc kháng chiến chúng ta đều cố gắng hết mình để đảm bảo giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải giữa hậu phƣơng với tiền tuyến. Việc thông suốt tuyến đƣờng giữa hậu phƣơng với tiền tuyến là một trong những nhân tố quyết định kết cục cuộc chiến; cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Đảm bảo đƣợc giao thông vận tải, giữ vững sự chi viện từ Bắc vào Nam là một trong những nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhận ra vai trò của miền Bắc đối với miền Nam, cũng nhƣ nhận thấy vai trò đặc biệt của trong công tác chi viện, đế quốc Mỹ đã tăng cƣờng và mở rộng

đánh phá đánh phá các tuyến giao thơng vận tải chi viện của ta, hịng ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc, cô lập cách mạng miền Nam. Đứng trƣớc thử thách nghiêm trọng đó, Đảng đã kịp thời đƣa ra các chủ trƣơng lớn để lãnh đạo nhân dân từng bƣớc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của địch, đảm bảo đƣợc sự thông suốt về giao thông vận tải giữa hai miền. Trên cơ sở nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giao thông vận tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, năm 1966, khi đế quốc Mỹ tiến hành đánh phá ác liệt, Ban Bí thƣ đã ra Chỉ thị số 138-CT/TW về việc tăng cƣờng và tập trung hơn nữa sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác giao thông vận tải. Chỉ thị nêu rõ : “Trung ƣơng Đảng và chính phủ đã đề ra cơng tác giao thông vận tải hiện nay là công tác trung tâm đột xuất, có tính chất chiến lƣợc của tồn Đảng, tồn qn, toàn dân ta” [71, tr.334]. Đây là tƣ tƣởng chỉ đạo lớn nhất, chung nhất của Đảng về công tác đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Nội dung chỉ đạo này mang tính chiến lƣợc, là định hƣớng lớn cho quân và dân ta trong việc đảm bảo thông suốt tuyến vận tải Bắc - Nam.

Nhận thức đúng vai trò của vấn đề giao thông vận tải trong chiến tranh, Đảng chủ trƣơng “làm cho mọi ngƣời hiểu rõ đảm bảo giao thông vận tải là nhiệm vụ cách mạng của mình” [140, tr.131]. Nội dung của chủ trƣơng này là huy động tồn dân cùng làm cơng tác đảm bảo giao thông vận tải, chi viện đầy đủ cho miền Nam. Chính nhờ có chủ trƣơng này nên ở thời kỳ 1965-1968 toàn dân ta đã hăng hái, nhiệt tình tham gia vận tải, thơng suốt các tuyến đƣờng. Huy động sức mạnh của nhân dân để giành thắng lợi trong cách mạng là một chủ trƣơng không mới, ngay từ khi mới thành lập Đảng đã biết dựa vào dân để phát động nhiều phong trào đấu tranh và giành đƣợc nhiều kết quả to lớn, tuy vậy, đây là lần đầu tiên Đảng huy động tồn dân tham gia cơng tác giao thơng vận tải trong điều kiện có chiến tranh ác liệt. Trong điều kiện cả nƣớc có chiến tranh, tồn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng lúc phải tiến hành nhiều nhiệm vụ cách mạng nhƣng Đảng vẫn chỉ đạo tồn dân phải coi cơng tác bảo đảm giao thông vận tải là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ cách mạng hàng đầu của mình, điều đó chứng tỏ Đảng đặc biệt coi trọng vấn đề bảo đảm giao thông vận tải. Tuy coi trọng công tác giao thông vận tải nhƣng Đảng không chủ trƣơng phát triển giao thông vận tải theo hƣớng mở rộng, chung chung mà chỉ đạo quân và dân ta tập trung bảo vệ và xây dựng những tuyến vận tải quan trọng. Nói cách khác là

Đảng chỉ đạo vấn đề giao thông vận tải có trọng tâm, chỉ tập trung xây dựng, bảo vệ một số tuyến quan trọng, lấy đó làm nền tảng cho tồn hệ thống. Năm 1965, trong Đề cƣơng báo cáo tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 11 Đảng chỉ rõ: “Tập trung mọi khả năng xây dựng, cải tạo và bảo vệ một số trục giao thông quan trọng bậc nhất đối với quốc phịng và kinh tế để bất cứ tình thế nào xảy ra vẫn đảm bảo đi lại và vận chuyển thông suốt... Đồng thời tiếp tục cải tạo và xây dựng mạng lƣới giao thông cho phù hợp với yêu cầu phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu” [70, tr88]. Cũng trong năm 1965, Đảng chỉ đạo thêm: “phải đảm bảo giao thông vận tải thông suốt giữa các khu vực quan trọng về kinh tế và quốc phòng, đảm bảo những yêu cầu về vận chuyển của quân đội” [70, tr88]. Đây là sự chỉ đạo của Đảng về việc đảm bảo sự thông suốt giao thông, đảm bảo sự cơ động cho quân đội. Việc đảm bảo cơ động cho bộ đội chiến đấu là một trong những yếu tố quyết định kết quả của mọi cuộc chiến tranh. Trong điều kiện đế quốc Mỹ dùng không quân đánh phá hệ thống giao thơng vận tải ở miền Bắc thì việc cơ động bộ đội lại càng trở nên quan trọng hơn. Khi cuộc chiến tranh phá hoại nổ ra, khơng ít ngƣời cho rằng việc bảo vệ các cơ sở kinh tế mới là trọng tâm còn việc cơ động của quân đội là điều dễ dàng làm đƣợc. Thực tiễn cho thấy, khi địch đánh phá hệ thống giao thơng vận tải thì việc cơ động một đội qn có trang bị vũ khí tƣơng đối nặng để phịng khơng nhƣ chúng ta là việc không đơn giản. Tuy vậy, do đƣợc chỉ đạo rõ ràng từ đầu nên quân đội ta đã cơ động, di chuyển kịp thời, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam.

Ngày 19/12/1966, trƣớc tình hình đế quốc Mỹ đánh phá ngày càng ác liệt, trên một số tuyến đƣờng giao thơng vận tải bị đình trệ, gặp nhiều thiệt hại và khó khăn, Ban Bí thƣ đã ra Chỉ thị số 138-CT/TW với nội dung kiểm điểm lại công tác giao thông vận tải thời gian qua và đề ra một số nhiệm vụ mới. Sau khi

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)