MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 3.1 Một số nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 121 - 136)

3. Những nội dung luận án nghiên cứu

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 3.1 Một số nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng

3.1. Một số nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng

Thắng lợi của quân và dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trên mặt trận giao thơng, vận tải đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Thắng lợi đó đã làm cho đế quốc Mỹ thất bại trong việc phong toả, ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện cho miền Nam chiến thắng. Thắng lợi đó có ý nghĩa hết sức to lớn, mang tính quyết định đối với cơng tác chi viện cho miền Nam trong những năm 1965 - 1975. Nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thắng lợi trên mặt trận giao thơng vận tải chính là đƣờng lối đúng đắn của Đảng. Bàn về sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh những năm chống chiến tranh phá hoại, sau một q trình tìm hiểu tác giả có một số nhận xét sau:

3.1.1. Ưu điểm

Một là: Trong thời gian 1965 - 1975 Đảng đã đề ra được một hệ thống chủ trương đúng đắn, toàn diện để đảm bảo giao thơng vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh

Sau khi thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đƣa quân sang Việt Nam để triển khai chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, việc dùng không quân, hải quân đánh phá các tuyến giao thông vận tải trên địa bàn Địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh chính là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc này.

Trên cơ sở nhận thức đúng tầm quan trọng của mặt trận giao thơng vận tải trong chiến tranh, để đối phó hiệu quả với chiến tranh phá hoại của địch, Hội nghị BCH TW lần thứ 11 (3/1965) đã nhận định: Hiện nay giao thông vận tải không đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân cũng nhƣ việc chi viện cho miền Nam, vậy nên chúng ta cần phải nỗ lực cải tạo hệ thống đƣờng cũ, xây dựng thêm nhiều tuyến đƣờng mới theo hƣớng tập trung xây dựng, cải tạo và bảo vệ một số trục giao thơng quan trọng đối với quốc phịng và kinh tế để bất

cứ tình huống nào xẩy ra vẫn đảm bảo đi lại và vận chuyển thông suốt, khơng ách tắc đình trệ. Đối với các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, Trung ƣơng Đảng xác định đây là một địa bàn chiến lƣợc, là tuyến giao thơng quan trọng có ý nghĩa sống cịn đối với chiến trƣờng miền Nam nên tháng 5/1965 Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và Thƣờng vụ Hội đồng Chính phủ đã họp bàn và ra Quyết định về một số vấn đề về công tác giao thơng vận tải, nội dung chính của quyết định là các địa phƣơng thuộc khu vực Bắc Trung bộ phải bảo đảm giao thông vận tải thông suốt trên các trục đƣờng chiến lƣợc, bảo đảm tốt yêu cầu vận chuyển cho các tỉnh trên địa bàn và bảo đảm chi viện cho miền Nam về vũ khí, chất đốt và một phần lƣơng thực.

Nhƣ vậy, ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, Trung ƣơng Đảng đã có sự chỉ đạo về cơng tác giao thơng vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh nói riêng cũng nhƣ trên phạm vi cả nƣớc nói chung. Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời đó, quân và dân các địa phƣơng nơi đây đã nhanh chóng bắt tay vào việc khôi phục và xây dựng hạ tầng cơ sở, sẵn sàng đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Bƣớc sang năm 1966, sau một thời gian tiến hành chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ vẫn không phong tỏa đƣợc hệ thống giao thông vận tải của ta, sức chi viện vào miền Nam của miền Bắc ngày một tăng. Để đạt đƣợc mục đích, Mỹ đã quyết định mở rộng quy mơ và tăng cƣờng độ đánh phá, các mục tiêu chính vẫn là hệ thống đƣờng sá, cầu phà… trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Sự đánh phá điên cuồng của không quân và hải quân Mỹ đã làm cho nhiều tuyến giao thơng vận tải ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… bị thiệt hại, đình trệ, cơng tác vận chuyển vơ cùng khó khăn. Trƣớc tình hình đó, tháng 12/1966, Ban Bí thƣ đã ra Chỉ thị số 138-CT/TW “Về việc tăng cường và

