3. Những nội dung luận án nghiên cứu
2.3.1. Chủ trương hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục mạng lưới giao thông vận tả
lưới giao thông vận tải
Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ kết thúc, tuy công tác chi viện tiền tuyến trong suốt năm 1972 vẫn đƣợc đảm bảo nhƣng hệ thống giao thông bị hƣ hại nặng nề. Lúc này công tác hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, tiếp tục đảm bảo chi viện chiến trƣờng là nhiệm vụ cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu.
Ngày 25 tháng 6 năm 1973, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế năm 1973-1975 với nội dung cơ bản là ra sức hàn gắn vết thƣơng chiến tranh; đối với cơng tác giao thơng vận tải Bộ Chính trị u cầu: Đối với giao thơng vận tải, nội dung khôi phục là sắp xếp và quản lý lại để tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất đã có,
Bộ Chính trị nêu rõ “việc khôi phục và phát triển giao thông vận tải có tầm quan trọng chiến lƣợc. Phải chuẩn bị rất tích cực cơ sở vật chất, cân đối các phƣơng tiện... Bảo đảm vận chuyển cho B, C đồng thời bảo đảm cân đối vận chuyển phục vụ kinh tế ở miền Bắc. Trong việc khôi phục và phát triển giao thơng vận tải, phải tính đến nhu cầu quốc phịng trƣớc mắt và lâu dài.”[78, Tr508]
Nhận thấy công tác giao thông vận tải sau chiến tranh phá hoại có dấu hiệu chủ quan, chững lại, Ngày 13 tháng 10 năm 1973 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã họp lần thứ 21 và ra Nghị quyết số 227-NQ/TW với nội dung tổng kết cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại và đề ra một số chủ trƣơng tăng cƣờng chi viện cho miền Nam.
Nghị quyết nêu rõ: Phải tăng cƣờng chi viện cách mạng miền Nam trên các mặt đấu tranh chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Góp phần xây dựng vùng giải phóng về mọi mặt kinh tế, văn hố, giao thơng vận tải, quốc phịng. Phải có kế hoạch tồn diện của miền Bắc để chi viện cách mạng miền Nam trong mọi tình huống. Ban Chấp hành Trung ƣơng cịn chỉ đạo: Phải có kế hoạch thực hiện hậu cần tại chỗ, động viên và tổ chức các lực lƣợng vũ trang của ta tích cực tham gia xây dựng những vùng kinh tế mới để bảo đảm tự cung cấp một phần lƣơng thực, thực phẩm và từng bƣớc xây dựng vùng căn cứ về mọi mặt. Tích cực xây dựng, phát triển và hồn thiện các tuyến giao thông vận tải, bảo vệ hành lang và kho tàng,
ra sức dự trữ lƣơng thực, vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm vật chất cho các lực lƣợng vũ trang trên các chiến trƣờng.
Sau gần một năm khôi phục hệ thống giao thông vận tải kết quả đạt đƣợc vẫn còn rất khiêm tốn. Báo cáo Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 22 nhận xét: Giao thông vận tải là mặt trận quyết liệt nhất, là nơi đế quốc Mỹ đánh phá tập trung nhất, song vẫn đƣợc bảo đảm thông suốt. Hàng triệu lao động đã đƣợc động viên để trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu; mặc dầu nhƣ vậy, công việc sản xuất ở hậu phƣơng vẫn đƣợc giữ vững và tiếp tục phát triển trên nhiều mặt
Tuy vậy: “Sau khi chiến tranh kết thúc, do đƣờng sá, cầu cống, phƣơng tiện, bến cảng, luồng lạch, kho bãi chƣa đƣợc khôi phục xong, năng lực vận chuyển của đƣờng biển giảm 40%, của đƣờng sắt giảm 40%, đƣờng sông giảm 70%. Việc khôi phục giao thơng vận tải tuy có mặt tiến hành nhanh, nhƣng khơng đồng bộ, hiện đang có nhiều khó khăn… Do đó, ngành giao thơng vận tải không bảo đảm kế hoạch vận chuyển hàng”.[78. Tr.708]
Để giải quyết vấn đề trên Ban Chấp hành Trung ƣơng khẳng định: “Khôi phục và phát triển giao thông vận tải cùng với việc xây dựng hệ thống kho tàng vẫn là khâu công tác trung tâm đột xuất hiện nay” [78. Tr.733]. Để cụ thể hóa đƣờng lối chỉ đạo trên Ban Chấp hành Trung ƣơng nêu rõ: phải làm cho toàn bộ các nguồn giao lƣu kinh tế trong nƣớc trở lại thông suốt, trƣớc hết là những tuyến đƣờng huyết mạch của nền kinh tế quốc dân và các tuyến đƣờng có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng, nhƣ vận tải than từ Quảng Ninh vào nội địa, gỗ từ Bắc Trung bộ ra Bắc, vận chuyển cho miền Nam và Lào, v.v.. Để giải quyết những nhiệm vụ đó, trƣớc hết, phải tập trung sức khơi phục và mở rộng hệ thống cảng biển và hệ thống đƣờng sắt.
