Chỉ đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 79 - 88)

3. Những nội dung luận án nghiên cứu

2.1.2. Chỉ đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

phá hoại lần thứ nhất

Thực hiện chủ trƣơng đã đề ra, Trung ƣơng Đảng và các đảng bộ địa phƣơng trên địa bàn Thanh Hóa đến Vĩnh Linh đã nhanh chóng chỉ đạo tiến hành nhiều biện pháp cụ thể để khôi phục và củng cố hệ thống giao thông vận tải.

Năm 1969, đáp ứng yêu cầu của tỉnh Thanh Hóa, Bộ Giao thơng vận tải đã cử cán bộ về cùng với Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khảo sát các tuyến giao thơng để hoạch định chính sách phát triển và thăm dò luồng lạch để xác định loại phƣơng tiện vận chuyển phù hợp trên sông, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành nạo vét chỗ cạn ở sông Mã.

Sau khi khảo sát, nắm vững tình hình Đảng bộ Thanh Hóa chủ trƣơng: Tiến hành nạo vét một số đoạn trên sông Mã, chuẩn bị khởi cơng xây dựng cảng Lệ Mơn và đóng thêm nhiều phƣơng tiện đƣờng thủy; nhanh chóng hàn gắn mặt đƣờng, tích cực khơi phục những tuyến đƣờng quan trọng và xây dựng thêm một số tuyến đƣờng mới để luôn đảm bảo giao thông thông suốt..

Thực hiện chủ trƣơng chung trên, quân và dân Thanh Hóa đã bắt tay ngay vào công tác khôi phục và xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn Tỉnh. Năm 1969 với kinh phí của Trung ƣơng và một phần của địa phƣơng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo tiến hành trùng tu, cán đá rải nhựa, cán cấp phối đƣợc 50 km đƣờng, nâng cấp tuyến đƣờng 1A đoạn Thanh Hóa - Ninh Bình. Cũng trong năm này Tỉnh ủy còn chỉ đạo mở rộng và cải thiện đƣờng liên tỉnh Số 1 thành đƣờng cấp 5 từ Bái Thƣợng đi biên giới, khôi phục đƣợc nền của các tuyến đƣờng có chiều rộng từ 4,5m bảo đảm xe ô tô tải đi lại đƣợc. Tuyến 15A là con đƣờng huyết mạch của Tỉnh cũng đƣợc chỉ đạo tiến hành sửa chữa, chất lƣợng mặt đƣờng đƣợc cải thiện, hệ thống cầu cống đƣợc củng cố, các cơng trình trên đƣờng nhƣ bến phà, đập tràn, mƣơng thoát nƣớc đều đƣợc xây dựng lại đảm bảo đƣờng trên tiêu chuẩn cấp 5. Đƣờng 217A là tuyến vận tải hiểm trở với những chỗ cua gấp hay xẩy ra tai nạn nay cũng đƣợc chỉ đạo tiến hành sửa chữa, làm thêm đƣờng phụ để nắn bớt những đoạn cua gấp, hạ độ dốc những chỗ nguy hiểm để vấn đề lƣu thơng an tồn hơn. Đoạn Thọ Xuân - Giát và Nƣa - Cầu Quan đƣợc nâng lên đạt cấp 5 theo tiêu chẩn của Trung ƣơng.

Đối với các tuyến đƣờng khác nhỏ hơn, Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo cơng tác chủ yếu là củng cố mặt đƣờng, vá hố bom, những đoạn sụt lún, xây dựng

thêm cầu cống và hệ thống mƣơng rãnh thốt nƣớc để đảm bảo thơng suốt. Năm 1969 Thanh Hóa tiến hành khởi cơng 5 con đƣờng mới. Sau một quá trình nỗ lực cao độ, quân và dân Thanh Hóa đã hồn thành đƣợc 4 tuyến đƣờng là: Đơng Hoàng - Thiệu Lý dài 4,7 km, đƣờng Vạy - Văn Trinh dài 7,2 km, đƣờng Phƣợng Đình - Hoằng Hóa dài 8,7 km, đƣờng Chợ Đu - Quán Chua dài 4,7 km [126. Tr 175].