tập trung hơn nữa sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác giao thông vận tải”. Nội

dung chính của bản Chỉ thị này là Trung ƣơng Đảng và Chính phủ coi cơng tác giao thông vận tải hiện nay là cơng tác trung tâm đột xuất, có tính chất chiến lƣợc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đối với các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, nơi đang bị đánh phá ác liệt, bản Chỉ thị chỉ đạo cần phải đối

phó có hiệu quả hơn nữa với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nỗ lực vƣơn lên giành những thắng lợi mới trên mặt trận giao thông vận tải, nhằm đảm bảo giao thơng vận tải thơng suốt trong mọi tình huống.

Việc Đảng coi cơng tác đảm bảo giao thông vận tải là nhiệm vụ trung tâm đột xuất, có tính chiến lƣợc là tƣ tƣởng chỉ đạo lớn nhất, chung nhất trên mặt trận giao thông vận tải giai đoạn 1965-1968. Nội dung chỉ đạo này là định hƣớng lớn cho quân và dân ta đảm bảo công tác chi viện từ Bắc vào Nam. Đây cũng là sự sáng tạo của Đảng, với sáng tạo này sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đƣợc phát huy cao độ, mọi ngƣời dân đƣợc huy động để phục vụ cho công tác chi viện, đó là nền tảng quan trọng để duy trì mạch máu giao thơng vận tải Bắc - Nam.

Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Đảng và Chính phủ chủ trƣơng khôi phục và tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh, tháng 6 năm 1969 Hội nghị liên tịch của Ban Bí thƣ và Thƣờng vụ Hội đồng Chính phủ đã họp bàn và đề ra nội dung chính của cơng tác giao thơng vận tải lúc đó là: tập trung khơi phục, cải tạo có trọng điểm, một số khu vực và tuyến đƣờng quan trọng để bƣớc đầu khắc phục hậu quả của chiến tranh, kịp thời đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và tiến lên đƣa giao thông vận tải đi trƣớc một bƣớc.

Năm 1972, đế quốc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc, trọng tâm vẫn là tuyến giao thơng vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Ngày 1 tháng 6 năm 1972, Bộ Chính trị đã họp và một lần nữa khẳng định việc bảo đảm giao thông vận tải là nhiệm vụ đột xuất số một. Ngày 12 tháng 10 năm 1972, trong lúc địch đang đánh phá dữ dội, nhiều tuyến giao thông chi viện của ta bị thiệt hại, Ban Bí thƣ đã khẩn trƣơng ra bức Điện số 464 gửi các khu ủy, thành ủy, tỉnh uỷ với nội dung tăng cƣờng hơn nữa việc đảm bảo hệ thống giao thông vận tải chi viện tiền tuyến, các ngành phải kiểm tra và tăng cƣờng hơn nữa việc bảo vệ giao thông vận tải, bằng mọi cách phải bảo đảm bằng đƣợc việc chi viện cho tiền tuyến

Có thể khẳng định rằng trong quá trình lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đƣờng lối chỉ đạo của Đảng luôn linh hoạt, sáng tạo. Khi kẻ địch ngừng ném bom, ngay lập tức nhân dân bắt tay vào khôi phục hệ thống giao thông vận tải. Khi kẻ địch đánh phá trở lại ta ln ứng phó kịp thời. Nhờ vậy, hệ thống giao thông vận tải đƣợc bảo vệ vững vàng, công tác chi viện ít khi bị gián đoạn, tiền tuyến ln đƣợc đáp ứng đủ các nhu cầu.

Qua hai lần chỉ đạo chống chiến tranh phá hoại của địch trên hệ thống giao thơng vận tải ở các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh chúng ta đã đạt đƣợc một số kết quả rất quan trọng. Một hệ thống đƣờng sá, cầu phà hoàn chỉnh đã đƣợc xây dựng để đảm bảo công tác giao thông vận tải trong điều kiện địch đánh phá ác liệt. Chủ lực là hai tuyến chính gồm đƣờng 1A và đƣờng 15 cùng các tuyến đƣờng ngang 12, 20, 10… đi từ đƣờng 15 cắt ngang qua dãy Trƣờng Sơn. Tổng số các tuyến đƣờng giao thông chi viện ở nơi đây là 2.179km [45, Tr.587]. Ngoài đƣờng sá, hệ thống cầu phà, bến bãi cũng đƣợc khôi phục và xây dựng, đáp ứng đƣợc nhu cầu chi viện từ bắc vào nam.