Về đường biển, phải tiếp tục rà phá mìn và tổ chức nạo vét xong các luồng
lạch ra vào cảng ở các khu vực Hải Phịng, Quảng Ninh, Khu 4. Khẩn trƣơng khơi phục, cải tạo hoặc tiếp tục xây dựng các cảng trong cả nƣớc. Ở khu vực từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, ngồi việc khơi phục nhanh các cảng Bến Thuỷ, sông Gianh, cần khởi công xây dựng sớm cảng tạm Cửa Lò, cảng Đồng Hới, cảng Đò Diêm… nhằm tăng cƣờng khả năng tiếp nhận hàng nhập khẩu trực tiếp bằng đƣờng biển, giảm bớt căng thẳng cho cảng Hải Phòng và bớt vận chuyển trên bộ, bảo đảm tăng khối lƣợng hàng chi viện miền Nam.
Về đường sắt, Trung ƣơng chỉ đạo trong năm 1974, phải khôi phục xong
đƣờng sắt Hà Nội - Vinh, xây dựng xong đoạn từ Vinh đến n Duệ.
Đường sơng có vị trí rất trọng yếu trong việc vận tải hàng hoá, trƣớc
hết là vận tải than, vật liệu xây dựng cho các tỉnh đồng bằng. Cần mở rộng hệ thống các cảng sông và tăng thêm phƣơng tiện đẩy mạnh cơ giới hố vận tải đƣờng sơng.
Về đường bộ, phải khôi phục các cầu, nâng cấp hoặc xây dựng mới có
trọng điểm một số tuyến đƣờng bộ phục vụ các khu công nghiệp, các vùng kinh tế mới; mở rộng đƣờng 22, đƣờng 15 và giao cho quân đội xây dựng đƣờng Đông, Tây Trƣờng Sơn, đƣờng 15C và các đƣờng ngang.
Về đường ống, hoàn thiện đƣờng ống B.12 và khởi công xây dựng
đƣờng ống H.800; bảo quản, vận hành tốt hệ thống đƣờng ống xây dựng trong chiến tranh.
Để cảnh giác đề phịng chiến tranh trở lại, phải tính tốn và chuẩn bị trƣớc một số tuyến đƣờng tránh, các cơng trình dự phòng ở các cầu lớn, nhất là từ Thanh Hố trở vào. Đi đơi với khơi phục và phát triển giao thông vận tải, phải gấp rút khôi phục và tăng cƣờng hệ thống kho tàng, từng bƣớc quy hoạch lại hệ thống kho tàng, để nâng cao năng lực chứa hàng và dự trữ hàng.
Đẩy mạnh việc sửa chữa phƣơng tiện vận tải hƣ hỏng, tích cực sản xuất và nhập khẩu để trang bị thêm tàu biển, đầu máy, toa xe, phƣơng tiện đƣờng sông và thiết bị bốc dỡ, đồng thời phải sắp xếp lại màng lƣới vận tải thống nhất và cải tiến tổ chức quản lý vận tải nhằm nâng cao năng suất của các phƣơng tiện, phát huy tốt nhất tồn bộ năng lực vận tải hiện có.
Nhƣ vậy sau chiến tranh phá hoại lần thứ hai, công tác khôi phục hệ thống giao thông vận tải, tiếp tục đảm bảo chi viện cho chiến trƣờng là một dung đƣợc Trung ƣơng Đảng hết sức quan tâm. Nội dung chỉ đạo chủ yếu của giai đoạn này là phải nhanh chóng khơi phục hệ thống cơ sở vật chất; q trình xây dựng, khơi phục phải gắn liền mục đích kinh tế với mục đích quốc phịng, ln sẵn đẩy mạnh công tác chi viện miền Nam khi cần thiết.