Trong q trình khơi phục và xây dựng hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ, việc sửa chữa và xây dựng cầu là một trong những cơng tác khó khăn nhất. Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Thanh Hóa đã huy động hàng vạn ngày công của nhân dân để tiến hành sửa chữa và xây dựng thêm cầu đƣờng bộ. Năm 1969 Thanh Hóa xây dựng thêm đƣợc 6 cầu bằng gỗ với tổng độ dài gần 90m, sửa chữa 31 cầu gỗ với tổng độ dài 406 m, sửa chữa tất cả các cầu phao, cầu cạn trên địa bàn Tỉnh. Những nơi địa hình q hiểm trở, khơng đủ khả năng xây cầu, Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo trang bị các loại phà lớn để đảm bảo thơng suốt trên tồn tuyến. Năm 1969 và 1970 tỉnh Thanh Hóa đã đóng mới đƣợc 6 phà loại 18 đến 25 tấn, đại tu 23 phà loại 12 đến 18 tấn; đại tu tồn bộ ca nơ thuyền máy của Tỉnh, mua mới 9 ca nô loại 90 đến 150 mã lực, 26 xe ô tô tải, 9 xe khách; cũng trong thời gian này Tỉnh chỉ đạo đóng mới đƣợc 35 cái thuyền ván tổng trọng tải khoảng 450 tấn, 566 thuyền tổng trọng tải khoảng 2790 tấn [126. Tr 175].

Về đƣờng sắt, ngay sau khi chiến tranh phá hoại chấm dứt, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhanh chóng chỉ đạo nhân dân bắt tay vào công tác sửa chữa đƣờng tàu, những đoạn đƣờng yếu Tỉnh đã chỉ đạo đắp thêm nền, thay thế tà vẹt đảm bảo để tàu vận tải nặng chạy qua an toàn. Cũng trong năm 1969 nhiều cầu đƣờng sắt đã đƣợc khảo sát và tiến hành gia cố cho chắc chắn hơn.

Năm 1970 trƣớc tình hình thiếu thốn trầm trọng cán bộ kỹ thuật tại Thanh Hóa, Bộ Giao thơng vận tải đã đồng ý giúp Thanh Hóa bằng cách cử cán bộ về đào tạo công nhân kỹ thuật cho Tỉnh và tiến hành giúp tỉnh xây dựng một số xƣởng đóng ca nơ, sà lan vỏ sắt, sữa chữa các phƣơng tiện đƣờng bộ nhƣ ô tô, tàu hỏa.

Về vấn đề quản lý, năm 1970 sau 1 năm kể từ ngày tiến hành khôi phục và xây dựng hệ thống giao thơng trong điều kiện hịa bình, Thanh Hóa đã phát hiện xử lý kịp thời một số sai sót trong khâu khảo sát thiết kế và thi công, nhiều cơng trình chậm tiến độ hoặc đúng tiến độ nhƣng chất lƣợng thấp đã

đƣợc thanh tra xử lý rõ ràng. Việc chấp hành các quy trình, quy tắc trong thiết kế và thi công đã trở thành nề nếp của cán bộ và nhân dân. Một số đội cơng trình đã bắt đầu thực hiện khốn lƣơng theo sản phẩm và tiến hành hạch toán kinh tế. Đây là một chủ trƣơng đúng đắn, góp phần giải phóng sức lao động cho công nhân nên chất lƣợng cơng trình có tiến bộ rõ rệt, năng suất lao động bình quân ngày càng tăng cao.