Trong hai cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh đã huy động đƣợc một khối lƣợng khổng lồ sức ngƣời sức của để chi viện cho chiến trƣờng. Số lƣợt ngƣời đi qua nơi đây để vào miền Nam chiến đấu là 2.132.125[45, Tr 588]. ngƣời, trong đó từ năm 1965 đến 1975 các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Hà Tĩnh huy động đƣợc 404.161 ngƣời [140, tr.506]. Số dân công hỏa tuyến ở khu vực này có lúc lên đến 8.093.334 ngƣời, thanh niên xung phong 42.449 ngƣời. Với lực lƣợng nhƣ trên từ năm 1959 đến 1975 các địa phƣơng nơi đây đã đƣa đƣợc khoảng 2,5 triệu tấn hàng hóa, vũ khí vào chiến trƣờng miền Nam [45, tr.588].

Hai là: Đảng đã kịp thời phát động cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại để luôn đảm bảo sức chi viện cho tiền tuyến

Dân tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết chống ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung cũng nhƣ trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại thời gian 1965 - 1975 nói riêng, truyền thống đó lại

đƣợc nhân lên gấp bội. Để làm đƣợc điều đó, trong q trình lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải Đảng luôn động viên sức mạnh tồn dân, khơi dậy lịng u nƣớc trong mọi tầng lớp nhân dân, từ đó xây dựng ý chí quyết tâm vƣợt qua gian khó để hồn thành nhiệm vụ. Nhận thức rõ vấn đề, ngay từ rất sớm, Đảng đã triển khai thế trận toàn dân coi nhân dân là lực lƣợng quan trọng trong việc đảm bảo giao thông vận tải chi viện tiền tuyến.

Từ đầu năm 1964, khi đế quốc Mỹ bắt đầu gia tăng các hoạt động chống phá miền Bắc, nhận thấy nguy cơ của một cuộc chiến tranh phá hoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Dự Hội nghị có hàng trăm đại biểu đại diện cho các đảng phái, tơn giáo, các đồn thể, cơ quan, các dân tộc trong nƣớc và kiều bào nƣớc ngoài… Hội nghị đã nêu cao ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc, biểu thị ý chí kiên cƣờng của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ tổ quốc.

Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Đảng đã huy động nhân dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh tích cực tham gia cơng tác đảm bảo giao thơng vận tải chi viện tiền tuyến. Đảng chủ trƣơng: “làm cho mọi ngƣời hiểu rõ đảm bảo giao thông, vận tải là nhiệm vụ cách mạng của mình” [140. tr.131]. Sự chỉ đạo của Đảng là những định hƣớng lớn, tạo nên sức mạnh cho nhân dân bƣớc vào cuộc đấu tranh với đế quốc Mỹ. Từ những định hƣớng lớn đó, các phong trào thi đua yêu nƣớc đã diễn ra sơi nổi trên tồn miền Bắc nói chung và trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh nói riêng. Đồn thanh niên có phong trào “Ba sãn sàng”, phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”, lực lƣợng vũ trang có phong trào “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc”…

Nghiêm túc quán triệt sự chỉ đạo của Trung ƣơng, trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh nhiều hội nghị cũng đƣợc tổ chức để phát huy sức mạnh toàn dân chống lại chiến tranh phá hoại.

Tháng 5/1965, Hội nghị Quân khu ủy Khu 4 mở rộng xác định: “Quyết tâm lấy chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại, bất luận cuộc chiến

tranh đó quyết liệt đến mức nào… Trƣớc mắt tập trung chống chiến tranh phá hoại với mức độ cao nhất” [140, tr.130].