Năm 1971 phải trên cơ sở những thành tích đã đạt đƣợc, Đảng bộ Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch cụ thể đúng với nhiệm vụ sản xuất trong năm và cụ thể từng quý, từng tháng, với các nội dung cơ bản là: Tập trung khắc phục tình trạng sử dụng phân tán phƣơng tiện, lãng phí xăng dầu, sức ngƣời; tập trung và tăng cƣờng lực lƣợng vận tải vào ngành Giao thông vận tải cả cơ giới và thô sơ, đảm nhận việc đƣa vật tƣ hàng hóa đến tận xí nghiệp, đến tận cơng trƣờng. Các địa phƣơng phải ổn định nhanh bến bãi, nơi tập trung hàng hóa và phƣơng tiện giao thơng, trên cở sở đó bố trí các loại phƣơng tiện thích hợp để vận chuyển hàng hóa đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, kết hợp vận chuyển hai chiều. Đối với ngành vận tải Đảng bộ chỉ đạo: ngành vận tải phải cải tiến quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, năng suất hoạt động của các phƣơng tiện, thiết bị, phấn đấu hạ thấp chỉ tiêu hao phí nhiên liệu, đảm bảo an tồn phƣơng tiện, hạ giá thành và nhất thiết phải có tích lũy.

Nhờ có sự chỉ đạo sát sao trên, năm 1971 là năm ngành giao thông vận tải Thanh Hóa có nhiều thành tích. Tồn tỉnh rải nhựa đƣợc 36 km đạt 109,9 % kế hoạch, láng nhựa lớp 3 đƣợc 27 km đạt 128 % kế hoạch. Việc bảo dƣỡng đƣờng bộ đạt 122 % kế hoạch, bảo dƣỡng đƣờng thủy chủ yếu là nạo vét đạt 106,6 % kế hoạch. Trong công tác giao thông nông thôn, phần nhân dân tự làm đạt 76 % và bằng 101 % so với năm 1970 [126, tr.186], chủ yếu là làm đƣờng trục xã và đƣờng sân kho ra đồng ruộng, Nhà nƣớc trợ cấp kinh phí làm một số đƣờng trục của huyện. Tỉnh đã đã chỉ đạo hồn thành xong quy hoạch cho huyện Đơng Sơn và triển khai cho các huyện vùng kinh tế mới (Thạch Thành). Đối với đƣờng miền núi, năm 1971 huyện Quan Hóa đã mở cơng trƣờng làm đoạn đƣờng Hồi Xn - Thiên Phủ bằng vốn trợ cấp vốn nông thôn. Đoạn đƣờng này nối liền 6 xã vùng rẻo cao huyện Quan Hóa là đầu mối của bốn cửa ngõ sang Lào (Hiền Kiệt, Trung Lý, Pù Nhi, Quang Chiểu ) trên đoạn biên giới dài 70 km; giúp Thanh Hóa đảm bảo vận chuyển lƣơng thực và hàng hóa lên 6 xã vùng cao, đƣa nơng, lâm sản miền núi xuống vùng xuôi và

lƣu thông hàng hóa từ miền xi lên vùng cao phục vụ đời sống cho đồng bào các dân tộc, đồng thời bảo đảm phục vụ chiến đấu và bảo vệ an ninh vùng biên giới.

Cùng với Thanh Hóa, Nghệ An cũng chủ động, tích cực ra qn khơi phục và xây dựng hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Năm 1969, tuy chiến tranh phá hoại đã cơ bản kết thúc nhƣng Đảng bộ Nghệ An vẫn xác định: giao thông vận tải vẫn là cơng tác trung tâm đột xuất và có nhiệm vụ “đi trƣớc một bƣớc”; đảm bảo giao thông vận tải thơng suốt đƣợc xác định là nhiệm vụ chính trị cao nhất, khơi phục, sản xuất và sửa chữa phƣơng tiện đƣợc coi là công tác hàng đầu, cải tiến tổ chức và tăng cƣờng quản lý là khâu trọng tâm và bao trùm trên các mặt hoạt động là lấy đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật làm then chốt. Đảng bộ chỉ rõ: trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tồn qn và dân phải nhanh chóng khơi phục các tuyến đƣờng giao thông thủy bộ, đảm bảo thông suốt, đảm bảo thông hàng cao nhất, kịp thời phục vụ kế hoạch, đồng thời chuyển biến tốt hơn nữa vận tải nội tỉnh, góp phần tích cực xây dựng và phát triển địa phƣơng, nâng cao đời sống nhân dân.

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, nhân dân Nghệ An tập trung sức ngƣời, sức của sửa chữa cầu đƣờng, phƣơng tiện, phát triển hệ thống giao thơng, đẩy mạnh vận tải chi viện trong hồn cảnh kinh tế, xã hội của Tỉnh cịn có nhiều khó khăn lớn. Năm 1969, sau khi nghiên cứu kỹ thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn, Tỉnh ủy Nghệ An đã chủ trƣơng tập trung san lấp, sửa chữa những con đƣờng lớn của tỉnh nhƣ Quốc lộ 1A, Đƣờng 7, Đƣờng 49…

Về xây dựng cơ bản, Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo tiến hành cán đá láng nhựa một số đoạn đƣờng 7, đƣờng 49, đƣờng 1A đƣợc cán đá láng nhựa một số đoạn, khôi phục đƣợc 28 cầu lớn nhỏ, tiếp tục làm đƣờng Trại Lạt - Cây Chanh, sửa chữa đƣờng Vinh - Cửa Hội. Đƣờng sắt Thanh Hóa - Vinh đã thơng đến Cầu Giát sau 5 ngày sửa chữa và 10 ngày sau thông suốt đến Vinh.

Tháng 4 năm 1969, Tỉnh ủy Nghệ An quyết định chuyển lực lƣợng dân công xe thồ thuộc các trạm vận tải chi viện trƣớc đây về các huyện quản lý và sử dụng; hƣớng dẫn các huyện thành lập các hợp tác xã xe thồ chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp để vận chuyển hàng trong huyện, nhờ vậy giao thơng nơng thơn có những bƣớc phát triển mới.

Cùng với việc sửa chữa các tuyến đƣờng cũ là việc xây dựng thêm các tuyến đƣờng mới để phục vụ đời sống dân sinh và công tác chi viện miền Nam.

Năm 1969, dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, nhân dân Nghệ An đã làm thêm đƣợc 614.6km đƣờng đƣờng liên huyện, liên xã, phát huy thắng lợi đó năm 1970 hơn 440 km đƣờng nữa cũng đƣợc hoàn thành. Khối lƣợng đất đào đắp trong 2 năm làm giao thông và thủy lợi ƣớc khoảng trên 4.400 triệu m3. Cũng trong năm 1969 Nghệ An đƣợc tự làm thêm đƣợc 745 xe cải tiến để phục vụ công tác xây dựng hệ thống giao thông, năm 1970 đƣợc Trung ƣơng hỗ trợ nên Nghệ An làm thêm đƣợc 12.037 chiếc nữa để vừa phục vụ xây dựng cơ bản vừa phục vụ sản xuất [124, tr.116].

Cuối năm 1969 đầu năm 1970 Nghành giao thông vận tải Nghệ An phát động phong trào “lao động đền ơn Bác Hồ”. Nhân dân, cán bộ tỉnh Nghệ An hƣởng ứng phong trào này bằng cách nêu cao tinh thần xung phong, cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ để đạt ngày công lao động nhiều, năng suất lao động cao. Cơng nhân Đồn 15 đƣa năng suất làm đƣờng từ 79,4% lên 102%, Đoàn 1-5 với khẩu hiệu “một ngày nắng bằng một tháng mƣa” đã tăng năng suất từ 92,7% lên 131%, đội TNXP 65 rải nhựa xong đoạn đƣờng Vinh - Kim Liên trƣớc thời hạn. Số xe ô tô hoạt động từ 52,1% tăng lên 69,1% [124, tr.119]. Xí nghiệp B230 (là đơn vị đã từng đƣợc đƣợc Bác Hồ gửi tặng lẵng hoa), đã hƣởng ứng phong trào bằng việc huy động công nhân tiến hành 1.000 ngày đêm mở núi, xuyên rừng xây dựng xƣởng sửa chữa xe ô tô phục vụ công tác chi viện. Xí nghiệp Ơtơ Nghệ An phát động phong trào “Năng suất cao, chất lƣợng tốt, tiết kiệm nhiều” đã đặt ở 3 trục đƣờng chính trong tỉnh 3 quán cơm nội bộ phục vụ bữa ăn và cấp thuốc chữa bệnh cho lái xe chi viện tiền tuyến. Xí nghiệp Xí nghiệp Ơtơ Nghệ An cịn có phong trào kéo thêm rơ moóc, tăng năng suất vận chuyển lên 2 lần. Chi đồn thanh niên của Xí nghiệp tiến hành gắn huy hiệu Đồn vào những xe đạt thành tích cao.