Không chỉ ở cấp Quân khu mà ở từng địa phƣơng, các đảng bộ cũng cũng tổ chức các hội nghị để quán triệt đƣờng lối, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. Nghị quyết lần thứ 14 của Tỉnh ủy Quảng Bình khẳng định “Mặt trận giao thơng vận tải đƣợc xác định là nhiệm vụ trung tâm số một của qn và dân tồn Tỉnh”. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, cũng tiến hành họp bàn và phát động phong trào “Toàn dân làm việc nƣớc”. Nhiều nơi nhân dân tổ chức họp bàn để hiến kế đảm bảo giao thông vận tải. Ở xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hơn 300 phụ lão và những ngƣời lớn tuổi tổ chức họp bàn tìm phƣơng án đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn Xã và hạ quyết tâm: “Kỳ Trinh khơng chịu bó tay, mạch máu tắc, giao thông không thể tắc”.

Để huy động sức mạnh của toàn dân trong việc đảm bảo giao thông, vận tải, Trung ƣơng Đảng cũng nhƣ Đảng bộ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh đã đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền và coi công tác này nhƣ là một phƣơng pháp hữu hiệu để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết. Thời gian 1965-1975 Đảng chủ trƣơng coi giao thông, vận tải là công tác trung tâm, đột xuất, là nhiệm vụ có tính chiến lƣợc của tồn Đảng, tồn quân và toàn dân ta. Ngay lập tức chủ trƣơng này đƣợc phổ biến, về các Đảng bộ địa phƣơng, đƣợc tuyên truyền đến tận các chi bộ, các đảng viên và tận từng ngƣời dân. Đây là một chủ trƣơng hết sức đúng đắn, chủ trƣơng này tuy ngắn gọn nhƣng đã nêu đầy đủ tầm quan trọng của cơng tác giao thơng, vận tải, qua đó giúp nhân dân xác định đƣợc nhiệm vụ trọng tâm của mình. Trên cơ sở xác định đúng tầm quan trọng của công tác giao thông, vận tải, Đảng đã đƣa ra các biện pháp để chỉ đạo nhân dân tiến hành công tác đảm bảo giao thông vận tải, khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân, coi nhân dân là lực lƣợng quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Do các cấp bộ Đảng làm tốt công tác tuyên truyền nên nhân dân, đặc biệt là nhân dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh đã tham gia công tác giao thông, vận tải một cách hết sức nhiệt tình. Nhiều khẩu hiệu đầy quyết tâm, gây xúc động lòng ngƣời đƣợc nêu cao, nhiều

gia đình sẵn sàng dỡ nhà để xe qua, sẵn sàng hiến các vật dụng, của cải để sửa chữa mặt đƣờng, khắc phục khó khăn cho xe vào chiến trƣờng. Vào những năm cuối của cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã nhiều lần thay đổi thủ đoạn đánh phá, áp dụng nhiều loại vũ khí hiện đại. Trƣớc hồn cảnh đó, Đảng đã nhanh chóng phát huy trí tuệ nhân dân, tìm ra nhiều cách đánh mới và cách đánh nào có hiệu quả lập tức đƣợc tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Nhờ vậy nhân dân ln tìm ra đƣợc những cách đánh hiệu quả nhất, bảo vệ thành công hệ thống giao thơng, vận tải chi viện chiến lƣợc. Có thể khẳng định rằng nhờ làm tốt cơng tác tuyên truyền, nên đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng đƣợc nhân dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh nắm bắt một cách nhanh chóng, chính xác, điều đó đã tạo nên sự nhất trí, đồng lịng trong q trình đấu tranh cách mạng của nhân dân, tạo nên tinh thần đồn kết cao độ, hình thành khối đại đồn kết tồn dân. Đó chính là nền tảng để ta giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại nói riêng cũng nhƣ chiến thắng trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc nói chung. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng chính sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đã tạo nên những chiến công lớn trên mặt trận giao thông, vận tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian 1965 - 1975 và yếu tố quan trọng nhất để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân chính là cơng tác tuyên truyền. Đây là một chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 121 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)