Sang năm 1971, để phục vụ chiến dịch quy mô lớn đƣờng 9 - Nam Lào, tất cả các tuyến đƣờng ở Nghệ An đã thông cầu, thông phà và đã đƣa hàng vạn quân cùng 15.000 xe cơ giới hành quân từ phía tây tỉnh Nghệ An vào tiền tuyến.

Công tác chỉ đạo khơi phục hệ thống giao thơng đƣờng thủy, duy trì chi viện cũng đƣợc tiến hành mạnh mẽ. Nhân dân Nghệ An dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy đã tiến hành nạo vét kênh nhà Lê, sửa chữa lại những thuyền hƣ hỏng và tiến hành đóng mới một số thuyền gỗ có trọng tải nhỏ. Đầu năm 1969 Nghệ An có 662 chiếc thuyền sơng trọng tải 4527 tấn, thuyền biển 235 chiếc trọng tải

2345 tấn, ca nô 16 chiếc, sà lan 31 chiếc tƣơng đƣơng 310 tấn tải trọng. Năm 1970 trung ƣơng đã cấp thêm cho Tỉnh một số tàu thuyền đi biển, từ đó trở đi hàng hóa của trung ƣơng chuyển vào không chỉ bằng đƣờng bộ mà bằng cả đƣờng biển

Nói tóm lại, trong những năm 1969 - 1971 với tinh thần tất cả vì miền Nam ruột thịt, Đảng bộ Nghệ An đã chỉ đạo nhân dân tiến hành khôi phục hệ thống giao thơng vận tải một cách tồn diện; nhanh chóng hàn gắn những hậu quả, thiệt hại trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của địch, sẵn sang cho công tác chi viện trong giai đoạn mới.

Hà Tĩnh là địa phƣơng có hệ thống giao thông vận tải rất phức tạp và bị không quân địch đánh phá thiệt hại nặng nề. Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất hệ thống đƣờng sá, cầu phà trên địa bàn tỉnh bị đánh phá gần nhƣ tê liệt, tốc độ vận chuyển hàng hóa chi viện từ hậu phƣơng vào tiền tuyến bằng xe cơ giới rất chậm, có những đoạn đƣờng cả ngày chỉ có khoảng vài chục xe qua đƣợc. Trƣớc thực trạng đó, Tỉnh ủy Hà Tĩnh chỉ đạo: chớp lấy thời cơ địch chấm dứt ném bom, tranh thủ thời gian, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ khẩn trƣơng cấp bách của Tỉnh, đó là ra sức làm tốt cơng tác đảm bảo giao thông vận tải, đảm bảo chi viện của hậu phƣơng cho tiền tuyến đồng thời làm tốt công tác giao thông vận tải địa phƣơng. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, dù trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn nhƣng với quyết tâm cao độ, nhân dân Hà Tĩnh đã tiến hành một chiến dịch khôi phục hệ thống giao thơng vận tải trên tồn tỉnh với quy mô lớn, huy động hàng vạn ngƣời tham gia.

Về đƣờng bộ, Đảng bộ Hà Tĩnh đã huy động hàng vạn nhân công tiến hành san lấp nền đƣờng, giải quyết các hố bom do không quân Mỹ đánh phá để đảm bảo xe cơ giới có thể lƣu thơng đƣợc khoảng 20Km/h. Nhiều địa phƣơng ở Hà Tĩnh cịn có sáng kiến nâng cao chất lƣợng mặt đƣờng bằng cách sau khi san

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)